会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ớt chile】Giám đốc FNF tại Việt Nam: “Việt Nam đang quản lý rất tốt nợ công”!

【ớt chile】Giám đốc FNF tại Việt Nam: “Việt Nam đang quản lý rất tốt nợ công”

时间:2024-12-23 14:09:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:686次

Nhờ quản lý tốt nợ công,ámđốcFNFtạiViệtNamViệtNamđangquảnlýrấttốtnợcô<strong>ớt chile</strong> Việt Nam có thêm nguồn lực để ứng phó khủng hoảng.

Nhờ quản lý tốt nợ công, Việt Nam có thêm nguồn lực để ứng phó khủng hoảng.

Thành tích trên có được là dựa trên nền tảng Việt Nam đã có một “đệm” tài khóa, dư địa tài khóa tương đối tốt được củng cố trong suốt những năm qua… Đây là nhấn mạnh của GS.TS Andreas Stoffers – Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

PV: Thưa ông, nhìn trong giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, nợ công của Việt Nam đã giảm đáng kể, từ mức 63,7% GDP (năm 2016) xuống khoảng 55,8% GDP (năm 2020). Ông đánh giá như thế nào về thành tích, nỗ lực này của Việt Nam trong thời gian qua?

GS.TS Andreas Stoffers:Tôi cho rằng, việc Việt Nam đã kéo giảm mạnh được mức nợ công từ mức hơn 63% GDP xuống khoảng gần 56% GDP trong 5 năm qua là một kết quả rất đáng ghi nhận, cho thấy Việt Nam đang ngày càng nỗ lực để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.

GS.TS Andreas Stoffers

GS.TS Andreas Stoffers

Nhìn ra thế giới, có thể thấy nhiều nước đang có tỷ lệ nợ công rất cao, ví dụ như đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ công của Hy Lạp là 192% GDP, của Ý là 157% GDP hay Đức là 74% GDP… Đưa ra một vài so sánh trên để thấy, đặt trong bối cảnh Việt Nam có mức độ tăng trưởng GDP những năm gần đây khá tốt, nhất là năm 2018, 2019 GDP ở mức rất cao, song tỷ lệ nợ công của Việt Nam vẫn được kiểm soát ở mức khá thấp so với mức trần 65% GDP mà Quốc hội đã đề ra và cũng phù hợp với các tiêu chí của Liên minh châu Âu.

Để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch, trong năm 2021, thậm chí trong ngắn hạn, nếu tỷ lệ nợ công của Việt Nam có tăng thêm (tất nhiên vẫn cần kiểm soát dưới ngưỡng 65% GDP), thì tôi cho rằng cũng không phải là vấn đề quá lớn và tôi tin Việt Nam vẫn có thể quản lý tốt nợ công trong những năm tới.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, việc kéo giảm được mức dư nợ công trong 5 năm qua đã giúp Việt Nam củng cố “đệm” tài khóa, tăng dư địa tài khóa để có nguồn lực tương đối hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp trong bối cảnh xảy ra dịch Covid-19 vào năm 2020. Quan điểm của ông về nhận định trên như thế nào?

GS.TS Andreas Stoffers:Trong những năm gần đây, Việt Nam đã quản lý nợ công rất tốt. Đặc biệt, trong khoảng 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã kéo giảm mạnh tỷ lệ nợ công, đi ngược với xu hướng của thế giới, khi những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới tỷ lệ nợ công đang tăng rất nhanh.

Nhờ đã quản lý tốt nợ công, cũng như đưa mức nợ công giảm xuống, nên đã giúp Việt Nam tăng dư địa tài khóa và do đó Chính phủ Việt Nam đã có thêm nguồn lực để ứng phó với các cú sốc, khủng hoảng như đại dịch Covid-19. Minh chứng rõ nhất là Việt Nam đã có nguồn lực để tăng cường các khoản chi cho phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo kiểm soát, khống chế tốt dịch bệnh. Đặc biệt, sau khoảng thời gian Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội, Chính phủ Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ nhiều gói hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng… Nhờ đó, kết thúc năm 2020, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 2,91% - thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, qua đó, uy tín, vị thế của Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế.

