【link mu vs liverpool】Chuyển đổi số
Đến nay 95% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số. Ảnh: TL |
Dữ liệu dân cư là động lực chuyển đổi số
Chủ đề thông điệp sự kiện chuyển đổi số ngân hàng năm nay là “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), chủ đề này nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Bộ Công an và NHNN sẽ tập trung vào các nhiệm vụ kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu khách hàng và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành Ngân hàng (như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều,...). Theo bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc NHNN, hiện tại NHNN đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch 25 triệu dữ liệu khách hàng về thông tin tín dụng và phục vụ cho nhiều hoạt động nghiệp vụ khác.
Hiện nay, nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai các giải pháp cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán dựa trên xác thực dữ liệu dân cư; cho phép định danh, xác minh thông tin khách hàng bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp hoặc ứng dụng định danh điện tử VneID. Đến nay, 95% tổ chức tín dụng (TCTD) đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số tại đơn vị mình. Nhiều TCTD chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số. Thống kê của NHNN cho thấy, một số TCTD có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang nỗ lực hướng tới.
Vẫn tiếp tục cần thay đổi toàn diện
Kết quả thực hiện chuyển đổi số thời gian qua cho thấy, năm 2022, tăng trưởng thanh toán qua kênh di động, phương thức QR code tăng trưởng trên 100% so với năm 2021 (kênh Mobile tăng 139,3% về số lượng và 106,5% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 225,4% về số lượng và 243,9% về giá trị); 74,63% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Hiện nay đã có khoảng 18,6 triệu thẻ, 8,7 triệu tài khoản ngân hàng được mở bằng phương tiện điện tử (eKYC) đang hoạt động. Hơn 2,8 triệu tài khoản Mobile Money đã được mở, với khoảng 70,4% được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa... với hơn 8.800 điểm kinh doanh và hơn 15.000 đơn vị chấp nhận thanh toán. Số lượng giao dịch của tài khoản Mobile Money đạt hơn 19 triệu món với giá trị đạt khoảng 1.268 tỷ đồng.
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra trong hoạt động chuyển đổi số nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng là rất lớn. Tại sự kiện chuyển đổi số ngân hàng 2023 vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã xác định chủ đề năm 2023 là “Năm quốc gia về dữ liệu số”. Trong đó, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao. “Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, ngành Ngân hàng chuyển đổi số nhanh sẽ thúc đẩy cả nước chuyển đổi số nhanh; góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đặt ra trong năm 2023 là năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới” - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh về những yêu cầu đặt ra với lĩnh vực ngân hàng.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đề cập đến những yêu cầu với ngành Ngân hàng trong việc tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế. Theo đó, các ngân hàng cũng sẽ cần tiếp tục cần có các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất, đó là yếu tố góp phần gia tăng hiệu quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Phối hợp để khai thác tối đa dữ liệu dân cư Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Công an đã ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai Đề án 06 với 11 đầu việc và 35 nhiệm vụ cụ thể, có phân công trách nhiệm, chốt thời hạn hoàn thành. Dự kiến đến tháng 6/2023, các cơ quan sẽ hoàn thành xác thực 51 triệu thông tin tín dụng khách hàng. Theo báo cáo của Bộ Công an, đến tháng 4/2023, NHNN đã phối hợp với Bộ Công an (Cục C06) hoàn thành xác thực hơn 25/51 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (tăng hơn 7 triệu thông tin so với tháng 3/2023), trong đó đã có 21,3 triệu thông tin khách hàng trùng khớp (đạt tỷ lệ 83,28%). |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Nghịch lý giá heo giảm, giá thịt lại tăng cao
- ·Nông dân thất thu vụ bí
- ·Chiến lược làm giàu từ biển
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Bãi rác gây ô nhiễm môi trường
- ·Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững
- ·Sẽ không có tình trạng khan hàng, sốt giá
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Bình Phước: 86% trang trại gia súc, gia cầm đạt an toàn dịch bệnh
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Hội thảo khoa học đa dạng hóa loại hình đào tạo
- ·Đột phá mạnh mẽ cải thiện chỉ số PCI
- ·Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Đất Xanh Miền Tây bắt tay hợp tác dự án nghìn tỷ ở Cà Mau
- ·Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá
- ·Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa trên quốc lộ 14
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện