会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq braga】Trường trung cấp chật vật tìm hướng đi!

【kq braga】Trường trung cấp chật vật tìm hướng đi

时间:2024-12-23 12:25:48 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:520次

Các trường trung cấp đã chủ động tìm nhiều giải pháp để thu hút học viên,ườngtrungcấpchậtvậttmhướngđkq braga tìm hướng đi hợp lý, nhưng hiệu quả thế nào thì vẫn phải chờ !

Bài 2: Bài toán khó tìm lời giải ?

Bài toán khó này đã được nhắc đến lâu nay, lời giải đưa ra nhiều, không ít lời giải hay, nhưng có nhiều khi càng giải lại càng thấy khó và đáp án cuối cùng vẫn chưa tìm ra.

Học viên Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh thực hành lắp ráp điện tại Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang.

Chiến lược tạm thời

Từ năm học 2016-2017 trở về trước, Trường Trung cấp nghề Ngã Bảy và Trường Trung cấp nghề tỉnh luôn đau đầu với vấn đề tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo và làm sao để giải quyết việc làm cho học viên khi ra trường… Nhưng nay, khi UBND tỉnh đã có quyết định sáp nhập hai trường thành Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh, đó được xem như gợi mở hướng đi mới cho trường. Ông Võ Văn Thắng, Phó Hiệu trưởng của trường, cho hay: “Khi sáp nhập hai trường sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt động, đội ngũ giáo viên cũng như cơ sở vật chất sẽ được tập trung lại chứ không còn dàn trải như lúc cùng tồn tại hai trường nữa”.

Sáp nhập còn là bước đệm để xây dựng trường trung cấp đủ tầm nâng cấp lên cao đẳng. Trong 11 nghề trường đang đào tạo, đã có 6 nghề trọng điểm được đầu tư trang thiết bị khá hoàn chỉnh là: Điện công nghiệp, điện dân dụng, thú y, quản trị mạng máy tính, công nghệ ôtô và xây dựng.

Một trong những giải pháp để các trường thu hút người học là đẩy mạnh mô hình đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Ông Lê Văn Phi, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh, nói: “Bây giờ, những cách để trường tìm “đường sống” đó là đào tạo liên kết, đào tạo ngắn hạn theo đơn đặt hàng của các công ty, doanh nghiệp. Trường có thể tồn tại đến nay, cũng nhờ vào hình thức đào tạo theo địa chỉ”. Từ năm 2010, trường đã bắt đầu nhận đặt hàng đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tính đến nay, có khoảng 350 học viên của trường đã được nhận vào làm việc tại Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Sông Hậu…

Với hình thức đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, những em có đủ điều kiện sẽ được giữ lại làm chính thức cho công ty, doanh nghiệp. Hiện tại, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh đang tuyển sinh đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm, theo nhu cầu đặt hàng của Công ty Number One Hậu Giang, với khoảng 100 lao động. 

Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh cũng đã có nhiều hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà trường. Ông Trần Văn Trung, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ thêm: “Để đảm bảo đầu ra, khoảng 3 năm nay trường đã liên hệ các doanh nghiệp có nhu cầu đặt hàng tuyển dụng với những ngành nghề mà trường đang đào tạo”. Có 12 công ty, doanh nghiệp đã tiếp nhận học sinh của trường vào thực hành, thực tập và làm việc sau tốt nghiệp. Tính đến cuối năm 2016, trường đã giải quyết việc làm sau tốt nghiệp ở trình độ trung cấp, sơ cấp đạt trên 90%, tăng 17% so với năm 2015. Riêng năm 2017 này, cũng đã có 14 doanh nghiệp đặt hàng đào tạo với hơn 3.000 lao động qua đào tạo sơ cấp, trung cấp nghề, với mức lương từ 3,2-7,9 triệu đồng/tháng. Theo ông Trung, thời gian gần đây, một số nghề điện dân dụng, điện công nghiệp khi đào tạo xong đều có đơn vị tuyển dụng. Qua khảo sát, nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp khá lớn, nhưng vì không tìm được người học, nên các trường đành bỏ qua “cơ hội vàng”.

Đừng để không vào được đại học, mới… ép học nghề

Theo Nhà giáo ưu tú Hà Hồng Vân, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, quan trọng là phải thay đổi phương pháp tuyển sinh. Cần có chiến lược trong công tác tuyển sinh bằng nhiều giải pháp như tuyên truyền về nhận thức nên chọn học làm “thợ” hay làm “thầy”. Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành kế hoạch tuyển sinh vào đại học, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải có động thái giúp học sinh hiểu rõ cơ chế xét tuyển và cơ hội vào trường trung cấp, cao đẳng nghề. Tránh tình trạng đứng đợi các em không vào được đại học rồi mới… ép đi học nghề. Khi miễn cưỡng như vậy, chắc chắn các em không tha thiết gì việc học nghề. Muốn phát triển trường dạy nghề bền vững phải có bốn thành tố liên quan phối hợp là Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và người học.

