【bảng xếp hạng uzbekistan super league】Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sửa luật theo hướng linh hoạt, hạn chế rút BHXH một lần
Chiều 28/7,ộtrưởngĐàoNgọcDungSửaluậttheohướnglinhhoạthạnchếrútBHXHmộtlầbảng xếp hạng uzbekistan super league Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Diễn đàn Người lao động năm 2023 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn”.
Câu chuyện nợ đóng BHXH, sử dụng bảo hiểm thất nghiệp được nhiều người lao động đặt ra với các bộ ngành.
Có người nghỉ hưu 7-8 năm vẫn chưa được cầm sổ hưu
Ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty Taekwang Vina, tỉnh Đồng Nai chia sẻ tâm tư, băn khoăn của nhiều công đoàn viên gửi gắm rằng dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) "dường như quyền lợi của người lao động đang có xu hướng suy giảm".
Chẳng hạn như việc nâng số năm đóng BHXH với người lao động để được hưởng mức tối đa 75% lên 35 năm với nam, 30 năm đối với nữ (tăng 5 năm so với trước đây); mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định, người lao động bị giảm 2%, trước đây chỉ giảm 1%.
Vì vậy, ông đề nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành các quy định để không làm suy giảm quyền lợi của người lao động; tạo sự linh hoạt, hấp dẫn, thu hút và giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH.
Chị Lương Thị Tho, công nhân Xí nghiệp Quản lý và Xử lý chất thải Đình Vũ, TP Hải Phòng cũng nêu lo lắng, bức xúc của người lao động trước tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH.
Vì vậy, chị đề nghị khi sửa đổi Luật BHXH cần có các quy định định rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước để hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHXH.
Đồng thời cần có cơ chế phòng ngừa và giải quyết quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn; có cơ chế tín dụng ưu đãi hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn để người lao động không phải chọn rút BHXH một lần.
Cùng mối quan tâm, chị Lê Thị Hà, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty May Minh Anh, tỉnh Nghệ An cho biết, doanh nghiệp nợ BHXH khiến hàng trăm nghìn lao động lao đao.
Trong đó, có rất nhiều nữ công nhân sinh nở không được hưởng tiền thai sản. Nhiều người lao động thất nghiệp lâm vào cảnh ốm đau, chết mà không được trợ cấp thất nghiệp; có người nghỉ hưu 7-8 năm vẫn chưa được cầm sổ hưu.
Theo chị Hà, đó cũng là lý do mà nhiều người mất niềm tin, muốn rút BHXH một lần để còn lo cho cuộc sống trước mắt.
Kết dư Qũy Bảo hiểm thất nghiệp không còn nhiều
Giải đáp các kiến nghị của người lao động, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong tháng 8 này, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự án Luật BHXH (sửa đổi).
Theo đó, dự luật tập trung chỉnh sửa những vấn đề bất cập, theo hướng phát triển BHXH linh hoạt, hiện đại và tăng quyền lợi cho người lao động, chứ không hạn chế quyền lợi; trong đó có vấn đề quan trọng là hạn chế tối đa rút BHXH một lần.
Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội theo các phương án khác nhau nhằm ổn định an sinh xã hội, đảm bảo cho người lao động trong trường hợp cần thiết sử dụng quyền đó, không phải rút BHXH một lần. Cùng với đó là chính sách khác hỗ trợ để khi cần một khoản tiền, người lao động không cần rút BHXH.
Ngoài ra, ông Dung cũng đề cập đến các giải pháp khắc phục tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đóng BHXH theo hướng hài hòa nhất.
Theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH, vừa qua, hơn 200.000 lao động nợ BHXH đã được khoanh vùng, giải quyết chính sách...
Liên quan Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, đây là “bà đỡ” cho thị trường lao động. Trước đây, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư là 100.000 tỷ đồng và đã sử dụng 41.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động trong dịch Covid-19.
Vì vậy, hiện nay, công nhân lao động khó khăn nên sử dụng quỹ tăng lên, kết dư đảm bảo an toàn chứ không còn nhiều.
Làm rõ thông tin về về tình hình chậm đóng BHXH, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Nguyễn Thế Mạnh cho biết, nợ chậm đóng BHXH năm 2016 là 6% đến năm 2022 giảm 2,91% trên tổng thu BHXH của 1 năm.
