【ķet qua bong da】Phát hiện gần 45.000 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm
Bộ Y tế phối hợp cùng các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra ATTP. Ảnh minh họa
Hậu kiểm phát hiện nhiều vi phạm
Thông tin về việc xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm,áthiệngầncơsởviphạmvềantoànthựcphẩmchấtlượngsảnphẩķet qua bong da Bộ Y tế cho biết, thời gian qua đã phối hợp với các cấp, ngành chức năng triển khai nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm về an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương.
Công tác này được tiến hành xuyên suốt cả năm, đặc biệt tập trung vào các thời điểm tiêu thụ thực phẩm nhiều như Tết Nguyên đán, mùa lễ hội xuân, Tết Trung thu... và giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và lễ hội.
Theo đó, trong giai đoạn từ ngày 1/1/2023 đến nay, đã hậu kiểm 513.061 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và phát hiện 44.739 cơ sở vi phạm quy định về ATTP. Trong đó, 16.429 cơ sở bị xử lý, với 14.274 cơ sở bị phạt tiền, tổng số tiền phạt lên đến 66,7 tỷ đồng. Các biện pháp xử phạt bổ sung bao gồm đình chỉ hoạt động của 136 cơ sở, tiêu hủy sản phẩm tại 635 cơ sở với 253.210 loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, cơ quan chức năng đã chuyển giao hai vụ liên quan đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa chất cấm và một vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả cho cơ quan công an.
Ngoài ra, Bộ Y tế từng xử phạt hành chính với mức phạt cao nhất lên đến trên 11 tỷ đồng trong một vụ việc, đồng thời đình chỉ hoạt động sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong 11 tháng, tước quyền sử dụng giấy đăng ký công bố sản phẩm trong 22 tháng đối với các sản phẩm vi phạm.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng
Bộ Y tế thường xuyên phối hợp với cơ quan công an trong xử lý các vụ việc liên quan đến thực phẩm giả, chứa chất cấm hoặc có dấu hiệu vi phạm hình sự. Từ năm 2022 đến nay, Bộ đã chuyển 16 vụ liên quan đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa chất cấm và hàng giả sang cơ quan công an để xử lý.
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2023, thành phố đã kiểm tra 529 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và phát hiện 411 cơ sở vi phạm. Những vi phạm chủ yếu liên quan đến việc không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy tờ kiểm dịch động vật, không đảm bảo vệ sinh, và sản xuất thực phẩm không nhãn mác. Các vi phạm này đã dẫn đến việc tạm giữ hơn 234.287 sản phẩm hàng hóa thực phẩm, trị giá hơn 6,2 tỷ đồng và phạt tiền tổng cộng 7,74 tỷ đồng.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, theo báo cáo của Sở Y tế, trong tháng 9/2024, tỉnh đã kiểm tra 6.667 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm để đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
Kết quả kiểm tra cho thấy, 6.548 cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chiếm 98,2%; 119 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, trong đó 35 đơn vị bị xử phạt với tổng số tiền lên đến 281 triệu đồng. Trong 9 tháng qua, tỉnh ghi nhận 1 vụ ngộ độc thực phẩm dẫn đến 1 trường hợp tử vong do ăn cua lạ có chứa độc tố tự nhiên.
Trong khi đó, tại Hà Nội, dịp Tết Trung thu 2024, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 120 vụ vi phạm, với tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên tới hơn 1,160 tỷ đồng. Hơn 20.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, nhập lậu đã bị tạm giữ và tiêu hủy.
Bộ Y tế cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Công Thương, và Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai các biện pháp mạnh tay hơn trong việc xử lý các vi phạm về ATTP, đặc biệt là những hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, sử dụng chất cấm, và quảng cáo sai sự thật. Đồng thời, Bộ sẽ đẩy mạnh truyền thông, cảnh báo về các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn, công khai danh sách các cơ sở vi phạm để người dân nắm rõ và phòng tránh nguy cơ.
Duy Trinh (t/h)
(责任编辑:World Cup)
- ·Tiếp tục phát hiện chất gây ung thư trong sữa bột Trung Quốc
- ·Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021
- ·Cục Phát triển doanh nghiệp thông báo xét tuyển viên chức năm 2020
- ·Làm luật cho dân, Quốc hội không “dễ tính”
- ·Hàng loạt chủ shop online
- ·BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn
- ·Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình bị đề nghị kỷ luật
- ·An Long vượt khó, đi lên
- ·Ngã ngửa vì vàng giả
- ·Long An: Mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 71.250 căn nhà ở xã hội
- ·Giới đầu tư săn ‘chất vàng mười’ tăng giá ở nhà liền thổ Vinhomes Royal Island
- ·Lạng Sơn ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp
- ·Siết chặt công tác phòng dịch Covid
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Mục tiêu tăng trưởng 6% năm 2021 là có cơ sở
- ·Công ty Nice Star và Nam Land bị xử phạt do vi phạm trong công bố thông tin
- ·Tây Ninh sẽ có thêm khu công nghiệp 2.350 tỷ đồng
- ·Nhiều ý kiến đóng góp đối với các dự thảo nghị quyết của HÐND, quyết định của UBND thành phố
- ·Hải Phòng sẽ thành lập thành phố trực thuộc thành phố
- ·Loạn máy lọc không khí diệt virus cúm A
- ·Khát vọng thịnh vượng, sáng tạo và xã hội an toàn