【giai phan lan】Nghịch cảnh người làm lãi ít, người “buôn" lãi nhiều
Chiết khấu cao
Trong hệ thống bán lẻ, hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng còn đi qua nhiều khâu trung gian. Điển hình là mặt hàng thịt lợn thời gian qua, giá thịt lợn hơi giảm sâu, DN cung ứng hàng cũng phải hạ giá song giá bán lẻ tại một số siêu thị đến tay người tiêu dùng vẫn cao ngất ngưởng. Nhẩm tính sơ sơ, thịt lợn đến tay người tiêu dùng cũng phải qua 4-5 cầu (trang trại, người chăn nuôi đến thương lái thu gom, lò giết mổ, thương lái chuyên mua thịt móc hàm, nhà bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng). Theo mỗi khâu ấy, chi phí lại đội lên và “chui” vào giá bán. |
Là DN chuyên cung cấp thịt gà, thịt lợn vào hệ thống siêu thị, hệ thống trường học nhiều năm nay nhưng khi được hỏi về việc đưa hàng vào siêu thị, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền đã thẳng thắn cho biết: “Hệ thống siêu thị đầu tư nhiều nhưng họ ăn lãi cao. Tôi rất bức xúc khi cung cấp hàng cho hệ thống siêu thị”. Vị này dẫn chứng, vừa qua, giá thịt lợn hơi đã giảm rất sâu, hợp đồng DN ký kết với trang trại chăn nuôi đã giảm 20% và DN khi đưa hàng vào một số siêu thị cũng đã giảm 27% nhưng thực tế giá bán tại siêu thị chưa rẻ. Thêm nữa, DN khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị, DN còn phải chiết khấu, phí tham gia các chương trình khác.
Nói về mức chiết khấu, bà Hiền cho biết, mức chiết khấu trên giấy tờ của một số siêu thị thực tế chỉ từ 3-5% nhưng còn nhiều loại chiết khấu khác không có trên văn bản, hợp đồng. Cộng chung lại, mức chiết khấu này phải lên tới hơn 10% và “đây là mức chiết khấu cao”.
Không chỉ chịu mức chiết khấu cao mà DN này còn gặp phải tình trạng nợ tiền rất lâu, có những hệ thống siêu thị còn nợ tới 3 tháng, 4 tháng không trả. “Chúng tôi đi đòi nợ mà như cãi nhau, không ít lần chúng tôi nhận được câu trả lời ‘chưa có ngày hẹn, nói gì mà nói nhiều thế’. Thậm chí đòi nhiều lần họ còn gửi công văn đến dọa cắt hợp đồng”, bà Hiền phân trần. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của DN là không bán lẻ, bán ở các chợ nên nếu không cung cấp vào siêu thị thì DN này cũng gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm. “Chúng tôi vẫn phải ‘nghiến răng’ làm, lãi 2-3% cũng phải chấp nhận vì đã đầu tư nhà xưởng, đồng thời để người lao động có công ăn việc làm”, bà Hiền nói tiếp.
Cũng đang đưa hàng vào hệ thống các siêu thị, ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) thông tin, tại hệ thống siêu thị Big C, muốn đưa 1 mã hàng vào phải tốn 19.750.000 đồng, đưa vào Big C Express tốn thêm 250.000 đồng. “Thật là khó khăn cho DN thuần Việt nhất là DN vừa và siêu nhỏ”, ông Hiến nói. Khi được hỏi “mức chiết khấu như vậy là cao hay thấp?”, ông Hiến cho rằng: “Đây là mức chiết khấu cao. Mức chiết khấu này chỉ có thể chịu được với những DN bán doanh số lớn mới bù đắp được”.
Liên kết
Về phía siêu thị, theo ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Big C Thăng Long, Big C luôn tạo điều kiện cho DN, quy định rõ tiêu chí để DN đáp ứng đúng quy định, có chính sách thuận lợi, hỗ trợ trưng bày, khuyến mại, giảm giá, dùng thử, tặng kèm để thu hút khách nhiều hơn. “Chúng tôi vẫn nói với các nhà cung cấp của mình rằng, hàng hóa vào Big C không khó nhưng để tồn tại và phát triển, phục vụ tốt nhu cầu khách hàng của Big C là khó vì nhiều hàng hóa Việt chưa xây dựng thương hiệu tốt, hình ảnh thân quen với khách hàng. Siêu thị chỉ hỗ trợ trưng bày, bán hàng hóa, còn khách hàng có lựa chọn sản phẩm không là quyền của khách hàng”, ông Dũng nói.
