【thứ hạng của gillingham】Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có gì mới?
Quảng Ngãi: Sẽ xử lý kỷ luật người đứng đầu để chậm trễ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công Sau vụ 'tiệc chia tay',ờihiệuxửlýkỷluậtđốivớicánbộcôngchứcviênchứccógìmớthứ hạng của gillingham Nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh bị xem xét xử lý kỷ luật Nhiều lãnh đạo tại Hà Tĩnh bị xử lý kỷ luật |
Sáng 21/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV |
Bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết, để thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật hành chính của Nhà nước với kỷ luật của Đảng, Chính phủ kính trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khẳng định mục tiêu: “Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước”; “Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đồng thời, ngày 6/7/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm thay thế Quy định số 102-QĐ/TW và Quy định số 07-QĐi/TW.
“Để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, bảo đảm đồng bộ giữa quy định của Đảng và pháp luật về xử lý kỷ luật thì việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu kỷ luật hành chính là cần thiết” - bà Phạm Thị Thanh Trà cho hay.
Bộ trưởng Nội vụ cũng cho rằng, hiện nay, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng và thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức còn có sự khác nhau. Cụ thể, đối với hành vi vi phạm phải kỷ luật bằng hình thức Khiển trách: thời hiệu kỷ luật đảng là 5 năm; thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính là 2 năm. Đối với hành vi vi phạm phải kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo: thời hiệu kỷ luật đảng là 10 năm; thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính là 5 năm.
Do có sự khác nhau nên thực tế phát sinh một số trường hợp đã bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét xử lý kỷ luật hành chính thì các cơ quan kiến nghị không xử lý kỷ luật do đã hết thời hiệu theo quy định của Luật.
Điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiêm quy định “kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể” và chủ trương xử lý kỷ luật nghiêm, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” của Đảng trong thời gian qua.
Để khắc phục vướng mắc này, cần sửa đổi các quy định có liên quan của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Tuy nhiên, quy trình sửa đổi luật cần có thời gian vì phải thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức |
Do đó, sau khi xin ý kiến và được sự thống nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV để quyết nghị việc áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luận hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng trong thời gian nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi các luật có liên quan.
Trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là một nội dung trong Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Về nội dung Nghị quyết, bà Phạm Thị Thanh Trà nêu, áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật 5 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Bên cạnh đó, giao Chính phủ hướng dẫn quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị; khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng.
Thẩm tra nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, vấn đề tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm minh vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ là chủ trương được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Ông Tùng cũng nhắc đến, qua rà soát pháp luật hiện hành, Ủy ban Pháp luật thấy rằng, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Luật Cán bộ, công chức (Điều 80) và Luật Viên chức (Điều 53) chưa bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với quy định mới về kỷ luật của Đảng, dẫn tới một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét xử lý kỷ luật hành chính thì hết thời hiệu theo quy định của luật.
Do đó làm giảm tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm theo pháp luật của Nhà nước. Để kịp thời thể chế hóa chủ trương, quan điểm, yêu cầu trong các văn kiện của Đảng, Ủy ban Pháp luật tán thành với Tờ trình của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 4 theo trình tự, thủ tục rút gọn việc áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng, qua đó, giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ để thực hiện thống nhất các quy định về nội dung này.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nghẹn đắng cảnh 2 thiếu nữ bị nhốt 20 năm trong chuồng
- ·Hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc Tết nhân dân, cán bộ, chiến sỹ tại Đồng Tháp
- ·Cuộc hội đàm đặc biệt, rất thành công giữa hai Thủ tướng Việt Nam
- ·Cám cảnh gia đình toàn người điên dại
- ·Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu dịp Tết Nguyên đán 2024
- ·Nhiều quốc gia có nền kinh tế tương đồng với Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
- ·Hoàn thiện các quy định về hộ tịch
- ·Ly hôn rồi nhưng lại 'dính bầu' và đẻ con với chồng cũ
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc Tết Công an tỉnh Nghệ An
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 12/2017
- ·Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045
- ·Bí thư TP.HCM: Phải hỗ trợ người dân Thủ Thiêm sớm ổn định cuộc sống
- ·Khí phách Việt Nam, ước vọng Việt Nam
- ·“Sống không thật lòng” không phải nguyên nhân chấm dứt HĐ lao động
- ·Gỡ khó công tác giám định tư pháp
- ·Những trường hợp nào không được đặc xá trong năm 2024?
- ·Thủ tướng kiểm tra hiện trường, thúc đẩy tiến độ dự án đường sắt Nhổn
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 9/2016
- ·Phó Chủ tịch TP.HCM Phan Thị Thắng làm Thứ trưởng Bộ Công Thương