【nhận định trận nhật bản】Chính phủ lập web nhận phản ánh vòi phong bì doanh nghiệp
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ mở website tiếp nhận mọi phản ánh của doanh nghiệp về khó khăn,ínhphủlậpwebnhậnphảnánhvòiphongbìdoanhnghiệnhận định trận nhật bản vướng mắc trong hoạt động, kể cả tình trạng vòi vĩnh phong bì.
Đây là thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chia sẻ tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều nay.
Ông Dũng cho biết, để đạt mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, vừa qua Thủ tướng đã giao ông trực tiếp cùng các chuyên gia thành lập website lắng nghe phản ánh của doanh nghiệp.
Website với tên miền doanhnghiep.chinhphu.vn bắt đầu hoạt động từ 1/10, tiếp nhận mọi khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh từ cơ chế chính sách đến các giao dịch trực tiếp. Đến nay đã có 6 ý kiến.
Website của Chính phủ tiếp nhận mọi phản ánh của các doanh nghiệp |
Các câu hỏi sau đó sẽ được chuyển đến từng bộ ngành, địa phương và Bộ trưởng Mai Tiến Dũng sẽ lập tổ công tác để đốc thúc, sau đó tổng hợp để trả lời.
“Các thông tin hỏi và trả lời đều công khai, minh bạch, người hỏi có thể theo dõi tiến trình xử lý kiến nghị. Kênh tương tác này giúp xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hướng về doanh nghiệp”, Bộ trưởng Dũng nói.
Ngoài ra, tất cả các cơ sở dữ liệu hỏi và trả lời sẽ được tổng hợp, thống kê để phục vụ công tác tham mưu xây dựng chính sách.
Báo Tổ quốc đặt câu hỏi, nếu có tình trạng vòi vĩnh phong bì đút lót từ doanh nghiệp, thông tin này có được tiếp nhận và chuyển cơ quan chức năng xử lý không?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thừa nhận, chuyện cán bộ vòi vĩnh, lợi ích nhóm đòi doanh nghiệp nộp phong bao, phong bì, gây khó dễ cho doanh nghiệp, thậm chí đòi tỉ lệ % dự án là có trong thực tế.
“Do đó Thủ tướng chỉ đạo mọi phản ánh đều đăng công khai lên website để ngăn chặn những nhóm lợi ích và hạn chế thấp nhất những tiêu cực trong việc giải quyết. Khi nhận được những phản ánh vòi vĩnh, chúng tôi sẽ chuyển các cơ quan chức năng”, Bộ trưởng cam kết.
Bộ trưởng Dũng nói thêm, khi phản ánh, báo chí và doanh nghiệp nên kèm thêm chứng cứ, căn cứ xác đáng để cơ quan chức năng, đặc biệt bộ phận quản lý cán bộ xem xét hơn dễ dàng hơn.
“Nếu ở địa phương, chúng tôi sẽ yêu cầu lãnh đạo địa phương trả lời, nếu ở bộ sẽ yêu cầu cán bộ phải giải trình rõ với doanh nghiệp”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh và cho biết, việc kết luận có vòi tiền hay không, mức độ thế nào cần quá trình xem xét, tránh bỏ lọt đối tượng nhũng nhiễu, tiêu cực.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục xây dựng website đối thoại với người dân.
Thúy Hạnh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Metro Việt Nam dính nghi án trốn thuế, bị truy thu hơn 500 tỷ
- ·Hàn Quốc lên tiếng phản đối hoạt động của quân đội Triều Tiên tại Nga
- ·Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện
- ·Iran không có kế hoạch sửa đổi học thuyết hạt nhân
- ·Bộ Công an cảnh báo chiêu lừa của hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ du lịch
- ·Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
- ·Tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
- ·Indonesia tuyên bố xua đuổi tàu tuần duyên Trung Quốc
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 3/4/2015: Miền Bắc nắng nóng, trời oi bức
- ·Cuba lần thứ 3 không khôi phục được điện
- ·Tin cháy mới nhất: Chiến sĩ PCCC vật lộn chữa cháy kho sơn Đà Nẵng
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hạ viện Malaysia
- ·Israel sẽ mở nhiều cuộc tấn công Iran
- ·Trung Quốc 'lợi dụng' Meta phát triển AI phục vụ quân sự?
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 11/3/2015: Đêm mai, Bắc Bộ đón không khí lạnh, mưa giảm
- ·Thị trưởng Seoul: Hàn Quốc cần vũ khí hạt nhân
- ·Bầu cử Mỹ: Ông Trump và bà Harris chạy đua giành phiếu ở các bang chiến địa
- ·Iran sẽ tấn công Israel trong vài ngày tới?
- ·Thủ tướng phê chuẩn nhân sự mới cho 3 tỉnh Lai Châu, Hậu Giang và Thừa Thiên Huế
- ·Thiếu thực phẩm