【kết quả cremonese】Tiếp tục rà soát chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng
Theếptụcràsoátchínhsáchtàikhóahỗtrợtăngtrưởkết quả cremoneseo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, đối phó với làn sóng thứ hai của đại dịch, thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát các chính sách tài khóa để đảm bảo tốt hơn cho sự phục hồi của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Bối cảnh đặc biệt, cách làm đặc biệt
Với phương châm xuyên suốt là phải “đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ cho phát triển bền vững”, thời gian qua, các chính sách tài khóa đã được ban hành để đảm bảo mục tiêu này. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong bối cảnh đặc biệt này cũng cần có cách làm đặc biệt. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã triển khai trong một thời gian rất ngắn, với số lượng các văn bản quy phạm pháp luật có thể nói là khổng lồ, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Hàng loạt các giải pháp được ban hành với tinh thần “các vấn đề được xử lý ở mức nhanh nhất có thể”, trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”. Bộ đã sớm xây dựng kế hoạch hành động, phân công cụ thể nhiệm vụ, thời gian cho từng bộ phận, đơn vị thực hiện và chỉ đạo quyết liệt trong triển khai. Nhờ đó, Bộ Tài chính đã hoàn thành các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
|
Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua: 3 nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 5 nghị quyết, trong đó 2 nghị quyết đã được thông qua; trình Chính phủ ban hành 12 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định; đồng thời, ban hành theo thẩm quyền 63 thông tư. Trong số này có rất nhiều các quy định liên quan đến nhóm giải pháp về tài khóa tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trong số đó, phải nhắc đến Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tính đến ngày 30/7, cơ quan thuế đã tiếp nhận hơn 179 nghìn giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, với số tiền gia hạn là 54,6 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm một số loại thuế, phí và lệ phí, với giá trị dự kiến khoảng 20 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, một loạt các loại phí, lệ phí đã được Bộ Tài chính cắt giảm sâu, tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng; giảm 50% mức thu 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán...
Tìm hướng tiếp tục giảm nghĩa vụ đóng góp cho doanh nghiệp
Trên thực tế, có nhiều khoản thuế, phí, lệ phí được Bộ Tài chính rà soát, đề xuất miễn, giảm từ thời điểm trước đó, chứ không chờ đến khi dịch Covid-19: như đề xuất miễn giảm thuế 24 nhóm mặt hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô. Nhiều khoản phí, lệ phí liên tục được đề xuất miễn, giảm trong vòng 3 năm trở lại đây.
Bởi đó cũng là chủ trương nhất quán trong điều hành của Bộ Tài chính những năm qua. Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nhiều lần khẳng định rằng, các chính sách tài chính luôn đặt trọng tâm là đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Cùng với cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quản lý thu, đảm bảo chặt chẽ, tránh việc trục lợi chính sách để gian lận, trốn thuế... là các giải pháp căn cơ nhất được Bộ Tài chính thực hiện cả trong ngắn hạn và dài hạn để góp phần phục hồi nền kinh tế.
Ngành Tài chính tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và thủ tục hành chính để chuẩn bị đón dòng đầu tư mới. “Chúng ta phải chuẩn bị đón dòng đầu tư có chọn lọc, nên việc cải thiện môi trường đầu tư là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, ngành Tài chính tiếp tục đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã phát biểu như vậy trong một phiên họp tại tổ kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
Tuy nhiên, trước làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát các chính sách tài khóa để đảm bảo phục vụ tốt hơn cho sự phục hồi của nền kinh tế; cho sự khởi động lại của các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đặc thù ở Việt Nam có hơn 93% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
“Các doanh nghiệp này bị tác động rất lớn, nên chúng tôi rà soát lại để đảm bảo giảm nghĩa vụ cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay.
Minh Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tháng 1/2019, tình hình kinh tế
- ·Chuyên gia nói gì về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam?
- ·Cổ phiếu ngân hàng giao dịch nhộn nhịp trên sàn HoSE
- ·Ngày 21/9: Giá sắt thép trong nước giữ nguyên, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ cấm, hạn chế đi lại hơn 20 tuyến đường
- ·Ngày 21/9: Giá heo hơi tiếp tục điều chỉnh tăng tại một số tỉnh, thịt heo ổn định
- ·Ngày 19/9: Giá heo hơi tiếp tục đi lên trên cả 3 miền, thịt heo kéo dài xu hướng đi ngang
- ·Kỳ 2: Hot trend trên tiktok “xâm lấn” giới trẻ
- ·Đám cưới cổ tích của Hoàng tử Anh Harry: Người dân dựng lều, giữ chỗ chờ xem
- ·Ngày 28/8: Giá heo hơi duy trì ổn định, giá thịt heo đi ngang
- ·Quỹ Nafosted áp chuẩn bắt buộc, công bố quốc tế Việt Nam tăng mạnh
- ·Ngày 24/9: Giá gạo tăng nhẹ, giá lúa neo ở mức cao
- ·Quản lý thuế thương mại điện tử: Các cơ quan quản lý sẽ phải cung cấp đầy đủ thông tin
- ·Á hậu Hương Ly được cầu hôn trên sàn diễn
- ·Tin bão mới nhất về cơn bão số 2 đang hoành hành phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa
- ·Đề nghị Đức ủng hộ việc EC sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” (IUU) đối với thủy sản Việt Nam
- ·Tăng cường hợp tác công nghệ thông tin với Ấn Độ
- ·Ngày 31/8: Giá cà phê tăng mạnh, tiêu ổn định, cao su biến động trái chiều
- ·Hội nghị lần thứ 50 của Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN
- ·Để gói hỗ trợ an sinh xã hội lần 2 phát huy hiệu quả