【lịch thi đấu bóng đá hôm nay và rạng sáng ngày mai】Bỏ dở 2 năm học ở Ngân hàng để theo ngành ít người chọn, 9X tốt nghiệp thủ khoa
Trong số 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc được thành phố Hà Nội tuyên dương năm 2024,ỏdởnămhọcởNgânhàngđểtheongànhítngườichọnXtốtnghiệpthủlịch thi đấu bóng đá hôm nay và rạng sáng ngày mai Nguyễn Minh Huyền (sinh năm 1998), lớp Diễn viên cải lương, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đặc biệt bởi lớn tuổi hơn so với nhiều thủ khoa khác. Trước khi trở thành sinh viên của ngôi trường này, Huyền từng có 2 năm theo học tại Học viện Ngân hàng và 2 năm tự ra ngoài bươn chải kiếm tiền.
“Dẫu vậy, sự đánh đổi với em là xứng đáng, để có thể sống trọn vẹn với đam mê”, Huyền nói.
Ngay từ khi còn bé, Huyền đã yêu thích ca hát. Lớn hơn một chút, cô bé luôn ước mơ được trở thành diễn viên. Có năng khiếu về nghệ thuật, khi còn theo học tại Trường THPT Tô Hiến Thành (Hà Nội), Huyền thường xuyên làm biên đạo cho các tiết mục biểu diễn trên trường hay trong chương trình văn nghệ chào mừng khai giảng, 20/11. Nhận thấy năng khiếu của học trò, các thầy cô đều ủng hộ, động viên Huyền nên theo đuổi con đường nghệ thuật.
Năm 2016, thời điểm thi đại học, Huyền đăng ký và đỗ vào hai ngành Kế toán của Học viện Ngân hàng và ngành Diễn viên của Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Dẫu vậy, ngôi trường Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trả kết quả chậm hơn, khi Huyền đã nộp hồ sơ vào Học viện Ngân hàng và không thể rút được nữa.
“Em tiếc nuối vì đã bỏ lỡ ước mơ của mình”, Huyền nói. Chấp nhận theo học tại Học viện Ngân hàng nhưng Huyền vẫn không thôi nhen nhóm ý định thi lại. Suốt 2 năm theo học chuyên ngành mình không đam mê, Huyền nói “luôn cảm giác đó không phải nơi mình thuộc về”.
Vốn là người năng nổ, tích cực tham gia các phong trào đoàn đội, nhưng kể từ khi lên đại học, Huyền không tham gia bất kỳ hoạt động gì của trường. “Em đi học như một cái máy lập trình sẵn và học chỉ đủ để qua môn. Em không cảm thấy hứng thú và có sự thăng hoa trong việc học”, Huyền nói.
Một năm sau đó, Huyền tìm hiểu với mong muốn thi lại, nhưng năm ấy, Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội không còn tuyển hệ dân sự nữa. Trong khi đó, ngành Diễn viên giới hạn độ tuổi tuyển sinh đến 22. Lúc này, Huyền quyết định tìm cho mình một hướng đi khác.
Nhiều đêm giằng co trong các luồng suy nghĩ, Huyền cảm thấy nếu chấp nhận sống như hiện tại, mình không thể phát triển được bản thân. Vì thế, học hết năm thứ 2 tại Học viện Ngân hàng, Huyền quyết định bảo lưu việc học. Lúc này, cô chuyển hướng sang thi vào Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Không dám nói với mẹ về quyết định liều lĩnh này, Huyền dành 2 năm để đi làm kiếm tiền, tự chuẩn bị tài chính cho việc học.
Suốt thời gian ấy, Huyền làm nhân viên bán hàng trong siêu thị. Có tiền lương hàng tháng, cô trích ra 7 triệu để tham gia một lớp học ngắn hạn kéo dài trong 3 tháng, liên quan đến kỹ năng diễn xuất. Song song với đó, Huyền cũng tự tìm hiểu về việc thi các môn năng khiếu, chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho ngày thi đại học.
Năm 2020, Huyền quyết định đăng ký thi lại và đỗ vào ngành Diễn viên cải lương của Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
“Khi biết mình được quay trở lại với đam mê, dù chưa biết tương lai sẽ ra sao, nhưng em vẫn cảm thấy rất hạnh phúc”.
Cũng chính vào ngày biết tin đỗ đại học, Huyền quyết định thú thật với mẹ. “Ban đầu, mẹ buồn vì các bạn bằng tuổi em đã ra trường, còn em mới bắt đầu đi học trở lại. Mẹ cũng lo sợ ngành này rất bấp bênh, gia đình lại không có ai theo nghệ thuật. Nhưng hiểu tính con, lần này, mẹ không gay gắt ngăn cản gì nữa”, Huyền nói.
Huyền thừa nhận thời điểm ấy, bản thân cũng có những áp lực nhất định. Dẫu vậy, vì đã lựa chọn, cô không còn con đường nào khác ngoài việc phải tự cố gắng và bước tiếp.
Theo Huyền, ngành Diễn viên cải lương vốn không có nhiều cơ hội và ít gần gũi với giới trẻ. Nhưng vì thích văn hóa dân tộc và yêu các môn nghệ thuật truyền thống, Huyền mong muốn theo học ngành này để góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
“Dẫu vậy, không phải nghệ thuật lúc nào cũng đẹp”, Huyền nói. Thực tế, sinh viên phải dành rất nhiều thời gian để luyện tập, từ giải phóng hình thể, hát, vũ đạo, kỹ thuật biểu diễn... Ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên cũng phải học môn văn hóa như nhiều trường khác. Có kinh nghiệm theo học tại Học viện Ngân hàng, Huyền không gặp nhiều khó khăn đối với các môn văn hóa.
Dẫu vậy, những môn chuyên ngành lại cần sự đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để tự luyện tập thoại và phong thái biểu diễn. Chẳng hạn để dựng một vở trong bài thi tốt nghiệp, lớp của Huyền mất tới gần 1 năm, bắt đầu từ khâu phân vai, tập thoại, diễn từng cảnh, ghép nối với nhau trên sân khấu, phối cùng âm thanh, cảnh trí.
“Mỗi sinh viên sẽ đảm nhiệm một vai. Thầy cô sẽ nói qua các vai diễn để mình hiểu hơn về cảm xúc, nội tâm nhân vật. Sinh viên cũng tập riêng các bài ca, sau đó dần ghép nối thành một bản hoàn chỉnh”.
Ngày thi tốt nghiệp, Huyền thể hiện vai diễn Phượng trong vở “Lôi Vũ”. Khi cảm xúc được đẩy lên cao trào, ngồi bên dưới, mẹ Huyền cũng rơi nước mắt. Đó cũng là lần đầu tiên mẹ Huyền được xem con gái biểu diễn.
“Nghe mọi người kể lại, mẹ đã khóc khi xem vở diễn của em. Em hiểu được, đó là sự công nhận của mẹ dành cho mình”, Huyền nói.
4 năm đại học, vì không muốn mẹ lo lắng, Huyền thường xuyên nhận thêm các show diễn để có chi phí trang trải học hành. Vì chuyên ngành học của Huyền liên quan đến văn hóa nghệ thuật dân tộc, được giảm 70% học phí nên đây không phải là gánh nặng với nữ sinh.
Nhìn lại hành trình 4 năm, Huyền cho biết bản thân cảm thấy tự hào và hạnh phúc. “Danh hiệu thủ khoa là kết quả của sự rèn luyện và hành trình nỗ lực chinh phục đam mê của bản thân em”, Huyền nói.
Dẫu vậy, Huyền cũng thừa nhận ngành Diễn viên cải lương khắc nghiệt, không có nhiều vị trí việc làm hấp dẫn như những ngành nghề khác. Do đó, lớp của Huyền trong năm đầu có 13 bạn nhưng đến khi tốt nghiệp “rơi rụng” chỉ còn 5 người.
Đạt tốt nghiệp thủ khoa toàn trường, Huyền vẫn còn nhiều lo lắng về tương lai phía trước. “Em cũng đã chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào lĩnh vực này. Nhưng em tin rằng khi bản thân có niềm đam mê mãnh liệt, mình sẽ có cơ hội để bám trụ với nghề - giống như cách các thầy cô của em vẫn đang nỗ lực truyền lửa, truyền nghề cho sinh viên”.
Nam sinh từng nợ môn, bỏ học đi làm công nhân tốt nghiệp thủ khoa đại họcTừng là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng vì mải mê chơi điện tử, nợ tới gần 40 tín chỉ không thể trả được, chán nản, Vũ quyết định bỏ học về quê làm công nhân.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhật Bản khuyến cáo dùng thuốc Avigan điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Corona
- ·Vũ trụ ảo
- ·Mỗi cá nhân sẽ có 1 mã QR thống nhất toàn quốc
- ·Công ty Singapore ra mắt pin xe điện mới với hiệu suất cao
- ·Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: 'Chỉ số giá tiêu dùng 2019 dưới 4% dù giá điện tăng'
- ·Vụ bé sơ sinh tử vong ở Hà Tĩnh: Nhiều mâu thuẫn
- ·Điểm tên mặt hàng nông sản Việt đang được thị trường Nga mua nhiều nhất
- ·Ông Nguyễn Văn Trường được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn
- ·Dùng máy gia tốc hạt mạnh nhất Nam bán cầu để kiểm tra hiệu quả thuốc điều trị virus corona
- ·Giá tiêu xuất khẩu tăng trên dưới 1.000 USD/tấn so với cùng kỳ
- ·Nguồn lực phát triển của đất nước không phải ‘rừng vàng, biển bạc’ mà là con người
- ·Nhiều mặt hàng nhập khẩu ghi nhận tăng trưởng 2 con số
- ·Youtube bảo vệ người dùng trước các cuộc tấn công và quấy rối
- ·Thái Bình: Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư
- ·Khai trương Trang thông tin điện tử mới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- ·Yêu cầu Google xử lý video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên YouTube
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 78 phát hành ngày 30/6/2019
- ·Facebook đối mặt với vụ kiện tập thể 3,2 tỷ USD tại Vương quốc Anh
- ·Tin bão mới nhất: Cơn bão Sanba giật cấp 11 thẳng tiến về biển Đông
- ·Địa phương bố trí đủ kinh phí các nhiệm vụ trong dự toán ngân sách