【bảng xếp hạng uruguay】Lộc An nỗ lực giảm nghèo
Hình thức hỗ trợ phù hợp
Nhiều năm trước,ộcAnnỗlựcgiảbảng xếp hạng uruguay anh Điểu Ghinh (SN1986), ấp 2, xã Lộc An thuộc diện hộ nghèo với nhiều cái không: Không nhà ở, không đất ở và không đất sản xuất. Hằng tháng, vợ anh phải xuống Bình Dương để làm công nhân, thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng nhưng không đủ trang trải cuộc sống với 3 con nhỏ. Bản thân anh cũng bị khuyết tật vận động, đi lại khó khăn.
Để giúp gia đình anh thoát nghèo, năm 2018, UBND xã Lộc An xây tặng anh căn nhà đại đoàn kết rộng 32m2trị giá 50 triệu đồng trên nền đất của bố vợ cho. Cuối năm 2019, UBND xã Lộc An tiếp tục hỗ trợ anh 2 con bò giống trị giá 40 triệu đồng. Thời điểm bàn giao, 1 con bò cái đã mang bầu, do vậy chỉ vài tháng sau đó đã có bê con. Đầu năm 2020, trên cơ sở thẩm định, bình xét của xã, gia đình anh Ghinh tiếp tục được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 20 triệu đồng để nuôi dê. Với số vốn này, anh mua 2 con dê cái, còn lại đầu tư làm chuồng.
Tham gia tổ hợp tác sản xuất tiêu bền vững, anh Phạm Việt Bình (trái), ấp 8, xã Lộc An có điều kiện chăm sóc vườn tiêu tốt hơn
Anh Ghinh cho biết: “Mình sức khỏe yếu nên việc hái lá, cắt cỏ nuôi dê, bò là phù hợp. Hằng ngày, tôi đến các vườn tiêu của hộ xung quanh xin lá keo, mượn đất của bố vợ trồng cỏ. Đến nay, đàn dê có gần 10 con, tôi đã bán những con dê đực, lựa chọn dê cái để sinh sản, nhân đàn. Vừa qua, xã bình xét và gia đình tôi đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo”.
Đầu năm 2020, ấp 2, xã Lộc An có 220 hộ với gần 1.000 người, trong đó còn 29 hộ nghèo. Ở địa bàn có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, nhất là dân tộc tại chỗ thì vấn đề thoát nghèo không chỉ là niềm khát khao của từng hộ, mà đó còn là bài toán khiến cấp ủy, chính quyền xã và ban ấp trăn trở tìm lời giải. Anh Điểu Zen, Trưởng ấp 2 cho biết: “Những hộ được hỗ trợ xây nhà thì ban ấp vận động các hộ xung quanh giúp đỡ ngày công đổ đất, san nền. Hộ được hỗ trợ vật nuôi sẽ được phổ biến kiến thức kinh nghiệm chăm sóc không để gia súc bị bệnh. Kết quả đạt được lớn nhất không chỉ giúp từng hộ thoát nghèo mà còn là sự thay đổi tư duy, nhận thức của bà con về xây dựng cuộc sống mới, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, mà phải tự thân vận động vươn lên”.
Xây dựng tổ liên kết sản xuất
Huyện Lộc Ninh được mệnh danh là thủ phủ của cây hồ tiêu, riêng tại xã Lộc An có trên 1.000 ha. Để giúp bà con giảm bớt khó khăn, tránh vòng luẩn quẩn chặt - trồng, trồng - chặt, UBND xã phối hợp các ngành liên quan thành lập tổ hợp tác sản xuất tiêu sạch tại ấp 8 với hàng chục hộ thành viên tham gia.
Ông Phạm Việt Bình, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng tiêu ấp 8, xã Lộc An cho biết: Khi tham gia tổ hợp tác, nông dân được các đơn vị liên kết sản xuất tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ bền vững. Có sản phẩm đạt chất lượng theo quy định, người trồng tiêu được công ty thu mua hỗ trợ giá bán cao hơn mức bình quân chung của thị trường. Việc các thành viên tổ hợp tác đồng loạt sử dụng một loại phân hữu cơ vi sinh, thuốc trừ sâu bệnh sinh học, áp dụng một phương thức canh tác theo hướng dẫn của công ty đối tác, thì nông dân sẽ được giảm chi phí đầu vào, chất lượng vật tư đảm bảo, hạn chế tình trạng sâu bệnh hại cây tiêu. Mặc dù hiện nay giá tiêu xuống thấp, nhiều hộ thua lỗ nặng, phải vay nợ ngân hàng, thậm chí nhiều hộ phải bán nhà, rẫy để trả nợ nhưng những thành viên trong câu lạc bộ vẫn yên tâm chăm sóc và đầu tư phát triển. Đặc biệt, nhiều thành viên còn được công ty thu mua thực hiện các chính sách ký gửi theo nguyện vọng và bán khi có nhu cầu, nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại.
“Giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là yếu tố quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt đối với xã có dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao thì việc không để tái nghèo là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2020, Lộc An sẽ tiếp tục đề ra chương trình kế hoạch cụ thể để xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trong đó, chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy vai trò chủ thể của mỗi người dân để xây dựng xã văn minh, giàu đẹp” - ông Điểu Sơn, Chủ tịch UBND xã Lộc An, huyện Lộc Ninh cho biết.
Tùy từng trường hợp, trong năm 2020, xã Lộc An đã hỗ trợ các hộ nghèo 32 con dê, 26 con bò, xây mới và sửa chữa 21 nhà đại đoàn kết, 7 hộ được hỗ trợ khoan giếng. Bên cạnh đó, nhiều hộ còn được hỗ trợ vay vốn ngân hàng, xây nhà vệ sinh, hỗ trợ kéo điện thắp sáng và nhiều chương trình sinh kế khác. Bình quân thu nhập của người dân trong xã đạt trên 41 triệu đồng/người/năm. Kế hoạch giảm 48 hộ nghèo của xã Lộc An đạt 100% chỉ tiêu.
(责任编辑:La liga)
- ·Vợ có đến 5 con riêng, tôi gặp rắc rối khi chia thừa kế
- ·Tìm kiếm, thăm dò dầu khí vẫn trập trùng khó khăn
- ·2 bến cảng 6.425 tỷ đồng tại Hải Phòng, hơn 20 dự án điện gió tại Quảng Trị
- ·Khép lại Dự án BT đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn
- ·Khởi nghiệp: Động lực cho sự phát triển khu vực APEC
- ·Đầu tư ngoài nhà nước trên địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2016
- ·“Đặt cược” vào cao tốc Tân Phú
- ·Chung kết Anh
- ·30 tấn sữa cho học sinh vùng mưa lũ
- ·An Giang mời gọi đầu tư, hình thành doanh nghiệp dẫn dắt
- ·Mẹ khóc ròng khi gia đình ngập trong nợ nần, con bị ung thư
- ·Đón dòng vốn đầu tư và cam kết của Chính phủ
- ·EVN không thể “COD tạm” cho các dự án điện gió
- ·Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cắt băng khánh thành hầm Hải Vân 2 trên Quốc lộ 1
- ·Đoàn Nhựt Quốc đã được xuất viện
- ·Cuba chờ đón dòng vốn từ Việt Nam
- ·Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất của Intel
- ·Vĩnh Long mời gọi nhà đầu tư chiến lược từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Singapore...
- ·Nộp lệ phí ô tô, xe máy trước bạ qua internet
- ·Giao đầu mối chuẩn bị Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây