【kết quả giải nhất anh】Thực thi kế hoạch kiểm soát hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ
Chủ động kiểm soát hàng giả,ựcthikếhoạchkiểmsoáthànggiảhàngxâmphạmsởhữutrítuệkết quả giải nhất anh vi phạm sở hữu trí tuệ | |
Hải quan Hữu Nghị kiểm soát tải trọng của phương tiện vận chuyển hàng hóa | |
300 doanh nghiệp tham gia tập huấn về Hiệp định RCEP, ghi nhãn hàng hóa, sở hữu trí tuệ |
Hàng hóa giả mạo thương hiệu nổi tiếng do Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện, thu giữ năm 2022. |
Chuyển khởi tố 2 vụ vi phạm
Trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho hay, năm 2022 toàn Ngành đã có nhiều giải pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, cơ quan Hải quan đã chuyển cơ quan Công an khởi tố 2 vụ việc liên quan đến tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, số lượng các vụ việc vi phạm thuộc lĩnh vực này được phát hiện, xử lý còn thấp (65 vụ việc được phát hiện trong năm 2022).
Tổng cục Hải quan dự báo tình hình buôn lậu hàng giả, hàng xâm phạm quyển sở hữu trí tuệ trong thời gian tới vẫn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Mặt hàng có nguy cơ cao vi phạm là hàng hóa tiêu dùng như: quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm... giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; các loại hàng điện máy, linh kiện điện tử, điện và điện tử gia dụng; thực phẩm chức năng, tân dược giả; thuốc lá, xì gà, rượu bia giả mạo nhãn hiệu, tem nhãn, bao bì; mặt hàng sắt thép, gỗ và các sản phẩm gỗ… có xuất xứ từ nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam có dấu hiệu giả mạo xuất xứ nhằm mục đích chuyển tải bất hợp pháp.
Về loại hình, nổi lên là hiện tượng lợi dụng loại hình quá cảnh, kho ngoại quan để vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các mặt hàng vi phạm có nguồn gốc từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ, nhất là khu vực châu Á.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… Cục Điều tra chống buôn lậu tham mưu trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành “Kế hoạch Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023”.
Đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu, yêu cầu quan trọng đặt ra với các đơn vị là sự chủ động phát hiện phương thức, thủ đoạn trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển, quá cảnh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều tra, xác minh làm rõ từng hành vi vi phạm, tính chất, mức độ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, yếu tố chủ quan, khách quan, nguyên nhân, hậu quả, động cơ, mục đích của từng cá nhân, tổ chức có liên quan để xác định rõ hành vi vi phạm hành chính hay hình sự.
Điều tra, xác minh làm rõ từng hành vi về sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực hải quan; hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để xuất khẩu nhằm mục đích thu lợi bất chính; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp của cá nhân, tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhằm chủ động đấu tranh có hiệu quả và xử lý nghiêm trước pháp luật…
Đáng chú ý, việc xây dựng kế hoạch đấu tranh phải có trọng tâm, trọng điểm, đó là: xây dựng kế hoạch đấu tranh trên cơ sở sát, đúng, phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. Chú trọng khâu thu thập phân tích, xử lý thông tin, nắm tình hình, kiểm soát chặt chẽ địa bàn trọng điểm về hoạt động buôn lậu hàng giả đối với hàng hóa giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa, tem nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Tập trung đấu tranh đối với hàng hóa giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa và tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả. Đặc biệt là hàng hóa nước ngoài gắn nhãn “Made in Vietnam” trong địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu, các khu công nghiệp, khu chế xuất, không để các đối tượng lợi dụng để thực hiện mục đích buôn lậu, trốn thuế, chuyển tải bất hợp pháp nhằm trục lợi thuế quan được ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và các hoạt động mua bán nguyên liệu nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhằm mục đích buôn lậu, trốn thuế…
Thực hiện tốt công tác phối hợp, trao đổi thông tin với các đơn vị có thẩm quyền cấp C/O tại Việt Nam như: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các lực lượng chức năng (Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường...), các hiệp hội ngành nghề… Đồng thời, tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế với hải quan các nước, các tổ chức nước ngoài về phòng, chống buôn lậu hàng giả…
Liên quan đến xử lý vi phạm, Tổng cục Hải quan chỉ đạo: đối với vụ việc vi phạm hành chính, căn cứ từng hành vi và tính chất của vụ việc vi phạm để áp dụng các quy định của pháp luật về Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan… và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đối với vụ việc hình sự, hiện nay, các vụ việc vi phạm có dấu hiệu của Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 192 và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) không thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của cơ quan Hải quan, vì vậy, sau khi xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm các đơn vị chuyển toàn bộ hồ sơ và hàng hóa vi phạm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, xử lý theo thẩm quyền. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nâng cao ý thức của người dân trong phân loại rác tại nguồn
- ·Tích cực trong dài hạn, nhưng thận trọng cần thiết trong ngắn hạn
- ·Kiểm tra sau thông quan đạt kết quả nổi bật trong năm 2015
- ·Tuyển Việt Nam đấu Dortmund: Với ông Park không chỉ là giao hữu
- ·Trong men say tôi đã ôm cô ấy
- ·Người nhà thành viên Hội đồng quản trị HT1 đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu
- ·Serbia tuyên chiến đội tuyển Brazil ở World Cup 2022
- ·Năm 2021, ngành Chứng khoán cần triển khai công tác trên tinh thần quyết tâm cao nhất
- ·Một nửa yêu thương
- ·Cần bỏ xác nhận tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe gắn máy NK
- ·Lễ khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
- ·Amsterdam "soán ngôi" London thành trung tâm chứng khoán lớn nhất EU
- ·Gia hạn tái xuất hàng hóa qua lối mở Nà Lạn hết quý I
- ·Dự đoán Anh vs Xứ Wales
- ·Cá mập mắc kẹt ở bờ biển Côn Đảo
- ·Đắk Nông: Huyện Đắk Glong ra quyết định thu hồi 12 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Khai trương điểm kiểm tra chuyên ngành tại cảng Cái Lân
- ·Tổng cục Hải quan giải đáp kiến nghị về thủ tục hải quan
- ·‘Nỗi khiếp sợ’ dọc 2 con đường
- ·Video tổng hợp Croatia 0