【kết quả norwich city】Cần sự ủng hộ của người tiêu dùng
Giành lại thị trường trong nước
Khi thời điểm hội nhập vào các thị trường lớn như ASEAN,ầnsựủnghộcủangườitiêudùkết quả norwich city TPP đã đến gần, nhiều DN đang đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đều khẳng định, họ đã sẵn sàng tham gia vào các sân chơi lớn đó. Theo chia sẻ của các DN, lâu nay các DN đã bỏ quên thị trường trong nước mà chỉ mải mê chạy theo đáp ứng hàng loạt các yêu cầu khắt khe của nước ngoài để xuất khẩu. Ông Phan Minh Thông, Giám đốc Công ty Phúc Sinh chỉ ra một nghịch lý trong ngành nông nghiệp, đó là “cái gì ngon thì mang đi xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước có tiền cũng không thể mua được, lại đành tìm đến hàng nhập khẩu”. Theo ông Thông, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang nhảy vào thị trường tiêu dùng của Việt Nam. Với hơn 90 triệu dân, đây là mảnh đất rất màu mỡ, do đó DN cần nhanh chóng giành lại thị trường trong nước. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Hùng Vương phân tích, chi phí đầu vào của ngành nông nghiệp ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do hầu hết các mặt hàng thuốc thú y, giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi… đều bị nước ngoài chi phối và điều tiết, khiến giá cả tăng cao, từ đó làm tăng chi phí đầu vào của nông nghiệp. “Nếu các DN trong nước liên kết lại, cùng hỗ trợ nhau về công nghệ thì sẽ hạ được giá thành, giúp nông sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh với các nước khác” - ông Minh nhận định.
Riêng với mặt hàng sữa, ông Ngô Minh Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty TH tỏ ra khá tự tin khi cạnh tranh với các cường quốc về bò sữa, bởi ngay từ đầu, TH đã xây dựng thương hiệu sữa tươi TH True Milk đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, việc vận chuyển sữa tươi từ Úc, Mỹ, New Zealand về Việt Nam tiêu thụ là một bài toán vô cùng khó. Do đó, đây chính là cơ hội cho các DN ngành sữa đầu tư và chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Ông Võ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai cũng cho biết, công ty đang triển khai kế hoạch liên kết sản xuất với nông dân. Theo đó, công ty sẽ đầu tư bò giống cho hộ nông dân nuôi. Khi đạt khoảng 300kg sẽ mua lại để vỗ béo đến khi đạt 500 kg thì giết mổ và phân phối thịt ra thị trường. Ông Sơn cho biết đây là cách xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi giá trị bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh cho DN và nông dân khi gia nhập TPP. Theo ông Sơn, chi phí đưa một con bò sống từ Úc về Việt Nam tốn khoảng 350 USD. Do đó, nếu phát triển tốt ngành ngành chăn nuôi trong nước, thịt bò Úc nuôi trong nước và bò nội hoàn toàn cạnh tranh tốt với bò Úc, Mỹ.
Kiểm soát chặt chất lượng
Thị trường nội địa hấp dẫn là vậy, nhưng chinh phục được cũng không hề dễ dàng. Ông Ngô Minh Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty TH chia sẻ, nhiều sản phẩm của Việt Nam có chất lượng không hề thua kém nước ngoài, nhưng vẫn không được người tiêu dùng đón nhận. “Chúng tôi không nhận được sự bình đẳng vì số đông người tiêu dùng đều có tư tưởng sính ngoại”. Do đó, ông Hải kêu gọi người tiêu dùng hãy đứng về phía các DN nội để gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của nước nhà.
Thực tế thời gian qua, những thông tin về thực phẩm chứa chất cấm, nhiễm hóa chất… đã khiến đại bộ phận người tiêu dùng mất lòng tin đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, an toàn vệ sinh thực phẩm chính là thách thức lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam khi hội nhập. “Cho dù thuế về 0%, doanh nghiệp không đảm bảo được yếu tố này thì các nước cũng không đồng ý tiếp nhận nông sản Việt” - ông Tuyển phát biểu. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cũng thừa nhận, vừa qua có nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về do có dư lượng kháng sinh hoặc chứa chất cấm. “Nhưng điều đó không có nghĩa là sản phẩm nông nghiệp của ta không an toàn, không sạch. Bằng chứng là hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chất lượng rất tốt, đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính trên thế giới” - ông Tám phát biểu. Tuy nhiên, hàng tiêu thụ trong nước hiện chưa được kiểm soát tốt. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang sửa đổi quy định về tổ chức chuỗi liên kết, đồng thời phát động đợt cao điểm về an toàn thực phẩm từ giữa tháng 10-2015 đến tết Nguyên đán nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm trong nước.
Bên cạnh đó, các DN tham dự diễn đàn cũng cho rằng, cần thiết phải xây dựng một thương hiệu mạnh, dựa trên chính niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm. Để làm được điều này, Nhà nước cần xây dựng các quy chuẩn chất lượng rõ ràng, cụ thể và minh bạch thị trường để DN có định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm.
(责任编辑:World Cup)
- ·Mời chia sẻ câu chuyện về “Tình yêu không tuổi”
- ·Được cứu trợ nhân đạo nhưng Afghanistan vẫn gặp khó
- ·Để thu hút nhà đầu tư cần có các cam kết, chính sách rõ ràng
- ·Ninh Bình đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế cả nước
- ·Đi trực đêm, chồng cũng đến trực cùng
- ·Chạy đua nghiên cứu vắc
- ·Thế giới oằn mình chống dịch Covid
- ·Chùm ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón Thủ tướng Vương quốc Campuchia
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Quý Mão 2023
- ·Bộ GD&ĐT báo cáo về việc cắt giảm và đơn giản thủ tục hành chính
- ·Về thăm Quảng Trị
- ·Việt Nam luôn ủng hộ nỗ lực xây dựng, vun đắp hòa bình của Myanmar
- ·Tăng trưởng GDP dự báo đạt 5,6% trong quý II
- ·Thủ tướng tiếp Công tước xứ York
- ·Phát động chương trình tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn
- ·Cần giải pháp đồng bộ dập dịch Covid
- ·Nhiều rủi ro nhưng người tị nạn vẫn ly hương
- ·Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Romania
- ·Mất cảm giác với chồng tôi thử cùng đồng nghiệp
- ·Chủ động và giao sự chủ động