【tỉ lệ 88】Bộ LĐTB&XH: Tăng lương cũng chỉ đáp ứng 90% nhu cầu tối thiểu
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp,ộLĐTBXHTănglươngcũngchỉđápứngnhucầutốithiểtỉ lệ 88 hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
Theo dự thảo vừa mới được Bộ này ban hành để lấy ý kiến các đơn vị liên quan, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/1/2016 gồm 4 mức: mức 3,5 triệu đồng áp dụng đối với vùng 1; mức 3,1 triệu đồng áp dụng đối với vùng 2; mức 2,7 triệu đồng áp dụng với vùng 3 và mức 2,4 triệu đồng áp dụng với vùng 4.
Mức lương tối thiểu trên tăng từ 250.000-400.000 đồng so với năm 2015, tương ứng từ 11,6-12,9% tùy theo từng vùng. Mức tăng này được tính toán dựa trên cơ sở: Bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2015 dự kiến khoảng 4%-5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 3%-3,5% và điều chỉnh tăng thêm ở mức vừa phải (khoảng 4-5%) để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, dù lương có tăng 12,4% vào năm 2016 thì lương tối thiểu cũng mới đáp ứng 90% nhu cầu sống tối thiểu của người dân. (Ảnh minh họa)
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nếu thực hiện theo phương án tại dự thảo thì lương tối thiểu đáp ứng được khoảng 87%-90% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tùy theo từng vùng. Mức lương tối thiểu vùng này trùng với khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất ngày 3/9.
Mặt khác, phương án trên được đánh giá cũng không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, do mức tiền lương thấp nhất các doanh nghiệp thực tế đang trả cho người lao động nhìn chung cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2015: vùng 1 là 3,5 triệu đồng, vùng 2 là 3,39 triệu đồng, vùng 3 là 3,14 triệu đồng và vùng 4 là 2,85 triệu đồng.
Doanh nghiệp chủ yếu sẽ phải tăng thêm phần đóng bảo hiểm xã hội. Dự báo chi phí sản xuất tính bình quân chung của các doanh nghiệp tăng khoảng 0,46%, trong đó ngành dệt may tăng khoảng 2,77% và ngành giày da tăng khoảng 2,71%. Mức lương tối thiểu vùng này trùng với khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất ngày 3/9.
Về địa bàn áp dụng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất cơ bản giữ nguyên 4 vùng và danh mục địa bàn ở 4 vùng theo quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời có điều chỉnh, phân vùng từ vùng 4 lên vùng 3 theo đề nghị của các địa phương: thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh, thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu, thị xã Cai Lậy và huyện Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang, thị xã Vĩnh Châu và thị xã Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng.
“Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đề nghị gộp địa bàn áp dụng tiền lương tối thiểu vùng theo 4 vùng như hiện hành thành 3 vùng và điều chỉnh tất cả các địa bàn trong tỉnh lên 1 vùng. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thấy rằng, trong điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dự kiến tiếp tục còn gặp khó khăn do tác động của quá trình hội nhập và những thay đổi về chính sách của Nhà nước, vì vậy để tránh tăng đột biến chi phí của doanh nghiệp đề nghị năm 2016 giữ nguyên địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng của tỉnh An Giang”, Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết.
Hiện dự thảo đang được lấy ý kiến các đơn vị liên quan đến hết ngày 4/11/2015 để trình Chính phủ ban hành và áp dụng từ 1/1/2016.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, theo số liệu điều tra năm 2015, mức tiền lương thấp nhất thực trả ở doanh nghiệp theo 4 vùng năm 2015: vùng 1 là 3,5 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 3,39 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,14 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 2,85 triệu đồng/tháng, cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định năm 2015. Mặt khác, qua tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nêu trên phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không gây tăng đột biến chi phí của doanh nghiệp và từng bước tiếp cận nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm đời sống của người lao động. Việc phân theo 4 vùng để áp dụng mức lương tối thiểu về cơ bản phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội, thị trường lao động của các địa phương. |
Theo Infonet
Thứ trưởng Phạm Minh Huân: 'Tăng lương khoảng hơn 10% là hợp lý'
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng đẹp ngày đầu năm mới, nền nhiệt tăng
- ·Ngã tư không có đèn giao thông, xe nào được đi trước?
- ·Được Xuyên Việt Oil tặng đồng hồ Patek Philippe, cựu Vụ phó bán lấy 520 triệu
- ·Chèn link quảng cáo thu tiền trái phép, một phó chánh văn phòng UBND tỉnh bị bắt
- ·Gần 700 người lao động phía Nam được 'bay' miễn phí ra Bắc đón Tết
- ·Đánh sập đường dây thuốc lá lậu lớn nhất từ trước đến nay ở Phú Yên
- ·Cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ mất 1,5 tỷ đồng
- ·Nổ mìn làm chết người ở hầm thủy điện: Bắt Trưởng phòng Sở Công Thương Lai Châu
- ·Ngoại trưởng Mỹ bị khiếu nại vì lười dọn tuyết trước nhà
- ·Khởi tố người đàn ông đập phá ô tô, ép tài xế quỳ xin lỗi ở Bình Dương
- ·Tin tức mới cập nhật 24h ngày13/7/2015:Nga tăng quân kỷ lục trên biên giới Ukraine
- ·Ngã tư không có đèn giao thông, xe nào được đi trước?
- ·Hoãn phiên toà xét xử phúc thẩm ông Trần Quí Thanh cùng con gái
- ·Đột kích phòng thu âm ở TP.HCM, Công an phát hiện 'ổ' ma tuý
- ·Tai nạn tàu hỏa: Bà chở cháu đi học chết thương tâm trên đường ray
- ·Nam thanh niên giấu 700 gam ma tuý đá trong thùng loa để đem bán
- ·Khởi tố tài xế ô tô con đánh võng trước xe đầu kéo ở Hải Phòng
- ·Xe đạp không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 1/6/2015: Chiều tối có mưa
- ·Được Xuyên Việt Oil tặng đồng hồ Patek Philippe, cựu Vụ phó bán lấy 520 triệu