【nữ nhật vs】Đến 2025, nhóm ngân hàng có tiềm lực mạnh đạt quy mô vốn điều lệ tối thiểu 15.000 tỷ đồng
Kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu là có lợi cho ngân hàng?Đếnnhómngânhàngcótiềmlựcmạnhđạtquymôvốnđiềulệtốithiểutỷđồnữ nhật vs | |
Chuyển giao ngân hàng “0 đồng”: Cơ hội mở rộng kinh doanh cho ngân hàng nhận | |
Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém, chia cổ tức 18,1% |
Ảnh minh họa: Internet |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”.
Mục tiêu cụ thể của Đề án là triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10-11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11-12%.
Đối với các NHTM, nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài: vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.
Đối với công ty tài chính, vốn điều lệ tối thiểu đạt 750 tỷ đồng. Đối với công ty cho thuê tài chính, vốn điều lệ tối thiểu đạt 450 tỷ đồng.
Đối với NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính yếu, yếu kém/được kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án tăng vốn thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Đề án đặt mục tiêu, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém).
Đề án nêu cụ thể nhóm giải pháp cơ cấu lại TCTD. Cụ thể, các TCTD xây dựng phương án và tổ chức triển khai các giải pháp phù hợp theo từng nhóm/khối các TCTD bao gồm: tăng vốn điều lệ, nâng tỷ lệ an toàn vốn để tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, chất lượng tín dụng...; khuyến khích tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các TCTD trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh; triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của Nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025. TCTD yếu, yếu kém áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật để bảo đảm giữ vững ổn định hệ thống các TCTD, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trong đó, với các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm các ngân hàng mua bắt buộc) thì phải xây dựng phương án nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và tổ chức triển khai thực hiện theo các giải pháp tăng vốn điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao (riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo phương pháp tiêu chuẩn), trong đó, giai đoạn 2022-2023, tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; giai đoạn 2024-2025, nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền để tăng vốn theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chủ động xây dựng phương án để cơ cấu lại toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; tăng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai các bước để thực hiện cổ phần hóa sau khi Bộ Tài chính hoàn tất việc phê duyệt phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của ngân hàng; thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.
Các NHTM mua bắt buộc, triển khai cơ cấu lại theo Phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các tồn tại, rủi ro trong quá trình tác nghiệp của ngân hàng.
Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu; phân loại nợ theo quy định của pháp luật; đẩy nhanh và gia tăng hiệu quả công tác xử lý, thu hồi nợ và tài sản tồn đọng cho ngân hàng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế
- ·Ngành Hải quan hỗ trợ công tác khuyến học tại tỉnh Cao Bằng
- ·Bộ Ngoại giao quay clip phim quảng bá du lịch Huế
- ·Khó xử lý tài sản của DN trốn nợ
- ·Đổi mới sáng tạo
- ·Báo Hải quan tiếp nhận góp ý vào dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi)
- ·HNX đón tuổi lên 10: Vững tin bước tiếp chặng đường mới
- ·Hơn 1 triệu lượt khách đến Huế trong ba tháng đầu năm
- ·Đồng loạt tăng giá, xăng RON95
- ·Triển khai thủ tục HQĐT tại Chi cục Hải quan CK Hoàng Diệu
- ·Bộ Y tế: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc
- ·Hướng dẫn mới về đăng ký giao dịch chứng khoán trên UPCoM
- ·Công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2014
- ·Đức bắt giữ ba người nghi cộng tác với tình báo nước ngoài
- ·BHXH Việt Nam sẽ truy trả phần chênh lệch tăng thêm của tháng 7 và tháng 8/2023 cho người hưởng BHXH
- ·Quảng Ninh: Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tăng đột biến
- ·Bánh sen cuộn & lò than hoa
- ·Đức gửi Patriot cho Kiev, rộ tin Ukraine phá kho đạn bên trong lãnh thổ Nga
- ·Bộ Y tế: Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn mua, bán thuốc điều trị COVID
- ·Một loạt tổ chức, cá nhân bị UBCKNN xử phạt