Để khắc phục tình trạng này, ông Mạnh cho rằng cần thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình của doanh nghiệp. Trên cơ sở dữ liệu sẵn có của ngành BHXH Việt Nam, phân tích rủi ro, nhận diện doanh nghiệp có khả năng chậm đóng, trốn đóng BHXH...
Cùng với đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tính riêng năm 2022, cơ quan BHXH đã thu hồi được 3.200 tỉ đồng cho người lao động; tỉ lệ trước và sau thanh tra là 93%.
Ngoài ra, theo ông Mạnh cần công khai nợ BHXH của các doanh nghiệp, chuyển hồ sơ và phối hợp với cơ quan công an để xem xét khởi tố theo quy định. Tuy nhiên, giải quyết căn cơ là phải sửa đổi Luật BHXH, trong đó đưa vào các biện pháp mạnh để doanh nghiệp chấp hành như: Cưỡng chế hoá đơn, cấm xuất cảnh…
Về Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Tổng Giám đốc BHXH cho biết, tới đây, khi sửa đổi luật, cần “nới” điều kiện và quyền lợi khác để đảm bảo chi từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh thông tin thêm, kết dư quỹ hiện không còn nhiều. Thực tế, những năm đầu chi của quỹ ít so với thu, đặc biệt là quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ cho quỹ 1%. Sau đó quy định này không còn nữa nên phần thu giảm dần qua các năm.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết 03 về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Nghị quyết này được triển khai rất nhanh chóng, người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được hỗ trợ trong 3 tháng và người sử dụng lao động miễn đóng trong 1 năm. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết 24 để giải quyết các trường hợp còn tồn đọng.
“Hiện nay, qua hoạt động giám sát của Ủy ban Xã hội thì thấy kết dư quỹ không còn nhiều và đảm bảo quy định theo Nghị định 28 của Chính phủ, đó là kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ít nhất bằng 2 lần chi của năm trước liền kề. Hiện quỹ không phải quá dư để tính đến khoản chi như Nghị quyết 03”, bà Nguyễn Thuý Anh phân tích.
Bà Nguyễn Thúy Anh cũng thông tin thêm, dự Luật Việc làm sẽ được sửa đổi bổ sung năm 2024. Ủy ban Xã hội sẽ nghiên cứu nội dung này trong quá trình thẩm tra dự Luật Việc làm.
Cuộc tiếp xúc cử tri đặc biệt gỡ vướng sinh kế, thu nhập cho người lao động
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Diễn đàn Người Lao động năm 2023 là cuộc tiếp xúc cử tri đặc biệt để được lắng nghe và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về lao động, việc làm, sinh kế và thu nhập của người lao động.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người nước ngoài muốn làm việc ở Việt Nam
- ·220 triệu đồng ủng hộ các lực lượng chấp pháp trên biển
- ·Cà Mau tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại biên giới
- ·Chấm thi tốt nghiệp THPT 2014: Đề mở, đáp án cũng sẽ mở
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 5 (Lần 1)
- ·Hà Nội: Được giữ ô tô dưới lòng đường phố Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo
- ·Tư lệnh Lục quân Thái Lan tuyên bố đảo chính
- ·Hai nhóm thanh niên hỗn chiến giữa đêm, 1 người tử vong
- ·Triển khai đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tỉnh
- ·Quản lý thị trường Bắc Ninh thu giữ 8.000 đôi giày nghi giả mạo nhãn hiệu
- ·Gia đình nhiều người biết đến…vì nghèo
- ·Hai câu lạc bộ kickboxing đi vào hoạt động
- ·Đồng Nai: Đề xuất phạt 1,6 tỷ đồng doanh nghiệp xăng dầu chất lượng kém
- ·Điền kinh Việt Nam chạy... xuống dốc
- ·“Có cái quý giá nhất thì cô không cho chồng…”
- ·Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng cấp thị thực tại cửa khẩu
- ·Quản lý thị trường Quảng Bình phát hiện 14,5 tấn đường kính nhập lậu
- ·Những cơ sở nào được phép xét nghiệm, chẩn đoán Covid
- ·Công ty Điện lực Long An bảo đảm cấp điện an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- ·Ngành Y tế quyết tâm để người dân thấy hài lòng khi khám chữa bệnh