Tuyển sinh được đã khó, việc giữ được người học còn khó hơn, nên có lớp ban đầu đông đúc, học vài tháng rơi rụng dần dần. Ông Lê Văn Phi, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh, nói: “Đầu năm, học sinh đăng ký học cũng nhiều, nhưng đến khi cuối năm lại chẳng còn bao nhiêu em. Để thu hút học viên, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức khảo sát nhu cầu người học, xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch tuyển sinh hằng năm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chủ động liên hệ các trường phổ thông, các địa phương để tuyên truyền, thông tin và tư vấn tuyển sinh”.

Cũng nắm bắt thông tin và chủ động thay đổi theo các chủ trương, chính sách để thu hút học viên, ông Trần Văn Trung, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh, nêu hướng đi: “Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp đã ban hành, các trường có thể tự xây dựng chương trình, giáo trình. Vì vậy, trường sẽ uyển chuyển xây dựng chương trình, giáo trình theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Một nghề sẽ sử dụng 2 chương trình đào tạo khác nhau theo yêu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ như nghề xây dựng một doanh nghiệp đặt hàng thợ xây, mình sẽ tập trung đào tạo tay nghề. Nếu doanh nghiệp đặt hàng chú trọng nền móng, thì mình sẽ đào tạo chuyên về kỹ thuật…”.

Hiện tại, Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh đang xúc tiến chiến lược tuyển sinh với nhiều hình thức như thông qua các hội nghị tuyển sinh dạy nghề, làm tờ rơi, áp phích để xuống tư vấn tuyển sinh ở các trường THCS, THPT và đặc biệt là lớp 9, lớp 12. Phối hợp hội đoàn thể, địa phương và trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn để xuống vận động phụ huynh học sinh cho con em theo học trung cấp nghề. Khi tư vấn tuyển sinh trường cũng sẽ thông báo cụ thể các chính sách hỗ trợ khi học nghề, các doanh nghiệp đặt hàng, mức lương, quyền lợi người lao động… để làm thay đổi chuyển biến, nhận thức của người dân…

So với các trường khác, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh có tỷ lệ tuyển sinh khá khẩm nhất, trường đã thực hiện nhiều chế độ chính sách ưu đãi đối với học sinh cũng là một nguyên nhân chính góp phần thu hút học sinh đến trường. Tuy nhiên cái khó của trường là học sinh hiện nay không còn mặn mà với cấp học trung cấp nên công tác tuyển sinh đang gặp nhiều khó khăn… 

Lời giải đã đi đúng hướng, nhưng nhận thức làm “thầy” tốt hơn làm “thợ” vẫn chưa thay đổi nhiều, nên kết quả chưa tròn. Tuy nhiên, với sự chủ động và nỗ lực của các trường, chỉ mong việc tuyển sinh sẽ khởi sắc, “được mùa” hơn mấy năm trước.

Mời doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, trực tiếp giảng dạy chung với giảng viên của nhà trường

Là ý kiến của Nhà giáo ưu tú Hà Hồng Vân, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang. Cũng theo ông Vân, đó là sự đổi mới của giáo dục và nếu làm được điều đó sẽ rất thuận lợi trong tiếp nhận học sinh thực hành và định hướng nhận học sinh làm việc tại các doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp. Nhà trường nên thường xuyên mở hội chợ việc làm cho học sinh, đặt hàng đào tạo cho doanh nghiệp để đảm bảo người học tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay và làm được việc, có thu nhập ổn định… Ông Vân cũng cho rằng, trường trung cấp, cao đẳng dưới sự quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội muốn bứt phá thì phải đổi mới. Đổi mới trong công tác quản lý từ cấp bộ, cấp tỉnh đến cấp trường và phải được đặt trong một hệ thống nhất quán.

 

Thị trường lao động của tỉnh ước sẽ cần 10.000 lao động

Theo kết quả dự báo về thị trường lao động từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, nhu cầu tuyển dụng trong thời gian tới sẽ tăng cao và tập trung với một số nhóm nghề như: May mặc, thiết kế thời trang, giày da, bao bì, chế biến thủy sản, điện lạnh, điện công nghiệp, tiếp thị bán hàng… Trong những tháng cuối năm 2017, thị trường lao động của tỉnh ước sẽ cần 10.000 lao động, đó là chưa kể các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc cần khoảng 5.000 lao động phổ thông.

 

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Cụ bà 79 tuổi nuôi chị 83 tuổi liệt giường
  • Nghi án chồng giết vợ vừa đi lao động nước ngoài 20 năm về
  • Hướng dẫn mới về kinh phí tổ chức và tham dự các kỳ thi của giáo dục phổ thông
  • Bắt nghi phạm giết phụ nữ, cướp vàng rồi giấu xác
  • Vi phạm giao thông ở tỉnh khác, không được phép nộp phạt qua bưu điện
  • Việc miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương
  • Thiếu nữ bị ‘trùm điều đào’ đánh đập vì không chịu tiếp khách
  • Nhân viên spa ở Sài Gòn bán dâm cho khách Tây
推荐内容
  • Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2012
  • Phạm Công Danh khẳng định 4.500 tỉ vay của BIDV đã quay về CB
  • Truy tố mẹ đơn thân giết con trai 19 tuổi lúc đang ngủ
  • Bắt cựu tổng giám đốc Tổng công ty khai thác dầu khí Đỗ Văn Khạnh
  • Hạn chế quyền người lao động là doanh nghiệp phạm luật
  • Số phận khối tài sản kếch xù trong vụ Vũ nhôm