会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo chau á】Hà Nội: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại!

【keo chau á】Hà Nội: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại

时间:2024-12-23 21:54:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:973次
Phòng vệ thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế: Bảo vệ lợi ích chính đáng Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: Nhiều nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Doanh nghiệp gỗ cần làm gì để tránh các biện pháp phòng vệ thương mại?àNộiNhiềugiảipháphỗtrợdoanhnghiệpchủđộngứngphóvớicácbiệnphápphòngvệthươngmạkeo chau á

Cùng với việc kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vừa có điều kiện nâng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên bên cạnh đó là nguy cơ trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Chính vì thế, doanh nghiệp cần trang bị cho mình các kỹ năng giúp thực hiện các biện pháp vượt qua rào cản phòng vệ thương mại, gia tăng xuất khẩu hàng hóa.

Nhiều ngành hàng đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại

Hiện Việt Nam đã tham gia vào ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Năm 2021, Việt Nam lọt vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu gần 670 tỷ USD. Tuy nhiên, quy mô xuất khẩu càng lớn càng dễ trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại.

Riêng với địa bàn Hà Nội, ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương cho biết, hiện nay các doanh nghiệp của Hà Nội có một số lợi thế nhất định như việc tiếp cận thông tin khá dễ dàng, các chuyên gia, cơ quan tổ chức nắm vững về phòng vệ thương mại (PVTM) như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các bộ, ngành sẵn sàng trao đổi thông tin khi doanh nghiệp cần.

Ông Mạc Quốc Anh - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết, sau những vụ kiện PVTM với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam thời gian qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp, ngành hàng có ý thức hơn về vấn đề này. Nhiều doanh nghiệp đã sớm thích ứng, nhận diện các thách thức, chuẩn bị phương án, giải pháp với quan điểm chủ động ứng phó.

Ông Lê Triệu Dũng cũng cho biết thêm, đến thời điểm này đã có trên 220 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong số đó, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chiếm 25 vụ và ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.

Hà Nội: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại
Gốm sứ của Việt Nam là một trong những mặt hàng có nguy cơ đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại

Đại diện một doanh nghiệp tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng cho biết, mặt hàng gốm sứ của Việt Nam do phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, bên cạnh đó do kỹ năng giao dịch thương mại, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu chưa chuyên nghiệp nên thị phần xuất khẩu trong những năm gần đây bị sụt giảm và có nguy cơ đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Một trong những ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam đó là ngành gỗ cũng đối diện nhiều với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, ngành gỗ chủ yếu bị kiện phòng vệ thương mại từ thị trường Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng gần đây đã có thêm nhiều thị trường khác, đặc biệt là Canada, Hoa Kỳ. Trong đó, Canada đã điều tra và áp thuế mặt hàng salon đệm mút của Việt Nam xuất khẩu với mức thuế khá nặng, trên dưới 10%.

Hà Nội: nhiều giải pháp hỗ trợdoanh nghiệp chủ động ứng phóvới các biện pháp phòng vệ thương mại

Đối mặt với thực tế này, hiện theo khảo sát của Bộ Công Thương, có gần 70% các doanh nghiệp đã nắm tương đối vững về các công cụ phòng vệ thương mại và sẵn sàng chủ động để ứng phó với có biện pháp PVTM của nước ngoài cũng như sử dụng công cụ PVTM để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại phân tích: Việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp để ứng phó với các biện pháp PVTM, cũng như thực hiện các biện pháp của doanh nghiệp tự bảo vệ mình trong quá trình kinh doanh, đàm phán, ký kết hợp đồng là quan trọng nhất. Vì các quy định về PVTM là vấn đề phức tạp, nhưng lại được sử dụng tương đối phổ biến, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, Úc, EU…

Chính vì thế, ông Dũng cho rằng, các doanh nghiệp cần phải chủ động liên kết với nhau cùng các biện pháp, đặc biệt là các nỗ lực ứng phó với các biện pháp PVTM của nước ngoài chỉ có thể thành công nếu chúng ta có sự hợp sức của doanh nghiệp. Bộ Công Thương cũng đã tập trung vào việc hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng là các đầu mối tổng hợp thông tin, tổng hợp nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên ứng phó với các biện pháp PVTM của nước ngoài.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động cảnh báo sớm; tiếp cận với các doanh nghiệp trong những ngành có nguy cơ, hoặc bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được quy định, yêu cầu và quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra đối với ngành.

Ở khía cạnh luật pháp, luật sư Phạm Thành Tài - Giám đốc Công ty Luật Phạm Danh (TP. Hà Nội) cho rằng, các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật chính sách, thủ tục, quy định và thông lệ quốc tế liên quan tới PVTM. Trong trường hợp trở thành đối tượng của các vụ kiện, doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị hồ sơ, dữ liệu, hợp tác với cơ quan điều tra để chứng minh mình không bán phá giá, không nhận trợ cấp.

Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho biết: sau hơn 2 năm đại dịch COVID-19, Chính phủ và TP. Hà Nội đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động chưa ổn định, chưa nắm vững kiến thức pháp luật, những hiệp định, rào cản trong giao dịch thương mại điện tử quốc tế. Vì vậy, TP. Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn nhằm trao đổi thông tin để doanh nghiệp nắm vững hơn các kỹ thuật đàm phán, giao dịch thương mại. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hàng năm, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về phòng vệ thương mại cho các đối tượng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các hiệp hội ngành nghề, các trường đại học, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, Sở đã thường xuyên phối hợp các cơ quan thông tin báo chí để đưa bài, đăng tin về các nội dung liên quan cạnh tranh, phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội đã biên soạn và phát hành Sổ tay phòng vệ thương mại, gửi thông báo danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp do Bộ Công Thương cung cấp đến các sở, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội để thực hiện công tác quản lý nhà nước và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Liên tục cập nhật lên trang web của Sở www.congthuong.hanoi.gov.vn các nội dung liên quan về phòng vệ thương mại để các đơn vị liên quan chủ động nắm bắt, thực hiện. Ngoài ra Sở đã tham mưu Thành phố phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại có liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, phòng vệ thương mại không phải là việc của từng doanh nghiệp riêng lẻ mà là chiến lược hành động của cả một ngành sản xuất sản phẩm nội địa liên quan. Do đó, để sử dụng công cụ phòng vệ thương mại hiệu quả, doanh nghiệp phải tập hợp với nhau thành một lực lượng đủ sức đại diện cho một ngành sản xuất nội địa. Doanh nghiệp Việt Nam hơn lúc nào hết cần phải liên kết chặt chẽ trong sản xuất kinh doanh, trong vận động chính sách cho ngành...

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Chủ tịch UBND TP.HCM: Thành phố đã trải qua một năm với nhiều khó khăn, thách thức
  • First police peacekeeping unit of Việt Nam established
  • Cuban Ambassador highly values Việt Nam’s economic development results
  • Hà Nội meeting marks 45 years since victory of southwestern border defence
  • Việt Nam được đánh giá cao về công khai minh bạch ngân sách nhà nước
  • PM addresses WEF’s Country Strategic Dialogue on Việt Nam
  • President pays pre
  • Việt Nam Register's deputy head detained on charge of power abuse
推荐内容
  • Cán bộ nhân viên Viettel quyên góp 10 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Trung
  • Top legislator of Việt Nam meets with Indonesian President
  • Hungarian PM hosts welcome ceremony for Vietnamese counterpart
  • President presents appointment decisions to ambassadors, heads of representative agencies abroad
  • Cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 năm 2018 nhanh và chính xác nhất
  • First police peacekeeping unit of Việt Nam established