PV: Cùng với việc kéo giảm mạnh nợ công, cơ cấu nợ của Việt Nam cũng có chuyển biến tích cực, khi tỷ trọng nợ trong nước tăng dần, trong khi tỷ trọng nợ nước ngoài giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng nợ trong nước tăng dần từ 60,1% năm 2016 lên 65,5% năm 2020; trong khi tỷ trọng nợ nước ngoài giảm dần từ mức 39,9% năm 2016 xuống 34,5% năm 2020. Ông có thể bình luận, đánh giá như thế nào về nỗ lực này của Việt Nam?

GS.TS Andreas Stoffers:Khi đánh giá về nợ công của một quốc gia, việc xác định cơ cấu nợ công như thế nào là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu một đất nước mà trong cơ cấu nợ công, tỷ trọng vay nợ nước ngoài quá lớn sẽ làm cho đất nước đó trở nên phụ thuộc vào các quyết định từ bên ngoài, đồng thời cũng phải đối mặt với những rủi ro rất lớn nếu như có những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế trong quá trình phải trả nợ nước ngoài.

Tôi có thể đưa ra một ví dụ, chẳng hạn như Nhật Bản là nước có tỷ lệ nợ công khá cao, tuy nhiên phần lớn nợ công của Nhật Bản đều là vay nợ trong nước, ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay nước ngoài, và do đó, nền kinh tế của Nhật Bản vẫn khá tự chủ và việc quản lý nợ công của họ cũng rất tốt…

Chia sẻ những điều trên để thấy, nhìn vào nền kinh tế Việt Nam, trong những năm gần đây, Việt Nam đang đi theo một chiều hướng rất tốt là luôn luôn cố gắng giảm tỷ trọng vay nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công và đã đạt được thành tích rất đáng khích lệ khi tỷ trọng nợ nước ngoài đã giảm từ 39,9% năm 2016 xuống 34,5% năm 2020. Tôi cũng cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục phát huy những nỗ lực này trong quá trình tái cơ cấu nợ công, để đảm bảo an toàn, an ninh tài chính quốc gia, qua đó góp phần giữ vững sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

PV: Từ những vấn đề đã chia sẻ ở trên, xin ông có thể đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam để có thể tiếp tục quản lý tốt nợ công trong những giai đoạn phát triển tiếp theo?

GS.TS Andreas Stoffers:Nợ công như một “đòn bẩy”, nếu vận dụng tốt sẽ có lợi cho việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nợ công cần phải được quản lý tốt, bởi nếu không quản lý tốt, nợ công sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn đối với quốc gia. Theo đó, khi nợ công trở thành gánh nặng sẽ kéo theo 3 hệ lụy quan trọng nhất là tỷ lệ lạm phát sẽ tăng, khả năng tăng các sắc thuế và gia tăng sự phụ thuộc, cả 3 yếu tố này đều ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Do vậy, tôi cho rằng, quan trọng nhất là Việt Nam cần quản lý, kiểm soát chi tiêu công một cách hiệu quả, chặt chẽ, minh bạch, trong bối cảnh hiện Việt Nam đã có mức độ tăng GDP tương đối cao…

PV: Xin cảm ơn ông!

Diệu Thiện (thực hiện)

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Tự thú của người đàn ông trót yêu em gái vợ
  • Liên hoan du lịch "Đồ Sơn
  • Apple cần làm gì để trở thành công ty nghìn tỷ USD?
  • Trung Hiếu, Công Lý làm ca sĩ
  • Ăn trứng, thịt vào bữa nào là tốt nhất?
  • Cơ quan Thuế đang phải đối đầu với sự phản kháng của DN chuyển giá
  • Triển lãm thương mại xây dựng lớn nhất Bắc Mỹ diễn ra tại Las Vegas
  • Giới khoa học lại 'nóng' chuyện ứng xử với biển đảo
推荐内容
  • Bạo lực kinh hoàng ngày sống thử
  • Giá dầu tăng nhẹ trước thông tin tích cực về gói tài chính của Mỹ
  • Nhân rộng các mô hình hiệu quả, lan tỏa hình ảnh đẹp của người lính 'cụ Hồ'
  • Apple chuẩn bị tung ra thị trường 6 triệu iPad giá rẻ
  • Hai cụ già đau đớn nhìn con chết mòn
  • Thời tiết ngày 24/5: Trung Bộ và Tây Bắc trời nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 37 độ C