【bảng xếp hạng cầu lạc bồ bồ đào nha】Nhiều lợi ích khi Việt Nam áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS
Ban hành hướng dẫn thực hiên lập Báo cáo tài chính nhà nước | |
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp | |
Đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam tiệm cận với quốc tế |
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại hội thảo. |
Công khai,ềulợiíchkhiViệtNamápdụngchuẩnmựckếtoánquốctếbảng xếp hạng cầu lạc bồ bồ đào nha minh bạch là tất yếu
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, kế toán không còn là vấn đề mang tính nội tại, riêng biệt của từng quốc gia. Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, các quốc gia thường cho phép các doanh nghiệp lựa chọn Chuẩn mực kế toán quốc gia hoặc Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
Nêu lên sự cần thiết của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh 3 điểm tất yếu. Trước hết là do yêu cầu của Chính phủ. Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 cũng như Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030 đặt ra yêu cầu phát triển bền vững, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Để làm được điều đó, đầu tư xã hội được quan tâm với mức đặt ra để thực hiện là 32-34%GDP. Trong đầu tư xã hội đó, đầu tư từ NSNN chiếm khoảng 7-7,5% GDP.
Theo tài liệu thống kê của Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), tính đến nay đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93% các nước được IASB khảo sát) đã tuyên bố về việc cho phép áp dụng IFRS dưới các hình thức khác nhau. Trong đó có 119/143 (chiếm tỷ lệ 83,2%) quốc gia và vùng lãnh thổ đã yêu cầu bắt buộc sử dụng các chuẩn mực của IFRS đối với tất cả hoặc hầu hết các đơn vị lợi ích công chúng trong nước. Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Việt Nam hiện nay là một trong số ít các quốc gia chưa có tuyên bố về việc áp dụng IFRS. |
Như vậy, theo Thứ trưởng, để phát triển KT-XH bền vững, bao trùm thì yêu cầu minh bạch hóa, từng bước thực hiện chuẩn mực quốc tế với báo cáo tài chính là cần thiết để tạo ra môi trường kinh doanh công khai minh bạch, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là từ khu vực tư nhân - động lực quan trọng nhất cho phát triển KT-XH ở Việt Nam.
Điểm thứ 2 được Thứ trưởng Bộ Tài chính nêu ra là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2018, kim ngạch XNK của Việt Nam đã đạt con số 474 tỷ USD. Việt Nam đã tham gia trên 14 hiệp định thương mại tự do, trong đó đều có các quy định về khuyến khích các dòng vốn đầu tư, khuyến khích tự do thương mại để phát triển kinh tế. Để làm được tất yếu phải thực hiện chuẩn mực quốc tế với báo cáo tài chính của cộng đồng doanh nghiệp.
Cuối cùng, theo Thứ trưởng, một yêu cầu tất yếu nữa là về đổi mới quản trị quốc gia, đổi mới quản lý đối với khu vực tài chính quốc gia cũng như tài chính công.
Với nhận thức về sự cần thiết, tất yếu đó, ngay từ năm 2017, Bộ Tài chính đã bắt tay vào xây dựng Đề án về lộ trình và kế hoạch thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam.
Công cụ huy động vốn hiệu quả
Phát biểu tại cuộc hội thảo, Trưởng đại diện JICA Konaka Tetsuo cho biết: Thời gian qua, JICA đã hỗ trợ Việt Nam ở rất nhiều lĩnh vực để có thể phát triển KT-XH, trong đó có nhiều dự án liên quan đến vấn đề thúc đẩy thị trường hóa nền kinh tế trong các lĩnh vực cụ thể như hiện đại hóa thị trường cổ phiếu, cải cách doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay các thủ tục thuế,…
Về IFRS, theo ông Tetsuo, đây là một công cụ rất quan trọng, một mặt có thể hỗ trợ các nhà đầu tư có thông tin chính xác hơn về tài chính và có thể huy động được các nguồn vốn mang tính chất toàn cầu, song cũng là một công cụ tạo nên ảnh hưởng to lớn cho các hoạt động kinh tế của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nước. Ảnh hưởng đó lớn hay nhỏ, theo chiều hướng nào tùy thuộc nhiều vào việc áp dụng công cụ IFRS như thế nào.
Tại Việt Nam, trong hơn 1 năm qua, JICA đã tiến hành khảo sát, điều tra với mục đích đưa ra cho VN những kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á trong việc áp dụng IFRS. Đồng thời, cung cấp những thông tin phỏng vấn các cơ quan liên quan của Việt Nam về vấn đề này trong đó nhấn mạnh những lợi ích thiết thực của IFRS đối với Việt Nam.
Hội thảo thu hút đông đảo sự quan tâm của các doanh nghiệp. |
Về cơ bản, việc áp dụng IFRS sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia, cụ thể như sau: Chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành và đầu tư.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam có thể so sánh được với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Đồng thời, do IFRS được thừa nhận và áp dụng rộng rãi nên sẽ giúp người sử dụng BCTC có thể so sánh tình hình và kết quả tài chính của các doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau một cách dễ dàng hơn do BCTC của các công ty được lập dựa trên cùng một hệ thống chuẩn mực nên giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế.
Áp dụng chuẩn mực sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, tài chính tạo điều kiện cho việc xuất khẩu lao động có chuyên môn hoặc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nên số lượng các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng mạnh mẽ do các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sẽ giảm bớt chi phí cho việc chuyển đổi báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo tài chính theo IFRS để hợp nhất với công ty mẹ ở nước ngoài.
Ngoài ra, giúp nền kinh tế thị trường của Việt Nam sớm đạt được sự công nhận của các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đàm phán quốc tế về kinh tế, tài chính; tạo thuận lợi trong công tác đánh giá, quản lý, giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của các đối tượng liên quan.
Hội thảo sẽ tiếp tục được tổ chức tại TP.HCM ngày 25/2 và Đà Nẵng ngày 27/2 để phổ biến đến các cơ quan, doanh nghiệp thuộc khu vực miền Trung và miền Nam.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin vào Việt Nam
- ·Khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp: Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
- ·TP.HCM: Thành lập khu công nghiệp chuyên ngành y
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Trao tặng 600 suất ăn đến người dân khó khăn
- ·CEO Nguyễn Tử Quảng: Bphone không cần giảm giá đã hết hàng
- ·Đề xuất kéo dài giải ngân vốn Chương trình phục hồi đến hết năm 2025
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Đầu tư Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Đắk Lắk phát huy hiệu quả vốn vay nước ngoài
- ·Mở rộng khối đại đoàn kết,tập hợp lực lượng chống Mỹ, cứu nước
- ·Trao huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho hai đoàn viên cứu hai em nhỏ đuối nước
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Xác định danh tính nhà đầu tư thực hiện dự án Cảng hàng không Quảng Trị
- ·Thị trường M&A Việt Nam sẽ sớm đạt mốc 20 tỷ USD trong vòng 3 năm tới
- ·Phú Yên chấm dứt hoạt động dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 90 ha
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Cần Thơ: Khan hiếm cát san lấp, cần sớm có nguồn bổ sung