【nhận định brentford】Việt Nam xuất siêu kỷ lục gần 10 tỷ USD
Sắp cán mốc 500 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu | |
Hàng Việt vững vàng xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp | |
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 474 tỷ USD |
Công nghiệp chế biến là nhóm hàng có đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động XK năm 2019. Ảnh: N.Thanh |
TheệtNamxuấtsiêukỷlụcgầntỷnhận định brentfordo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, năm 2019, Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức trên 500 tỷ USD.
Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng xuất khẩu không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp. Cụ thể, trong khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản giảm 4,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 9,7% thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018, qua đó đóng góp vào mức tăng trưởng xuất khẩu chung.
Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể, năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; năm 2015 tăng lên thành 23 mặt hàng. Đến năm 2016, con số này đã tăng lên 25 mặt hàng và đến năm 2019 là 32 mặt hàng (trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 92,86% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Suốt năm 2019, điểm sáng trong “bức tranh” xuất khẩu được Bộ Công Thương nhắc lại không ít lần là xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng trưởng tốt.
Nếu như những năm trước đây, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với khối doanh nghiệp trong nước thì thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp trong nước đã cao hơn khối doanh nghiệp FDI.
Cụ thể, năm 2019, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đã đạt 82,1 tỷ, tăng 17,7%; cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước và cao hơn 4 lần so với tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô, đạt 4,2%).
Qua đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 31,16% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 28,61%).
Cán cân thương mại năm 2019 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục (9,94 tỷ USD) góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Dù đạt được kết quả khả quan trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới gặp nhiều khó khăn, song Bộ Công Thương cũng đánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam còn không ít tồn tại.
Điển hình là kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm do gặp khó về thị trường và giá bán. Các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Với nông sản, Việt Nam đã làm tốt công tác đàm phán để nước nhập khẩu cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (thông qua các Hiệp định thương mại tự do). Tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật còn hạn chế.
Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu vào một số thị trường.
Bên cạnh đó, một số ngành vốn tạo động lực tăng trưởng xuất khẩu như ngành sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, đặc biệt là điện thoại di động không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng như giai đoạn trước.
Ngoài ra, mặc dù Việt Nam đã và đang rất tích cực, chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề trong tranh chấp thương mại, xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại, vượt qua các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu nhưng Bộ Công Thương chỉ rõ, tình hình thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, các nước ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước.
Một trong những điểm nổi bật được Bộ Công Thương nhắc tới còn là nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh đặt trong mối tương quan và tình hình địa chính trị, thương mại căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại hiện tượng hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc mượn Việt Nam để lẩn tránh xuất xứ, rồi tái xuất đi Mỹ để né tránh thuế.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn do nhiều nước chuyển sang áp dụng nhiều hình thức mới trong phòng vệ thương mại như chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ thay vì áp dụng các hàng rào kỹ thuật như áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại...
Năm 2020, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7 - 8% so với năm 2019; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 2%.
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương, tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như: ASEAN (tăng 2%), Hàn Quốc (tăng 8,3%), Ấn Độ (tăng 2,1%), New Zealand (tăng 9,7%). Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Mỹ (xuất siêu 46,4 tỷ USD); EU (xuất siêu 26,9 tỷ USD). |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bánh tráng nướng
- ·Lương thạc sĩ, tiến sĩ chưa đủ nuôi sống bản thân
- ·Ngành Tuyên giáo đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động
- ·Thực hiện 7 giải pháp bình ổn giá trong tháng Sáu
- ·Vietjet có hai chuyến bay miễn phí đưa công nhân về quê ăn Tết
- ·Từ chuyện cây dừa đến chuyện hợp tác kiểu mới
- ·Tăng cường phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu
- ·Đề xuất 3 phương án tính giá điện
- ·Họp thống nhất về kết nối giao thông 2 tỉnh Long An
- ·Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị
- ·Nhân viên, phòng khám thẩm mỹ Keangnam Korea tiếp tục bị xử phạt
- ·Với giống mới 6 tấn/ha, nhà nông quay lại cây điều
- ·Khu phố Phú Hòa lấy sức dân để lo cho dân
- ·Nhiệt điện thiếu than, EVN kêu gọi người dân tiết kiệm điện
- ·VinFast và PVOIL đưa trạm sạc xe điện tại cây xăng đầu tiên vào hoạt động
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2012
- ·Lúa gạo đang giảm giá
- ·Thành phố Cà Mau: Nỗ lực cải thiện chỉ số cải cách hành chính
- ·Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·Cao su Lộc Ninh