会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh hàn】Phản ứng chính sách kịp thời khi thị trường và kinh tế thế giới có “vạn biến”!

【bxh hàn】Phản ứng chính sách kịp thời khi thị trường và kinh tế thế giới có “vạn biến”

时间:2024-12-23 19:28:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:317次
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chínhViệt Nam lần thứ hai - năm 2024 với chủ đề “Ứng biến trong vạn biến”. Ảnh: Chí Cường

Xu hướng phục hồi tích cực nhưng còn nhiều khó khăn

Phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ hai - năm 2024 với chủ đề “Ứng biến trong vạn biến” diễn ra chiều nay (6/6),ảnứngchínhsáchkịpthờikhithịtrườngvàkinhtếthếgiớicóvạnbiếbxh hàn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, sau một năm 2023 đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, chúng ta đã bước vào năm 2024 với kỳ vọng về một sự phục hồi mạnh mẽ hơn của kinh tếtoàn cầu và cả Việt Nam.

Tuy nhiên, 2024 lại tiếp tục là một năm mà bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến khó lường. Phân tích và chỉ rõ các vấn đề bất ổn hiện nay như căng thẳng chính trị liên quan đến Nga và Ukraine, Trung Đông, dải Gaza, Biển Đỏ…, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, những bất ổn này không chỉ đe dọa an ninh khu vực và quốc tế, an toàn hàng hải, mà còn ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa, an ninh lương thực, an ninh năng lượng toàn cầu…

“Tất cả đã dẫn tới sự phục hồi chậm hơn và không đồng đều của kinh tế toàn cầu. Thị trường tài chính, tiền tệ, dòng đầu tưtoàn cầu… cũng vì thế bị ảnh hưởng không nhỏ”, ông Phương nói.

Các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường địa chính trị, địa kinh tế thế giới này đã tiếp tục tác động tiêu cực đến triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế, tạo sức ép lớn lên điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Tuy vậy, với sự nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệpvà người dân, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ.

Cụ thể, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực. Dựa trên những kết quả đạt được và đánh giá xu hướng thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2024, đúng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã quyết nghị, để chủ động trong điều hành.

“Có nhiều yếu tố thuận lợi, đan xen cả từ bên ngoài và bên trong, để chúng ta có thể kỳ vọng vào xu hướng phục hồi tích cực của nền kinh tế”, ông Phương nói.

Mặc dù xu hướng phục hồi là tích cực, nhưng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, khu vực và cả vấn đề nội tại của nền kinh tế. 

“Khó bên ngoài khó cả bên trong, nên sức ép điều hành kinh tế là rất lớn. Với một nền kinh tế có quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chịu ảnh hưởng lớn từ các tác động bên ngoài như Việt Nam, điều hành thế nào, ứng biến ra sao trước mỗi biến động của thị trường là điều không đơn giản. Yêu cầu đặt ra là cần theo dõi sát, nhanh nhạy nắm bắt tình hình, dự báo sớm để điều chỉnh, phản ứng chính sách kịp thời, thích ứng cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Nghĩa là chúng ta phải biết cách “ứng biến trong vạn biến”, đúng với chủ đề mà Diễn đàn hôm nay đã đặt ra”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu rõ.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ. Ảnh: Chí Cường

Kiên định với mục tiêu; bình tĩnh, kiên trì thực hiện các giải pháp

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Chính vì thế, chúng ta cần tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng.

Là cơ quan tham mưu chiến lược cho Đảng, Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Chính phủ hoàn thiện thể chế và xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn…

Để nền kinh tế có thể về đích kế hoạch 2024, Thứ trưởng cho rằng, cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, làm mới các động lực truyền thống về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; đồng thời bổ sung, đẩy mạnh tận dụng cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, mô hình kinh tế mới, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, hay các ngành công nghiệp mới nổi như sản xuất chip, bán dẫn, năng lượng tái tạo…

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các dự ánhạ tầng chiến lược cũng là một giải pháp quan trọng. Cùng với đó, cần chuẩn bị tốt các điều kiện để thu hút các làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI, hydrogen…; đồng thời thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, chính sách, bảo đảm hài hòa, xử lý các tình huống trong ngắn hạn và phát triển trong trung, dài hạn, đặc biệt là trong tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước phát triển, ông Phương bổ sung.

Dẫn lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 mới đây về việc tiếp thục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, khơi thông các thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tài chính và tiền tệ… để góp phần giúp nền kinh tế vận hành thông suốt, hiệu quả, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh, “Thách thức và sức ép là rất lớn, nhưng Chính phủ Việt Nam đã xác định không lùi bước trước khó khăn”.

Chúng ta phải kiên định với mục tiêu Quốc hội đã quyết nghị, bình tĩnh, kiên trì thực hiện các giải pháp đã đề ra, đồng thời theo dõi sát tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời, chủ động, hiệu quả, một khi thị trường và kinh tế thế giới có “vạn biến”, ông Phương nói.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh, “Trong bối cảnh này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao việc Báo Đầu tư tổ chức Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ 2 - 2024, với chủ đề Ứng biến trong vạn biến”.

Ông Phương đề nghị các diễn giả tham dự Diễn đàn sẽ cùng phân tích, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về kinh tế vĩ mô Việt Nam, đặc biệt là thị trường tài chính, tiền tệ, những thách thức và cơ hội, các triển vọng trong tương lai, từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển các thị trường này, hỗ trợ không chỉ hệ thống tài chính - ngân hàng, các công ty chứng khoán, cộng đồng doanh nghiệp nói chung… vượt thách thức, đón bắt cơ hội, mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng tốc, phát triển.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Bộ Công an khuyến cáo rủi ro khi xách hộ hàng hóa tại sân bay
  • Việt Nam proposes stronger economic cooperation in Mekong
  • Cần Thơ given priority in development investment to become one of Việt Nam's growth engines: PM
  • Việt Nam always supports UN’s humanitarian efforts: Ambassador
  • Nhiều cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Long An và Thái Lan
  • Việt Nam asks for Jordan’s cooperation in helping Vietnamese survivors of Aqaba gas explosion
  • Scientists urged to raise more initiatives
  • US – leading important partner of Việt Nam: FM
推荐内容
  • Kinh nghiệm mua đồng hồ đính kim cương cao cấp từ chuyên gia
  • US – leading important partner of Việt Nam: FM
  • Leaders pay tribute to late Japanese PM Shinzo Abe, a great, close, loyal friend of Việt Nam
  • Vietnamese parliament leader meets UK Deputy PM Raab, Home Secretary Patel
  • Bổ sung quy định đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài
  • Cần Thơ given priority in development investment to become one of Việt Nam's growth engines: PM