会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định bóng đá hà lan hôm nay】Khắc tinh của cá sấu hoang!

【nhận định bóng đá hà lan hôm nay】Khắc tinh của cá sấu hoang

时间:2025-01-09 17:39:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:222次

Báo Cà MauNghe chúng tôi gạ hỏi chuyện gần đây có nhiều người bắt được “cá sấu hoang” từ sông hay vuông tôm, anh Hồ Phú Lăng, ấp Cái Bát, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình cười khà: “Lúc mới nghe tin có cá sấu xổng chuồng, lặn ngụp dưới sông, cứ tưởng người lớn doạ tụi con nít. Tui nghe còn ớn lạnh huống chi bọn nhỏ. Còn bây giờ chuyện “cá sấu hoang”nghe quá bình thường rồi”.

Nghe chúng tôi gạ hỏi chuyện gần đây có nhiều người bắt được “cá sấu hoang” từ sông hay vuông tôm, anh Hồ Phú Lăng, ấp Cái Bát, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình cười khà: “Lúc mới nghe tin có cá sấu xổng chuồng, lặn ngụp dưới sông, cứ tưởng người lớn doạ tụi con nít. Tui nghe còn ớn lạnh huống chi bọn nhỏ. Còn bây giờ chuyện “cá sấu hoang”nghe quá bình thường rồi”.

Vừa nói, anh Lăng vừa bước ra phía sau nhà, với tay cầm cán vợt lưới tròn như vành thúng phơi trên mái nhà khoe: “Dụng cụ này, tui đã chinh phục cả thảy 4 con cá sấu dưới mấy nhánh sông ở khu vực Cái Bát, Ðồng Sậy”.

Chị Ánh, vợ anh Lăng, nghe chồng “nổ” về chuyện chinh phục cá sấu, liền than phiền: “Riết rồi tui hông dám để tụi nhỏ đi một mình qua sông. Mỗi lần, ổng bắt được cá sấu mang về trong lòng vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì trừ được một mối nguy hại, vì được có thêm khoản thu nhập, nhưng lo vì hổng biết còn bao nhiêu con khác, mối đe doạ đang chực chờ dưới dòng sông”.

Minh hoạ: Hoàng Vũ

Vốn hành nghề giăng lưới cá chẽm, soi cua, bắt cá, mỗi tháng, khoẻ trong người thì anh Lăng đi soi khoảng trên 10 đêm. Trước đây, vùng tiếp giáp giữa xã Hồ Thị Kỷ với khu vực Ðồng Sậy, xã Thới Bình toàn là năn sậy. Ðất ruộng mùa mưa này người ta bỏ trống hoang, trống hoác. Ban đêm bơi xuồng, rọi đèn mà không thấy bóng người, bóng nhà. Nghề giăng lưới, soi cá lúc đó rất thịnh, mỗi đêm cũng kiếm tầm năm, bảy ký cá lóc, trê, thác lác, trăn, rắn… Mấy đêm ngay con nước còn có tôm càng xanh, cá bống.

Những cánh đồng năn dần mất hẳn khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Chủ đất bắt đầu đắp bờ bao, đưa nước mặn vào. Năn chết rụi. Ðất phèn hoang hoá ngày nào giờ thành khoảnh. Nước mặn về, dưới những con sông xưa kia vốn đầy bông súng, rau muống giờ trống hoang. Thay vào đó là những phên đăng, miệng lú. Nghề giăng lưới, soi cá cũng thu hẹp dần. Phần vì mất vùng hoạt động, phần vì cả nể, sợ bị nghi ngờ “tẩu” lú, xiệc tôm, thuốc cá…

Năm 2012, sau 1 đêm thức trắng, anh Lăng soi chưa đầy 2 ký cá, mà toàn cá phi. Mệt mỏi, đang ngủ thiu thỉu, bỗng điện thoại reo. Mắt nhắm, mắt mở định a-lô cho có để ngủ tiếp, nhưng anh bỗng thấy tỉnh queo khi nghe bên kia đầu dây cho hay gặp con cá sấu hoang mấy chục ký, cả xóm không ai dám tới gần. Anh lập tức ghi lại địa chỉ rồi nhấc chiếc máy văng ga xuống vỏ cùng mớ dụng cụ soi cá chạy thẳng về hướng Ðồng Sậy.

“Trên đường đi, mấy lúc tui định quay lại vì còn mệt và sợ không biết phải làm gì với cá sấu hoang. Bởi, từ nhỏ chỉ quen soi cá để ăn chứ có biết bắt cá sấu ra sao đâu”, anh vừa cười vừa nói.

Tới gần ngã năm, ngã sáu ở Ðồng Sậy Lớn (khu vực xã Thới Bình), nhìn thấy người dân ai nấy trong tay đều thủ sẵn khúc gậy ví tìm cá sấu nhưng chỉ thấy nó ngoi lên rồi ngụp mất tăm. “Tui cũng lo, nhưng đã lỡ phóng lao thì theo lao chớ sao bây giờ”, anh Lăng kể.

“Vậy là tui bàn với bà con giữ yên khúc sông, chờ trời tối. Cùng lúc đó, có người cho hay đã báo với lực lượng Công an xã Thới Bình cùng ví bắt cá sấu”, anh Lăng nhớ lại.

Anh đề nghị rủ thêm mấy người bạn cùng làm nghề soi cá, bàn xin công an xã cho sử dụng xung điện. “Ðược cho phép, chúng tôi bố trí 2 bình xiệc nóng, 2 bình xiệc lạnh, xung điện 220V. Khoảng 8 giờ tối, cả khúc xóm rần lên khi tôi pha đèn ngay vào mắt cá sấu. Con mắt đỏ au, trừng ra như muốn tìm đường thoát khỏi khúc sông! Nhưng nó không kịp lặn xuống thì đã bị ngất xỉu bởi 2 luồng xung điện. Chúng tôi trói cá lại rồi đem lên bờ. Con cá nặng hơn 20 kg, bữa đó có thương lái đến gạ mua, tụi tôi bán tháo vì của trời ban. Mỗi người được hơn triệu đồng. Kể ra cũng là món hời!”, anh Lăng hồ hởi.

Sau đợt truy bắt cá sấu 20 kg, gia đình không cho anh soi cá, giăng lưới nữa vì sợ một thân một mình giữa đêm rủi gặp cá sấu thì không biết phải làm sao. Vậy là suốt hơn 1 năm trời, anh treo lưới, phơi vợt. Mãi đến gần cuối năm 2013, thấy nhà túng quá, anh trở lại nghề cũ. “Nghỉ lâu cũng nhớ nghề. Mà hơn năm nay đâu nghe cá sấu nên hết sợ. Mà chuyến này ở nhà chỉ cho tôi đi lòng vòng xóm Cái Bát này thôi”, anh ví von.

Ðến khoảng nửa năm 2014, ở ngay ngã ba sông Cái Bát (đoạn miễu Cả Giữa) người ta cho biết phát hiện vật kỳ lạ trôi nổi dưới sông, cỡ bằng bắp tay. Nhiều người cho rằng chắc là đoạn bập bè nên chỉ đồn thổi rồi bỏ qua. Ðêm nào cũng qua đoạn sông này, anh Lăng không thấy hiện tượng lạ. Chợt nghe tiếng “khì” nhẹ trong vạt sậy. Phản xạ tự nhiên, anh quơ đèn ngay vị trí vừa phát ra tiếng động lạ. Thấy con mắt đỏ lừ, anh liền nghĩ ngay đó là cá sấu.

“Tôi bơi xuồng nhẹ lại gần, khi biết đó là cá sấu, tôi dùng vợt xúc mạnh. Con cá sấu bằng bắp tay đã nằm gọn trong lưới vợt. Bữa đó, bán con cá sấu được 300.000 đồng”, anh kể.

Như để hút sự chú ý, anh phân trần: “Hổng biết sao mà tui toàn gặp cá sấu. Mới đây, ngay khu vực miễu Cái Bát, tôi lại soi bắt được con cá sấu nặng trên 5 kg. Lần này, tôi vật lộn với nó lâu hơn 2 lần trước”. Vợ anh tiếp lời: “Hôm bữa ổng về, từ dưới xuồng khệ nệ lôi con cá sấu vô nhà mà thấy phát khiếp. Ổng trói nó bằng lưới. Thương lái ngã giá triệu bạc. Ở khúc xóm này, bây giờ người ta đặt cho ổng biệt danh khắc tinh của cá sấu”.

Bắt được cá sấu nhưng anh Lăng không rõ nguyên nhân nào cá sấu có nhiều dưới sông, trong vuông tôm. Chỉ nghe đồn thổi cá sấu nuôi bị xổng chuồng, hoặc những con cá con yếu ớt người nuôi quăng bỏ rồi sống lại... ngay cả ngành quản lý chăn nuôi động vật hoang dã của tỉnh cũng “bó tay” về số lượng cá nuôi, người nuôi.

Vậy là vô hình trung, người nuôi cứ xây chuồng, làm hồ mua giống về thả; những người như anh Lăng cứ may mắn bắt được cá hoang rồi đem bán. Chưa ghi nhận cá sấu ra sông ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân nhưng đã qua ở Cà Mau đã xuất hiện rất nhiều trường hợp người dân bắt được cá sấu trong vuông tôm, dưới dòng kinh. Nguyên nhân bắt được chỉ là “may mắn” nhìn thấy!

Nghe xong cuộc điện thoại, anh Lăng hồ hởi: “Bên khu vực Nổng Bồng Bông vừa có vụ trộm cá sấu rồi làm xổng hơn 20 con cỡ 2 tháng nuôi. Mấy người bạn rủ nhau qua đó thăm dò truy bắt”. Vậy là hành trình săn cá sấu của anh Lăng lại bắt đầu. Món hời từ “cá sấu hoang” đang thúc giục những người hành nghề như anh Hồ Phú Lăng./.

Phong Phú

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
  • Người phụ nữ từ Tiền Giang sang Vĩnh Long dương tính Covid
  • Hàng trăm bác sĩ nhận tư vấn sức khỏe miễn phí qua điện thoại cho người dân TP.HCM
  • Làm rõ thông tin về vụ ô tô rơi xuống sông Đồng Nai khiến nữ lái xe tử vong
  • Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
  • Vi phạm lĩnh vực hàng hải có thể bị phạt tới 100 triệu đồng
  • Hàng nghìn xe xếp hàng chờ NK tại cảng Hải Phòng
  • Giữ thành tích 12 năm liên tục không có tiếng pháo nổ đêm giao thừa
推荐内容
  • Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
  • Thủ tướng: Bộ Y tế cần tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid
  • Lý do tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid
  • 5 người trong gia đình ở Hà Nội dương tính Covid
  • Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
  • Thương mại giữa Hàn Quốc