【nhận định kèo barcelona】Bắt đầu Đợt 2 chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Sau thời gian (từ ngày 11-19/11) Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết; ngày 20/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc đầu tiên của Đợt 2, cũng là ngày làm việc thứ 16 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, tại kỳ họp thứ 5, lần đầu tiên Quốc hội dành 1/2 ngày để thảo luận tại hội trường về báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đã nhận được nhiều ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội và sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước, do đó, tại Kỳ họp thứ 6, nội dung này đã được đưa vào vào chương trình kỳ họp để các đại biểu Quốc hội thảo luận.
Theo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị đại biểu Quốc hội, đã có 2.765 kiến nghị được tổng hợp, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đến nay, 2.751 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri, đạt 99,5 %. Trong đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã trả lời 69/69 kiến nghị. Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, đã giải quyết và trả lời 2.591/2.605 kiến nghị. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã giải quyết, trả lời 61/61 kiến nghị.
Tại phiên thảo luận, có 22 đại biểu phát biểu, 1 đại biểu tranh luận. Đại biểu cơ bản thống nhất với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; đánh giá phần lớn các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm trả lời, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: việc chuyển ngạch và phân công lại nhiệm vụ đối với cán bộ dân số; tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ tại các cơ sở y tế, các bệnh viện công lập ở một số tỉnh thành; vấn đề thanh toán bảo hiểm y tế; việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo; vấn đề xác nhận hồ sơ tồn đọng về người có công với cách mạng; vấn đề an sinh xã hội; giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng; vấn đề dạy thêm, học thêm; việc hỗ trợ kết nối dữ liệu nền tảng số; vấn đề bồi thường thiệt hại cho người dân sống trong khu vực hành lang an toàn của các công trình điện gió; bất cập trong vấn đề xử lý rác thải; tình hình tội phạm công nghệ cao; tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật đối với cử tri và Nhân dân; cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; việc đầu tư một số dự án giao thông đường bộ; việc xem xét, hỗ trợ kinh phí đo đạc, kiểm đếm để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình) đề nghị, kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri cần trở thành một nội dung trong công tác thi đua, khen thưởng.
Ngoài ra, nhằm nâng cao hơn nữa kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, đại biểu đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát đến cùng việc trả lời kiến nghị của cử tri; các Đoàn đại biểu Quốc hội cần chủ động thực hiện sớm hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, tổng hợp văn bản chính xác các kiến nghị gửi tới cơ quan có thẩm quyền; Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cần xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát lại nội dung trả lời của các bộ ngành, qua đó đôn đốc, theo dõi việc thực hiện; tăng cường tập huấn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri.
Trong quá trình thảo luận, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao trách nhiệm, sự nỗ lực của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng báo cáo công phu, rõ ràng với những nội dung, số liệu, minh chứng cụ thể, có sức thuyết phục, đề xuất kiến nghị, giải pháp sát với chức năng nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành, các danh mục phân tích khá cụ thể.
Quốc hội đánh giá cao kết quả trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri, của Chính phủ, một số bộ, ngành; nhiều ý kiến đã được giải quyết, trả lời kịp thời, bảo đảm tính thời sự, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ có biện pháp rà soát các kiến nghị, việc trả lời những vấn đề đã, đang và sẽ giải quyết để trả lời và có lộ trình thực hiện theo hướng Nghị định và hướng dẫn phải có phản ứng chính sách một cách kịp thời, vì vậy cần phải đảm bảo cụ thể.
Phiên họp buổi chiều dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu
Tại phiên thảo luận có 10 đại biểu phát biểu, tất cả các ý kiến đều thống nhất cao sự cần thiết phải sớm ban hành Nghị quyết theo thủ tục rút gọn tại một kỳ họp về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Đồng thời, các đại biểu đề nghị phải có chính sách đầu tư ưu đãi song hành để giữ chân các nhà đầu tư, tiếp tục thu hút đầu tư.
Các đại biểu cũng đề nghị đánh giá kỹ tác động để quy định phù hợp trong Nghị quyết và có giải pháp bảo đảm môi trường đầu tư; đề nghị rà soát, đánh giá lại các chính sách ưu đãi để sửa đổi toàn diện các quy định có liên quan cho phù hợp với tình hình mới, có tính toán đến các ưu đãi với các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều.
Ngoài ra, Quốc hội cũng nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc giảm thuế giá trị gia tăng. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc giảm thuế giá trị gia tăng.
Tại phiên thảo luận có 5 đại biểu phát biểu. Cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành chính sách giảm thuế giá trị gia tăng để kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động; đại biểu đề nghị làm rõ thêm sự cần thiết ban hành chính sách, đánh giá kỹ hơn khả năng đạt được mục tiêu kích cầu tiêu dùng, đánh giá cơ sở tính toán dự báo tác động ngân sách và kinh tế vĩ mô trong dài hạn…
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) tán thành với sự cần thiết ban hành chính sách giảm thuế giá trị gia tăng để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Đối với 2 nội dung trên, kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu./.
T. Bình (tổng hợp)
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội
(责任编辑:World Cup)
- ·Tự chủ bệnh viện
- ·Bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum
- ·Chiến lược kinh doanh mới của những thương hiệu ‘thuần Việt’
- ·Tháo gỡ tâm lý e ngại sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
- ·Đường lậu hoành hành khiến đường Việt Nam gặp nhiều khó khăn
- ·Chuyên gia lưu ý khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022
- ·Chubb Life Việt Nam ‘chắp cánh’ ước mơ đến trường cho hơn 20.000 học sinh
- ·Hải quan TPHCM vượt khó hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác năm 2021
- ·Giá xăng, giá điện tăng làm ‘nóng’ họp báo Chính phủ thường kỳ
- ·Công đoàn Tổng cục Hải quan: Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng trong dịch Covid
- ·Từ vụ trao nhầm con: Vì sao kết quả xét nghiệm ADN không đủ pháp lý?
- ·Giá vàng miếng giảm mạnh, vàng nhẫn tăng 100 nghìn đồng/lượng
- ·Gần 500 doanh nghiệp kho, bãi, cảng đã kết nối VASSCM
- ·Ngành điện trước cú sốc giá than
- ·Phòng chống Covid
- ·Triển vọng giá dầu sau loạt sự kiện kinh tế được công bố
- ·BSR xuất bán các lô sản phẩm nhiên liệu quốc phòng đầu tiên
- ·Nghị định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
- ·Tương lai, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam
- ·Phát triển ngành công nghiệp hóa chất: Hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn