【lịch thi đấu ukraine】"DN vẫn nên đầu tư nhưng cần đúng hướng"
Ông có thể cho biết đâu là khó khăn lớn nhất mà các DN trong năm 2012 đã phải đối mặt?ẫnnênđầutưnhưngcầnđúnghướlịch thi đấu ukraine
Kết quả điều tra 8.200 DN dân doanh và hơn 1.500 DN đầu tư nước ngoài cho thấy rõ cảm nhận rất khó khăn, đầy áp lực đối với cộng đồng DN; mức độ lạc quan của DN đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005 đến nay. Kết quả điều tra của các năm trước đều cho thấy sự lạc quan về triển vọng kinh doanh luôn chiếm trên 70%, đã giảm xuống 47% trong năm 2011 và nay chỉ còn 33%.
Tính chung 2 năm 2011 và 2012, cả nước có khoảng 100 ngàn DN buộc phải rút khỏi thị trường qua các hình thức giải thể, phá sản, ngừng hoạt động… bằng 50% tổng số DN rút khỏi thị trường của cả 20 năm qua.
Thời điểm khó khăn hiện nay, DN có nên tiếp tục đầu tư như thế nào, thưa ông?
Theo tôi, DN vẫn nên đầu tư nhưng cần đúng hướng. Thực tế, hiện có những DN vẫn đang đầu tư và đạt tăng trưởng cao với mức bình quân 30-50%, thậm chí, khó khăn cũng là cơ hội cho những DN có năng lực cạnh tranh thật sự.
Ngoài ra, DN cần phải tiếp tục làm gì để trụ vững trong khi dự báo về kinh tế Việt Nam còn tiếp tục khó khăn?
Thực tế, bản thân môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện chưa thật sự tạo thuận lợi cho các DN làm ăn chân chính, càng không tạo cơ sở khuyến khích các DN đầu tư vào công nghệ và quản trị. Chính vì thế, việc cần làm ngay lúc này là tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, xóa bỏ cơ chế xin cho, hướng DN vào nâng cao sức cạnh tranh. Trong đó, tái cấu trúc DN, nâng cao công nghệ và quản trị là yếu tố quyết định thành công.
Điển hình như các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với quy mô vừa và nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam đã tương đối thành công bởi họ chú ý đến hệ thống quản trị rủi ro, đào tạo nguồn nhân lực, kinh doanh cốt lõi, đa dạng hóa thị trường, quan trọng nhất là các DN này đã đầu tư tương đối đúng hướng nên có sức đề kháng khá tốt, tiếp tục trụ vững thậm chí mở rộng hoạt động kinh doanh.
Để làm được điều đó, bên cạnh trách nhiệm của mỗi DN, cũng cần sự hỗ trợ định hướng đồng thời từ phía Nhà nước và nhà khoa học. Hiện DN đang loay hoay chưa biết phải tái cấu trúc gì và theo hướng nào.
Vậy DN có đề xuất gì về hỗ trợ từ Chính phủ, thưa ông?
Theo dự báo của VCCI, trong vài năm tới, các DN Việt Nam vẫn tiếp tục khó khăn nên việc DN có thể vượt qua khó khăn, cũng như bứt phá tăng trưởng trở lại như thế nào phụ thuộc khá nhiều vào động thái chính sách và hành động quyết liệt của Chính phủ. Hiện nay, những chính sách mới của Chính phủ đang phát đi tín hiệu làm tăng lòng tin của cộng đồng DN- tin về bước chuyển biến đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng như những năm trước đây.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Nhà nước cần cố gắng đưa ra các chính sách thật ổn định, tránh làm tăng chi phí, gây thêm khó khăn cho DN. Đồng thời, trong chương trình cải cách DN đã đề ra, Nhà nước có thể rút bớt vốn ra khỏi các lĩnh vực không cần thiết và dùng một phần vốn này tập trung giải quyết các vấn đề đang là điểm nghẽn hiện nay như nợ xấu DN trong ngân hàng.
Ngoài ra, cũng cần kết hợp giữa hỗ trợ tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN thông qua việc tăng chất lượng các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư. Nếu trước đây chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của các DN Việt Nam thì nay, với điều kiện kinh tế khó khăn, việc nâng cao năng lực quản trị của các DN đang là yêu cầu quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Những tín hiệu nào trong năm 2013 sẽ là điểm sáng cho DN, đặc biệt DN nhỏ và vừa , thưa ông?
Tôi nghĩ bối cảnh hiện nay đang đặt vào cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh một cách quyết liệt. Đó là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư kinh doanh, tạo nên niềm tin sẽ giúp cho các DN có định hướng đúng đắn cho đầu tư trong tương lai, dù hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn.
Việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, theo hướng kinh tế thị trường; đẩy mạnh cải cách khu vực DNNN chính là trụ cột tạo niềm tin cho các doanh nghiệp; đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, quyết tâm về cải cách khu vực này càng phải đặc đẩy mạnh. Để giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay, cần khẩn trương giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho, giảm giãn thuế...
Tuy nhiên, các giải pháp này phải nhắm vào những doanh nghiệp tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn tạm thời chứ không phải dàn trải cứu tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao được nội lực, năng lực cạnh tranh để có thể kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Việt Nguyễn(thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Thúc đẩy xuất khẩu nông sản thực phẩm qua Hội nghị giao thương trực tuyến
- ·Hải quan Mường Khương tiếp tục phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển pháo trái phép
- ·Chung sức giảm gánh nặng ung thư
- ·Tỷ giá hôm nay (24/7): Tỷ giá USD trong nước, thế giới tăng nhẹ trở lại
- ·Vinamilk đẩy mạnh đầu tư vào thị trường ASEAN và Trung Quốc
- ·Tổ chức nhiều điểm tiêm vắc xin phòng COVID
- ·Quan chức ngoại giao các nước chúc Tết Nguyên Đán người dân Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 11/8/2024: Kỷ lục mới được thiết lập về giá vàng trong tuần này
- ·Hà Nội: 35 trường THPT hạ điểm chuẩn, có thể nộp hồ sơ từ hôm nay
- ·Bộ trưởng Israel phản đối lệnh trừng phạt từ Mỹ, IDF đột kích căn cứ Hamas
- ·Ba nhà mạng lớn bị phạt hơn 300 triệu đồng vì vi phạm quản lý thuê bao di động trả trước
- ·Kho máu dự trữ đủ phục vụ cấp cứu và điều trị trong dịp Tết
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/8/2024: Giá lúa tăng 50
- ·Phòng, chống bệnh tật mùa đông xuân
- ·Hải Dương đề nghị các tỉnh, thành tạo tạo điều kiện thông thương hàng hóa
- ·VPBank ra mắt gói đặc quyền dành riêng cho khách hàng siêu VIP
- ·VietinBank tặng 2 tỷ đồng cho khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh
- ·Kêu gọi người nhóm máu O hiến máu vì tỷ lệ dự trữ xuống dưới mức an toàn
- ·Hành khách đi máy bay chỉ cần khai báo y tế điện tử
- ·Dự báo giá cà phê 13/8/2024: Ảnh hưởng của nhiều yếu tố, giá cà phê tiếp tục giảm