【kq leipzig】Nhiều khả năng Triều Tiên sẽ thử tên lửa đạn đạo
Sau thời gian lắng dịu,ềukhảnăngTriềuTinsẽthửtnlửađạnđạkq leipzig mới đây Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc lại thông tin Triều Tiên có nhiều khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Điều này làm cho nhiều quốc gia liên quan lo ngại và lên án.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên trước khi được phóng tại một địa điểm bí mật ngày 4-7.
Theo Kyodo và Yonhap, Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đang ở trong tình trạng báo động sau khi thu được các tín hiệu radio cho thấy Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa đạn đạo trong vài ngày tới. Tuy nhiên, vì hình ảnh vệ tinh không cho thấy một tên lửa hoặc một bệ phóng tên lửa di động, các tín hiệu có thể chỉ liên quan đến hoạt động huấn luyện mùa Đông của quân đội Triều Tiên. Trong khi đó, Người phát ngôn của Lầu Năm Góc, đại tá Robert Manning cho hay cơ quan này tiếp tục giám sát “rất chặt chẽ” các hoạt động tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên.
Theo ông Mike Mullen, cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nhận định rằng khả năng Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân trong thời gian tới sẽ cao hơn so với trước đây do cách lãnh đạo khó đoán của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ngoài ra, ông Mullen cũng phê phán việc ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ chống lại nhau, đồng thời nói rằng việc này đã làm cho tình hình càng trở nên căng thẳng.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết tình hình Triều Tiên thời gian gần đây tương đối ổn định, không xảy ra tình huống bất ngờ, nghiêm trọng, đây là điều rất đáng mừng. Theo ông, trong thời gian tới, tình hình Triều Tiên có thể diễn biến theo 3 kịch bản. Một là trong bối cảnh duy trì cục diện ổn định, các bên tiếp tục tiến thêm một bước, tiến hành kết nối, đối thoại, nhằm sớm khôi phục đàm phán. Hai là các bên tiếp tục kiềm chế, dần dần hóa giải sự hiểu lầm và tăng cường tin tưởng lẫn nhau. Khả năng cuối cùng là các bên liên quan trực tiếp không chịu nhân nhượng, trả đũa lẫn nhau, khiến tình hình tại bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang.
Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng Triều Tiên chỉ có thể trở lại bàn đàm phán khi các biện pháp trừng phạt đang ngày càng cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Ông cũng lưu ý rằng không có bất cứ giải pháp quân sự nào có thể giải quyết được vấn đề này, đồng thời tuyên bố Paris hoàn toàn phản đối bất cứ lựa chọn quân sự nào.
Còn Quốc vụ khanh phụ trách châu Á và Thái Bình Dương của Anh Mark Field thông báo nước này đã quyết định ngừng viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên do những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng. Thực tế, Anh có một lượng viện trợ phát triển chính thức (ODA) rất nhỏ thông qua các chương trình phát triển quốc tế liên quan đến viện trợ nhân đạo.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đã đề xuất kế hoạch nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên theo 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giảm căng thẳng quân sự, trong đó Triều Tiên từ bỏ thử chương trình hạt nhân và tên lửa, đồng thời Mỹ và Hàn Quốc giảm quy mô và cường độ các cuộc tập trận. Giai đoạn 2 sẽ là đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên về các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tiếp đó là nối lại đối thoại liên Triều. Giai đoạn 3 sẽ là đàm phán giữa tất cả các bên liên quan về các vấn đề an ninh tập thể tại châu Á, trong đó có phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, đề xuất của Nga đã bị cả Mỹ và Triều Tiên phớt lờ nên căng thẳng càng gia tăng. Mới đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa Bình Nhưỡng vào danh sách các nhà nước tài trợ cho khủng bố, một động thái nhằm siết chặt trừng phạt đối với Triều Tiên. Nhằm đáp trả lệnh trừng phạt trên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khẳng định các lệnh trừng phạt của quốc tế không thể khuất phục người dân nước này, mà trái lại, càng thôi thúc họ theo đuổi chương trình hạt nhân nhằm để bảo vệ đất nước và nhắm vào Mỹ. Thực tế là Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6 và cũng là vụ thử lớn nhất hồi tháng 9, đồng thời tiến hành hàng chục vụ thử tên lửa đạn đạo, trong đó có 2 tên lửa tầm xa. Những vụ thử tên lửa này sẽ tiếp tục xảy ra nếu căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn chưa hạ nhiệt.
Từ những diễn biến trên cho thấy tìm một giải pháp hòa bình nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là một thách thức lớn vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
Mới đây, các chuyên gia National Interest của Viện công nghệ Stevens đã đưa dự án giả định Triều Tiên tấn công hạt nhân nhằm vào Los Angeles, Mỹ để phân tích tác hại. Theo các chuyên gia này nếu Triều Tiên chỉ chọn sử dụng loại bom có sức công phá 250 kiloton thì hơn một triệu dân sẽ bị ảnh hưởng, trong đó 378.000 người sẽ thiệt mạng, 860.000 người khác bị thương. Cần lưu ý rằng trong bán kính 5km từ tâm chấn, hầu hết các tòa nhà sẽ bị phá hủy, và cơ hội sống sót cho những người có mặt ở đó là bằng 0. Như vậy con số thương vong này tương đương với thương vong của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng hy vọng tính toán của họ sẽ chỉ là viễn tưởng. |
HN tổng hợp
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị
- ·Máy bay phản lực MiG đã làm NATO ‘kinh hãi’ thế nào?
- ·Israel oanh tạc 120 mục tiêu Hezbollah trong một giờ
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Lãnh đạo Hamas tái xuất sau tin đồn đã chết
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Quốc vương Campuchia
- ·Tình báo Mỹ: Iran chưa quyết định chế tạo vũ khí hạt nhân
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Triều Tiên tuyên bố cắt đứt hoàn toàn tuyến đường bộ và đường sắt tới Hàn Quốc
- ·Hòn đảo ở Mỹ biến thành 'thành phố ma' trước khi siêu bão Milton đổ bộ
- ·Mỹ: Siêu bão tiếp tục tấn công bang Florida, đường cao tốc chật kín người di tản
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp các Thủ tướng Canada và Bỉ
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
- ·Khoảnh khắc vụ nổ làm rung chuyển trạm xăng ở Chechnya, Nga
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ với Lào