【kq trận bồ đào nha】Lần đầu tiên 2 đại học Việt Nam lọt tốp 1.000 bảng xếp hạng thế giới
Các trường đại học của Việt Nam được THE xếp hạng năm 2019
TheầnđầutiecircnđạihọcViệtNamlọttốpbảngxếphạngthếgiớkq trận bồ đào nhao công bố công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới mới nhất (World University Rankings 2020) của Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE), ngày 11-9, lần đầu tiên Việt Nam có ba trường đại học được xếp hạng, trong đó Đại hoc Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội lọt nhóm 801-1.000 đại học tốt nhất thế giới, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 1000+.
Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có các chỉ số về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, và hội nhập quốc tế đứng đầu trong nhóm các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có mặt trong Bảng xếp hạng. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu về chỉ số thu nhập từ doanh nghiệp. Đại học Bách khoa Hà Nội lại dẫn đầu về chỉ số về trích dẫn khoa học.
Năm nay, THE xếp hạng cho 1.395 cơ sở giáo dục đại học trên tổng số 1.820 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng. Đây là con số lớn nhất từ trước đến nay trong quy mô xếp hạng đại học thế giới của THE. Các cơ sở giáo dục này thuộc 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo Bảng xếp hạng thế giới 2020 của THE, Đại học Oxford tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới, tiếp theo là Viện công nghệ California (California Institute of Technology), Đại học Cambridge, Đại học Standford, Học viện Công nghệ Massachusetts…
Ở khu vực châu Á, các trường đứng đầu bao gồm Đại học Thanh Hoa (thứ 23 thế giới), Đại học Bắc Kinh (24) và Đại học Quốc gia Singapore (25).
Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có 16 trường lọt vào top 1000, Malaysia có 13 trường, Indonesia có 6 trường, Singapore có 2 trường.
Bảng xếp hạng của THE là một trong ba bảng xếp hạng đại học uy tín nhất trên thế giới, cùng với bảng xếp hạng QS và bảng xếp hạng Thượng Hải.
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng thế giới của THE dựa trên 5 nhóm tiêu chí, gồm môi trường học tập, nghiên cứu khoa học, chỉ số trích dẫn quốc tế của công trình khoa học của trường, quốc tế hóa và thu nhập từ chuyển giao tri thức.
Trong đó, chỉ số môi trường học tập có trọng số điểm xếp hạng là 30% và 5 tiêu chí xếp hạng, bao gồm: kết quả khảo sát về uy tín giảng dạy (15%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (4,5%), tỷ lệ học viên nghiên cứu sinh/sinh viên đại học (2,25%), tỷ lệ giảng viên là tiến sỹ (6%), và thu nhập của đơn vị (2,25%). Thu nhập của trường đại học được THE tính thông qua chỉ số sức mua tương đương, phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hoạt động dạy và học ở trường đại học.
Chỉ số về nghiên cứu có trọng số 30%, bao gồm: kết quả khảo sát về uy tín nghiên cứu khoa học (18%), thu nhập từ nghiên cứu (6%), và năng suất nghiên cứu (6%);
Chỉ số về trích dẫn (số trích dẫn quốc tế trung bình của một công trình của trường đại học) có trọng số 30%. Dữ liệu được tính thông qua 23.400 tạp chí khoa học thuộc cơ sở dữ liêu Scopus trong giai đoạn từ 2014 đến 2018. Lượng trích dẫn được tính cho các ấn phẩm này trong giai đoạn từ 2014 đến 2019. Đã có 12,8 triệu công bố và 77,4 triệu trích dẫn được tính toán.
Chỉ số quốc tế hóa (về cán bộ, sinh viên, nghiên cứu) có trọng số 7,5%, bao gồm: tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%), tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%), và chỉ số hợp tác quốc tế (2,5%, thông qua số công bố khoa học có ít nhất 1 đồng tác giả là học giả quốc tế).
Chỉ số về thu nhập từ doanh nghiệp (chuyển giao tri thức) có trọng số 2,5% tính thông qua tổng thu nhập từ chuyển giao công nghệ và tri thức cho doanh nghiệp.
Trước đó, tháng 8-2019, Việt Nam cũng lần đầu tiên có một trường đại học lọt nhóm 1.000 đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng Thượng Hải (ARWU), bảng xếp hạng được đánh giá là khó nhất thế giới, đó là Đại học Tôn Đức Thắng.
Năm 2018, Việt Nam lần đầu tiên có trường lọt nhóm 1.000 đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng QS là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chuẩn bị tiềm năng để phục hồi kinh tế
- ·Vinamilk đẩy mạnh lộ trình giảm 'dấu chân Carbon', hướng đến Net Zero
- ·Cần hành lang chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
- ·Thỏa thuận xanh châu Âu: Chấm dứt bao bì lãng phí, tăng cường tái chế
- ·Giám đốc Công ty sản xuất thuốc ung thư Vinaca từ than tre bị bắt giữ
- ·Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường
- ·Sinh viên tham gia cuộc thi tranh biện Giao thông xanh
- ·Cộng đồng, doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
- ·Vũ Ngọc và Son làm show ở Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM
- ·Kiểm soát nguồn khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông
- ·74 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9: Bài học lớn về 'mẫu số chung' toàn dân tộc
- ·Nhận thức của doanh nghiệp về sử dụng bao bì thân thiện môi trường
- ·PVFCCo tổ chức phát động chương trình trồng cây xanh tại TP. Phan Thiết
- ·Nói không với túi nilon: Bắt đầu từ các bà nội trợ
- ·Hà Nội quyết liệt phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
- ·Chỉ 20% được tái chế sau sử dụng, còn triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm đi về đâu?
- ·Xu hướng tiêu dùng xanh và thời cơ của doanh nghiệp
- ·Chai nhựa, túi nylon đang hủy diệt môi trường Việt Nam ra sao?
- ·Nỗ lực gỡ 'thẻ vàng' thủy sản
- ·Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn