【kết quả giải vô địch quốc gia chile】“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
BPO - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,ẻemhocircmnaythếgiớkết quả giải vô địch quốc gia chile mạng xã hội (Facebook, Zalo, YouTube, TikTok…), các trang thông tin xấu, độc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách, tâm lý, tình cảm của trẻ em. Đồng thời, khi những vụ việc không mong muốn xảy ra như: trẻ em bị bạo hành, xâm phạm, các vụ thương tích, tai nạn đuối nước... trở thành cái cớ để một số đối tượng thù địch kích động, tạo điểm nóng, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về trẻ em.
DỰNG “LÁ CHẮN” CHO TRẺ TRÊN KHÔNG GIAN ẢO
Rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng
Không thể phủ nhận internet đang mang lại nhiều lợi ích và cơ hội lớn cho trẻ, từ cung cấp kiến thức và thông tin, thiết lập không gian giải trí, tăng cường tương tác xã hội, tạo môi trường chia sẻ kết nối… Tuy nhiên, việc trẻ em sử dụng internet quá mức không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần, mà khả năng cao gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng như: bị mất thông tin cá nhân, lừa đảo, bị quấy rối trên mạng, nghiện game online, xem các ấn phẩm không phù hợp, đối mặt với các thông tin sai lệch, hay thậm chí cả các nguy cơ bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại đến tính mạng…
Thời gian dài trẻ em phải học trực tuyến nên dễ tò mò vào các trang web lạ. Do đó, cha mẹ phải là những người quan tâm sâu sát để bảo vệ an toàn cho trẻ trên không gian mạng - Ảnh: Vũ Thuyên
Thực tế, cơ quan chức năng khuyến cáo, trên môi trường mạng hiện nay phát hiện nhiều mã độc, phần nhiều liên quan đến các ứng dụng cho trẻ em. Những nội dung độc hại với trẻ em được lồng ghép rất tinh vi, nếu nhìn thoáng qua, người lớn chỉ thấy con em đang xem điện thoại, tivi, máy tính... từ đó quên mất sự cảnh giác. Không ít phụ huynh chỉ kiểm tra qua loa và cả sự thiếu hiểu biết về thế giới mạng vô tình đã để con mình tiếp cận mỗi ngày với cái xấu mà không hay biết. Bên cạnh đó, mạng internet còn là “mảnh đất màu mỡ” để nhiều đối tượng lợi dụng truyền bá tư tưởng độc hại, tác động xấu đến nhận thức của trẻ em.
Những tác động và ảnh hưởng từ không gian ảo đang ngày càng gia tăng và nguy hiểm. Trẻ em có thể là nạn nhân, người đón nhận, người tham gia hoặc người khởi xướng các hành vi có nguy cơ bị xâm hại trên internet. Do đó, vấn đề đảm bảo an toàn không gian mạng cho trẻ em đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Tăng sức đề kháng trước “virus” công nghệ số
Không thể phủ nhận mặt lợi của mạng xã hội, kỹ thuật số mang lại cho trẻ em trong tình hình mới hiện nay. Tuy nhiên, mảnh đất công nghệ cũng được ví là khá phì nhiêu mà các đối tượng xấu, phần tử cơ hội tranh thủ xuyên tạc, chống phá. Do đó, bên cạnh các ngành chức năng thì gia đình chính là kiểm soát viên trước tiên và cần kíp nhất để hỗ trợ, hướng dẫn các em không bị rơi vào bẫy xấu trên thế giới ảo.
Bà Mai Tuyết Ngọc, Phó chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh, Giám đốc Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh chia sẻ: Trong thời gian qua, để tạo sân chơi lành mạnh, an toàn cho trẻ em, chúng tôi đã tổ chức nhiều trò chơi, chương trình, bộ môn năng khiếu hoạt náo rèn luyện lực trí thể mỹ cho trẻ. Đồng thời, với sự xuất hiện ngày càng nhiều thiết bị công nghệ số, chúng tôi đã tập huấn, trang bị cho các em thêm kiến thức về thông tin xấu, độc trên không gian mạng để các em nhận biết. Chúng tôi cũng thành lập nhóm qua ứng dụng Zalo, Zoom của các lớp năng khiếu để thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh. Qua đó, gắn kết phụ huynh nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ cũng như kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường khi các em sử dụng điện thoại. Từ đó quản lý, chăm sóc trẻ hiệu quả hơn. Hơn nữa, trên không gian mạng có một số phần tử xấu sử dụng những hình ảnh của trẻ vào mục đích không tốt. Do vậy, tôi kêu gọi gia đình cùng xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội cùng chung tay mang đến cho trẻ môi trường sống lành mạnh hơn.
Dẫn con tham gia các sân chơi vào kỳ nghỉ hè, ông Nguyễn Trọng Nghĩa ở phường Phú Đức, thị xã Bình Long, cho rằng: Gia đình không cấm đoán các con sử dụng điện thoại, tivi kết nối internet nhưng tôi luôn tìm hiểu rõ ràng và cài đặt phần mềm để quản lý con từ điện thoại mình. Hiện nay, tôi đang sử dụng phần mềm Google để quản lý con từ xa. Với cách này, tôi sẽ cài đặt quản lý các con sử dụng điện thoại theo thời gian mình quy định, chỉ cho con dùng internet trong 30 phút hoặc chơi game đúng 30 phút, hết thời gian đó điện thoại tự động đóng lại. Đồng thời, tôi cũng giải thích cho con nghe những nội dung, trang web không tốt trên mạng để tránh cho con tò mò một số thông tin không đúng đắn.
Từ khi bùng nổ công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận công nghệ hiện đại và câu chuyện bảo vệ trẻ em trên không gian mạng không còn mới. Tuy nhiên, trẻ được tham gia trên không gian mạng thời lượng bao nhiêu là đủ, tiếp cận không tin gì, nội dung ra sao là vấn đề cần quan tâm để không ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Ở cấp độ cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về trẻ em, chúng tôi phối hợp ngành chức năng có định hướng tuyên truyền, sử dụng hiệu quả các thiết bị; xây dựng phần mềm ngăn chặn các trang web xấu, sàng lọc trang có nội dung không lành mạnh. Tuy vậy, phụ huynh sớm hình thành và tăng cường “sức đề kháng” cho trẻ trong thế giới công nghệ số hiện nay là điều quan trọng hơn hết. |
Ông Trần Văn Xuân, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ em còn bị lợi dụng, bị trở thành “công cụ” của phần tử cơ hội, phản động trong các cuộc biểu tình, chống đối một phần do sự hiểu biết pháp luật còn hạn hẹp của không ít bậc làm cha mẹ đã vô tình cung cấp thông tin, hình ảnh để kẻ xấu trục lợi; đồng thời mở đường cho một số thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước vin vào để xuyên tạc, âm mưu chống phá chính quyền. Vì thế, mỗi chúng ta, nhất là các bậc phụ huynh cần đặc biệt tỉnh táo khi chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân trẻ em khi bày tỏ quan điểm, chính kiến trên mạng xã hội. Hành động này trước hết chính là bảo vệ gia đình, bảo vệ con trẻ trong tình hình mới hiện nay.
Hiện nay, có những thế lực thù địch trên mạng rất tinh vi và nhiều mánh khóe. Do đó, tôi cũng giáo dục cháu không xem video trong điện thoại mà tôi cũng chỉ cho cháu xem điện thoại những lúc học online hoặc tìm hiểu thông tin học tập. Tôi cũng luôn động viên, nhắc nhở và khuyến cáo cháu những game, hình ảnh, video xấu, độc trên mạng sẽ làm ảnh hưởng tới phẩm chất con người. |
Ông Vũ Đình Hải, xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp |
(责任编辑:La liga)
- ·Hướng dẫn chung về Thẩm định nội dung Kiểu dáng công nghiệp của các nước ASEAN
- ·Vương miện Miss World Vietnam 2023 được đính kết hàng nghìn viên đá quý
- ·Hoa hậu Đền Hùng khoe mẹ ruột U80 vẫn trẻ trung, sành điệu, từng là hoa khôi Nhạc viện
- ·Hoa hậu nào chỉ sau một tháng đăng quang đã mang vương miện đi đấu giá được 3 tỷ đồng?
- ·Vingroup công bố bổ nhiệm ông Michael Lohscheller làm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu
- ·Hoa hậu Ý Nhi tinh khôi, quyến rũ với đầm trắng
- ·Nhan sắc đời thường của Tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam Huỳnh Trần Ý Nhi
- ·Người đẹp bị miệt thị ngoại hình sau phần thi áo tắm
- ·Phát triển thị trường bán lẻ: Đừng quên thúc đẩy công nghệ và sự sáng tạo
- ·Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam thay đổi tên gọi quốc tế
- ·Một doanh nghiệp phá seal hải quan, tẩu tán hàng hoá quá cảnh bị khởi tố
- ·Phước Sang làm giám khảo cuộc thi Hoa hậu giành cho các thí sinh cao từ 1,45m
- ·Nhan sắc đời thường của Tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam Huỳnh Trần Ý Nhi
- ·Hoa hậu Tiểu Vy vướng tin đồn hẹn hò tài tử Thái Lan
- ·Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay hỗ trợ ngành hàng không
- ·Loạt phát ngôn 'vạ miệng' của Hoa hậu Ý Nhi sau 1 tuần đăng quang
- ·Hoa hậu Stella Tuyết Nga chấm thi cùng Á hậu Thuỵ Vân
- ·Hoa hậu nào chỉ sau một tháng đăng quang đã mang vương miện đi đấu giá được 3 tỷ đồng?
- ·Thủ tướng: Việt Nam là điểm đến an toàn tự nhiên, các bãi biển đầy nắng, không khí rất tốt
- ·Á hậu Quản Gia Hân cùng ca sĩ Thu Trang đi hiến máu và tặng quà bệnh nhi