会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so barcelona】Nguy cơ mất thị trường thời trang!

【ti so barcelona】Nguy cơ mất thị trường thời trang

时间:2025-01-26 02:37:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:282次

Khó cạnh tranh với hàng hiệu giá rẻ

Ở các chợ như An Đông,ơmấtthịtrườngthờti so barcelona Tân Bình (TP.HCM), hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan… chiếm đa số. Từ đây, nguồn hàng tỏa ra các tỉnh thành. Nếu như sản phẩm may mặc từ các nước láng giềng cạnh tranh ở phân khúc giá trung bình thấp thì sự hiện diện của các thương hiệu ngoại như GAP, Gucci, Levi’s, Mango, Bosini,… lại chiếm dần phân khúc trung và cao cấp.

Theo Hiệp hội Dệt may VN, thị trường tiêu thụ nội địa có rất nhiều tiềm năng với hơn 90 triệu dân và tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15 - 20%/năm, nhưng phần lớn doanh nghiệp (DN) trong nước chỉ chú trọng xuất khẩu. Một số DN được xem có chỗ đứng trên thị trường nội địa như Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10… cũng chỉ tập trung ở phân khúc sản phẩm công sở trung bình dành cho nam giới.

Quan ao thoi trang

Thị trường quần áo thời trang trong nước thất thế. Ảnh minh họa

Thương hiệu trung bình dành cho cả nam và nữ giới có thể kể đến như Thời trang Việt, Foci, Việt Thy, Blue Exchange,… cũng có thị phần khá khiêm tốn. Chưa có một thương hiệu thời trang VN nào đủ mạnh và đáp ứng được nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng như những thương hiệu lớn của nước ngoài: Zara, GAP, Mango, Uniqlo…

Với "cục diện" trên, khi mức thuế nhập khẩu dành cho sản phẩm may mặc từ 20% hiện nay giảm xuống còn 0% khi VN tham gia TPP, nhiều chuyên gia lo ngại rất nhiều khả năng chúng ta mất nốt thị phần khiêm tốn ở phân khúc trung bình hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Phụng, Tổng giám đốc Công ty Thời trang Việt, dự báo không xa nữa các hãng thời trang nước ngoài với phân khúc phổ thông như Zara, Uniqlo, H&M chính thức vào VN sẽ là một thách thức lớn cho các DN thời trang trong nước, do các thương hiệu này đã quá nổi tiếng, có hệ thống phân phối trải dài ở nhiều nước nên giá cả khá cạnh tranh. Đặc biệt, đội ngũ thiết kế của họ luôn “trên cơ” các DN VN. “Vấn đề này cũng đã xảy ra với thị trường Thái Lan cách đây hơn 10 năm.

Khi đó, sự tham gia ồ ạt của các thương hiệu nước ngoài đã khiến các thương hiệu thời trang trong nước lụi tàn dần. Tôi nghĩ thị trường vẫn có những ngách riêng cho các DN VN khai thác và sống được, nhưng nếu muốn xây dựng được thương hiệu lớn thì không dễ”, ông Nguyễn Hữu Phụng nói.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Điền, Tổng giám đốc Công ty may An Phước, nhìn nhận với Hiệp định TPP, những đơn vị đang sản xuất thời trang ở cả phân khúc hàng trung bình khá và cao cấp đều phải đối đầu với hàng nhập khẩu. Đặc biệt hàng hiệu của các nước Mỹ, Nhật nhưng đang sản xuất tại nước thành viên TPP như Malaysia, Peru, Mexico, Chile… sẽ nhập khẩu mạnh vào VN với giá hoàn toàn rẻ hơn hiện nay.

Lực bất tòng tâm

Bà Nguyễn Thị Điền cho rằng cạnh tranh về giá không còn là yếu tố quan trọng nhất mà phải làm thế nào nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị thêm cho khách hàng như cung cách phục vụ của nhân viên, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối do chính mình thiết lập và kiểm soát.

Nguoi tieu dung thich quan ao ngoai nhap

Quần áo ngoại nhập chiếm ưu thế trên thị trường. Ảnh minh họa

Theo xu hướng này, Tập đoàn dệt may VN (Vinatex) đã thực hiện mở rộng hệ thống siêu thị Vinatexmart để đẩy mạnh hàng VN đến tay người tiêu dùng ở các tỉnh, thành trên cả nước. Tuy nhiên, những đầu tư đó vẫn chưa tương xứng để có thể khai thác được tiềm năng của thị trường. Công ty Thời trang Việt cũng bắt đầu thực hiện mô hình xây dựng các cửa hàng có quy mô lớn, trưng bày nhiều loại sản phẩm cho đủ phân khúc từ nam đến nữ, từ người lớn đến trẻ em… như xu hướng của các tập đoàn dệt may trên thế giới.

Nhưng theo ông Nguyễn Hữu Phụng, các cửa hàng của công ty này cũng chỉ mới ở quy mô vừa phải, từ 800 - 1.000 m2 so với chuẩn của các nước là 2.000 - 3.000 m2; hàng hóa vẫn chưa đủ ở các phân khúc khác nhau. Lý do, chi phí đầu tư ban đầu cho một cửa hàng như vậy tối thiểu 6 - 8 tỉ đồng. Đây là số tiền quá lớn với khả năng tài chính nên hầu hết DN vừa và nhỏ đều rơi vào cảnh "lực bất tòng tâm" dù thấy trước nguy cơ mất thị phần.

Bà Đặng Quỳnh Đoan, Giám đốc Công ty thời trang Việt Thy, cho rằng với tâm lý chuộng hàng ngoại vẫn còn tồn tại trong khá nhiều người Việt, khi TPP có hiệu lực, những thương hiệu trung bình từ Mỹ, Nhật sẽ là đối thủ đáng gờm cho các thương hiệu VN hiện nay.

Chẳng hạn Malaysia cũng là một thành viên của TPP sẽ trở thành đối thủ khá nặng ký khi nhiều thương hiệu thời trang lớn đang sản xuất tại đây sẽ được nhập khẩu chính thức vào VN với thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước này cũng sẽ có giá thấp do được giảm thuế.

Vì vậy, bản thân các DN sản xuất trong nước cần phải nhanh chóng xây dựng được đội ngũ thiết kế với khả năng nắm bắt nhanh xu hướng thời trang thế giới để thay đổi mẫu mã phù hợp; đồng thời phải cải tiến quy trình sản xuất và hoạt động của mình để có thể cạnh tranh được ngay sân nhà.

TheoThanhnien

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
  • OREO hợp tác với Pokémon ra mắt bộ sưu tập bánh phiên bản đặc biệt
  • Thương Tín sẽ đóng phim cùng Ninh Dương Lan Ngọc?
  • Lý Nhã Kỳ: Đàn ông không dám yêu tôi vì tự ti về kinh tế
  • Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
  • Thương ngày nắng về tập 27: Duy sốc nặng khi Trang nghĩ mình là trai bao
  • Juky San khoe dáng gợi cảm trong MV mừng sinh nhật
  • Táo Quân 2022 hé lộ bảng giá quảng cáo cao ngất ngưởng
推荐内容
  • Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
  • Thời tiết ngày 2/10: Bắc Bộ, Hòa Bình và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to
  • Megan Fox diện đồ xuyên thấu, thủng lỗ chỗ đi xem tình trẻ diễn thời trang
  • Thums Up Charged® chính thức ra mắt trên toàn quốc sau 10 tháng gia nhập thị trường Việt Nam
  • Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
  • Sử dụng kháng sinh không hợp lý làm tăng tình trạng kháng thuốc