Mặc dù chủ trương, chính sách của hệ thống siêu thị là công bằng với các DN, thế nhưng để vào được siêu thị hay không lại còn phụ thuộc vào “lợi thế” của mỗi DN.
Theo ông Hiến, DN FDI sản xuất tại Việt Nam cũng là “made in Vietnam” nhưng họ có lợi thế nhiều hơn. Hình ảnh sản phẩm của họ nằm trên quầy kệ thường ở vị trí ưu tiên, đầu kệ. “Điều này hoàn toàn nằm ngoài tầm với các của DN nhỏ và siêu nhỏ”, ông Hiến nhận xét. Chính vì thế, sự liên kết của các DN trong nước rất quan trọng, không chỉ giúp giảm giá thành, chi phí logistics thấp… mà còn tạo thế mạnh để DN có tiếng nói với đối tác, tức là hệ thống siêu thị, từ đó phân tích cho đối tác biết rằng DN có chịu đựng được “sức ép” từ phía siêu thị được hay không. Ông Hiến cho hay: “Bài toán liên kết nhằm tạo ra đối trọng để tiếng nói của DN được siêu thị lắng nghe. Khi có liên kết, dứt khoát sẽ mang lại lợi ích cho DN thuần việt. Chúng tôi dù có tiềm lực để chịu được mức chiết khấu mà nhiều siêu thị đang áp dụng nhưng rõ ràng nếu làm vậy DN cũng chỉ hoạt động đơn lẻ”.
Câu chuyện một nhóm DN thủy sản thuộc Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đồng loạt phản ứng, dọa sẽ ngưng cung cấp hàng cho một hệ thống siêu thị nước ngoài nếu nhà bán lẻ đó tiếp tục tăng chiết khấu, đã phần nào mang lại hiệu quả, buộc nhà bán lẻ phải ngồi lại đàm phán với các nhà cung cấp và cam kết không tăng chiết khấu.
Song, sự liên kết này mới chỉ là một mắt xích trong chuỗi cung ứng hàng hóa mà thôi. Để giữ được hệ thống bán lẻ, thì cần có sự liên kết trong cả chuỗi cung ứng đó, tức là từ người sản xuất cho đến DN phân phối, DN bán lẻ phải tạo thành một chuỗi khép kín. Tuy nhiên, theo bà Hiền, việc liên kết giữa DN phân phối với nhà sản xuất đã làm được nhưng mối liên kết giữa DN phân phối với DN bán lẻ dường như không làm được bởi ai cũng tính đến lợi nhuận đầu tiên. “Liên kết giữa nhà phân phối với siêu thị khó lắm. Siêu thị họ có quyền”, bà Hiền chia sẻ.
Chưa kể, hiện nay, trong hệ thống bán lẻ, hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng còn đi qua nhiều khâu trung gian. Điển hình là mặt hàng thịt lợn thời gian qua, giá thịt lợn hơi giảm sâu, DN cung ứng hàng cũng phải hạ giá song giá bán lẻ tại một số siêu thị đến tay người tiêu dùng vẫn cao ngất ngưởng. Nhẩm tính sơ sơ, thịt lợn đến tay người tiêu dùng cũng phải qua 4-5 cầu (trang trại, người chăn nuôi đến thương lái thu gom, lò giết mổ, thương lái chuyên mua thịt móc hàm, nhà bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng). Theo mỗi khâu ấy, chi phí lại đội lên và “chui” vào giá bán.
(责任编辑:World Cup)
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Nhân rộng “Không gian văn hóa Bác Hồ”
- ·Kinh Bắc City (KBC) lãi ròng gần 2.000 tỷ đồng quý III/2022
- ·VinaCapital Ventures công bố kế hoạch cho quỹ đầu tư 100 triệu USD tiếp theo
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Hội Nông dân xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng): Tập huấn mã số vùng trồng
- ·Giá xăng, dầu đồng loạt tăng lần thứ 3 liên tiếp
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Sở Kế hoạch và Đầu tư đứng đầu xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính Đồng Tháp 2021
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Lương và mức sống
- ·Rủi ro đã lớn hơn, cần đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ phục hồi
- ·Grab tung ra tính năng chuyến đi im lặng, tăng trải nghiệm cho khách hàng yêu thích sự yên tĩnh
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên VBF: Doanh nghiệp lo khó tuân thủ vì quy định không rõ
- ·Ngành tổ chức xây dựng Đảng: Chủ động thực hiện hiệu quả chất lượng chương trình công tác năm 2024
- ·Thủ tướng Chính phủ: Ninh Thuận đứng trước những thời cơ phát triển mới, đầy triển vọng
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe