【kqbd sporting braga】Thị trường nội địa: Trụ đỡ vững chắc khi xuất khẩu gặp khó
Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng trưởng tích cực
Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy,ịtrườngnộiđịaTrụđỡvữngchắckhixuấtkhẩugặpkhókqbd sporting braga trong 4 tháng đầu năm, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, dịch bệnh, mùa vụ… nhưng cơ bản, cung cầu các mặt hàng được bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Đáng chú ý, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 3,9%); trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 25,8% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 109,4%. Nếu so với 4 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2023 tăng 26,7%.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồ họa: Văn Chung |
Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 4 tháng tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,4%). Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,5%; may mặc tăng 9,8%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 4,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 2,4%; riêng nhóm vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 1,1%.
Chú trọng thị trường trong nước
Ngay từ đầu năm 2023, dự báo của các tổ chức quốc tế chỉ ra rằng đây sẽ là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, xuất khẩu nhiều, do đó có khả năng chịu tác động từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, thị trường lớn trên thế giới.
Hai động lực tăng trưởng chính của Việt Nam xuất khẩu và tiêu dùng trong nước có thể gặp nhiều thách thức. Cán cân thương mại được dự báo tiếp tục cải thiện, tuy nhiên xuất khẩu sẽ đối mặt với các thách thức chung của các thị trường đối tác…
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng nước ta nên chú trọng hướng đến thị trường trong nước khi xuất khẩu gặp khó tại các thị trường chủ đạo.
Theo đó, Bộ Công thương cho hay, trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước làm trụ đỡ khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn. Trong đó, tiếp tục thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Nhiều thị trường có doanh thu bán lẻ tăng cao Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, doanh thu bán lẻ hàng hoá tăng cao ở một số địa phương như: Bình Định tăng 14,7%; Đồng Nai tăng 12,9%; Bình Dương tăng 12,2%; Cần Thơ và Thanh Hóa cùng tăng 11,4%; Hải Phòng tăng 10,0%; Quảng Ninh tăng 9,5%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,1%; Hà Nội tăng 9,0%; Đà Nẵng tăng 7,2%... |
Đồng thời, triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua việc kích thích tiêu dùng; tăng chi tiêu của Chính phủ; đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa thông qua khuyến khích các hệ thống phân phối hiện đại tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử; thực hiện hiệu quả Chương trình đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tại các địa phương.
Đặc biệt, xác định trong bối cảnh nền xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn, cần phát triển mạnh thị trường trong nước, Bộ Công thương sẽ tiếp tục ưu tiên triển khai các chương trình xúc tiến thương mại lớn nhằm thúc đẩy sản xuất, kết nối sản xuất với thị trường trong nước.
Ví như Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”; hội chợ, triển lãm, chuỗi chương trình kết nối giao thương cấp vùng, hỗ trợ xúc tiến đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP, nông sản mang chỉ dẫn địa lý của các địa phương... Qua đó, giúp nhà sản xuất, nhà cung ứng của các địa phương kết nối với hệ thống phân phối, đơn vị thu mua để sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.
Ngoài ra, ngành Công thương sẽ phối hợp với bộ, ngành liên quan tập trung huy động các nguồn lực, sự hỗ trợ về kỹ thuật của các đối tác trong nước và nước ngoài, các sàn thương mại điện tử Lazada, Sendo, Shopee, Tiki, Amazon, Alibaba... nhằm huấn luyện, nâng cao nhận thức cũng như hỗ trợ kỹ thuật, kỹ năng về chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, các kỹ năng quảng bá bán hàng trên môi trường số; đưa công nghệ thông tin đến các nhà cung ứng địa phương, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng vào xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại và phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả./.
(责任编辑:La liga)
- ·Em Đinh Thị Hương Giang bị ung thư máu đã qua đời
- ·Soi kèo góc Arsenal vs Crystal Palace, 2h30 ngày 19/12
- ·Khởi tố nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Asanzo tội trốn thuế
- ·Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh tham gia Ngày chạy thể thao quân sự
- ·Nghẹn đắng cảnh vợ bệnh tật nuôi cả nhà chồng ngớ ngẩn
- ·Giám đốc 32 tuổi và 9 dự án lừa đảo
- ·Cựu Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông được trả tự do
- ·Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác trong lĩnh vực tài chính, thuế, hải quan
- ·Nụ cười hiếm hoi của bé mắc bệnh ruột hẹp
- ·Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh: Xử lý 64 vụ hàng lậu, gian lận thương mại trong quý 3
- ·Hoàn cảnh đáng thương của cháu bé ung thư mắt
- ·Đắk Nông: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu
- ·Huyện Long Mỹ tổ chức giải bóng chuyền và bóng đá tứ hùng
- ·S&P: Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn ở mức cao
- ·Nhờ bạn đọc Báo VietNamNet ủng hộ con tôi đã có tiền chữa bệnh
- ·Taekwondo Hậu Giang: Quá khứ vàng son và nỗi lo hiện tại
- ·Đã có 85 người mắc Covid
- ·Tạm giữ hình sự 2 tài xế 'taxi dù' sau chỉ đạo nóng của Thiếu tướng Đinh Văn Nơi
- ·Cách người miền Nam lựa chọn trái cây trưng trong dịp Tết
- ·Quản lý thị trường Vĩnh Long phát hiện hộ kinh doanh 1.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu