【kq dua】Hiệu quả cải cách sau 2 tháng thí điểm thống nhất đầu mối kiểm soát chi tại Kho bạc
Quy về một mối
Mục tiêu của Đề án là thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN theo hướng tập trung vào một đầu mối. Khi triển khai,ệuquảcảicáchsauthángthíđiểmthốngnhấtđầumốikiểmsoátchitạiKhobạkq dua Đề án này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cho khách hàng vì nếu như đơn vị sử dụng ngân sách hoặc chủ đầu tư có cả 2 nội dung là chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ chỉ còn phải đến một bộ phận kiểm soát chi để hoàn thiện tất cả các hồ sơ, thủ tục thay vì phải đến 2 bộ phận như trước đây. Đồng thời, với quy trình làm việc mới này, một cán bộ công chức Kho bạc sẽ cùng lúc làm được nhiều việc, tránh phân tán, dàn trải trong công việc. |
Là một trong hai đơn vị được KBNN lựa chọn thí điểm Đề án giai đoạn đầu, KBNN Phú Thọ đã nhận thức được tầm quan trọng và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng đầu năm 2017. Bà Vương Thị Bảy - Giám đốc KBNN Phú Thọ cho hay: Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các vụ chức năng của KBNN trong việc triển khai thực hiện, mặc dù thời gian triển khai tương đối ngắn nhưng công tác chuẩn bị từ khâu xây dựng phương án nhân sự; đào tạo tập huấn cho cán bộ, bố trí trang thiết bị làm việc; quán triệt, động viên tư tưởng cán bộ công chức; tuyên truyền, hướng dẫn cho khách giao dịch cũng như tham gia đóng góp vào hoàn thiện quy trình cho đến việc tổ chức thực hiện, bàn giao công việc, hồ sơ sổ sách, con người giữa bộ phận kế toán và kiểm soát chi đã được thực hiện theo đúng nội dung yêu cầu của Đề án và sự chỉ đạo của KBNN.
Do đó, ngay từ những ngày đầu thực hiện quy trình, các hoạt động giao dịch từ KBNN tỉnh đến KBNN huyện đã nhanh chóng ổn định, thông suốt. Sau 2 tháng, kết quả bước đầu cho thấy việc tổ chức kiểm soát chi, hạch toán kế toán đảm bảo các bước đúng như trong quy trình của Đề án; công tác phối hợp giữa kiểm soát chi và kế toán chặt chẽ, nhịp nhàng. Việc xử lý, giải quyết các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư đảm bảo đúng và tuân thủ đúng thời gian quy định. Cán bộ kiểm soát chi và cán bộ kế toán từ tỉnh đến huyện đều đã thành thạo nghiệp vụ và quy trình mới. Những vướng mắc phát sinh đã được KBNN Trung ương cập nhật xử lý tháo gỡ kịp thời.
“Qua nắm bắt tình hình, các đơn vị đến giao dịch rất đồng tình với việc triển khai Đề án này. Nếu như trước đây, các đơn vị có cả chi đầu tư và chi thường xuyên phải làm việc với 2 bộ phận thì nay đơn vị đó chỉ phải làm việc với 1 bộ phận nên rất thuận lợi. Có lẽ, đây là hiệu quả, lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng nhất khi thực hiện Đề án này” - bà Bảy nhấn mạnh.
Không chỉ các đơn vị giao dịch, lãnh đạo tỉnh cũng rất đồng tình, ủng hộ và ghi nhận việc thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát chi là một nỗ lực rất lớn của KBNN nhằm nâng cao chất lượng công tác cải cách thủ tục hành chính và hướng tới thuận lợi hơn cho khách giao dịch. Trong quá trình thực hiện đề án, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị giao dịch, các chủ đầu tư phối hợp với KBNN để thực hiện tốt Đề án, qua đó, thể hiện rõ sự quan tâm, chia sẻ đồng hành đối với công tác này.
Sẵn sàng triển khai diện rộng
Tuy thấy rõ những hiệu quả tích cực, song, quá trình thí điểm cũng chỉ ra nhiều tồn tại. Trước hết, do thay đổi thói quen và quy trình nghiệp vụ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi còn bỡ ngỡ, vừa làm vừa tìm hiểu, học hỏi nên còn mất khá nhiều thời gian thực hiện các thủ tục. Bên cạnh đó, do thực hiện quy trình tạm thời trong quá trình thực hiện thí điểm Đề án nên đã phát sinh một số vướng mắc như quy trình luân chuyển chậm, khó khăn trong hạch toán chứng từ ngày tương lai; lưu trữ chứng từ tại các bộ phận,... Tuy nhiên, các vướng mắc này đều đã được các vụ, cục chức năng thuộc KBNN ghi nhận, đề xuất phương án giải quyết và hoàn thiện quy trình chính thức triển khai Đề án.
Chia sẻ về kế hoạch cho thời gian tới, ông Vũ Đức Hiệp cho biết: KBNN sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi, trong đó xây dựng ứng dụng bàn giao chứng từ điện tử giữa bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán để thuận lợi, đơn giản hơn nữa trong việc giao nhận chứng từ, đồng thời có giải pháp kỹ thuật để đảm bảo hiệu năng hoạt động của hệ thống TABMIS, nhất là vào dịp cuối năm có số lượng giao dịch lớn, tăng đột biến. Cùng với đó, việc xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo cho các KBNN tỉnh trên phạm vi toàn quốc sẽ được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ triển khai Đề án. Một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Sở giao dịch sẽ tổ chức đào tạo trực tiếp, các tỉnh còn lại đào tạo trực tuyến. Dự kiến, mỗi tỉnh, thành phố cũng sẽ lựa chọn ra 5 công chức làm “nòng cốt” để cử đi đào tạo trực tiếp, sau này có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ tại đơn vị khi triển khai diện rộng.
KBNN cũng đang hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN để sẵn sàng triển khai trên phạm vi toàn quốc từ 1/10/2017 trên cơ sở kinh nghiệm và kết quả triển khai tại Phú Thọ, Thừa Thiên Huế và các tỉnh triển khai thí điểm đợt 2 (Sở giao dịch, KBNN Hà Nội, KBNN Thái Nguyên) dự kiến vào tháng 8/2017.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền về mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cách thức thực hiện, kết quả mang lại từ Đề án sẽ được đẩy mạnh tới các bộ, ngành, địa phương bên cạnh việc đề nghị UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị sử dụng NSNN, các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án trên địa bàn tỉnh chia sẻ với KBNN trong thời gian đầu triển khai Đề án.
Tính đến hết ngày 30/6/2017, hệ thống KBNN kiểm soát ước đạt 359.527 tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán chi thường xuyên của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị KBNN đã phát hiện khoảng 9.081 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 10,2 tỷ đồng. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, tính đến hết ngày 30/6/2017, nguồn vốn Chính phủ giao ước giải ngân là 87.739,5 tỷ đồng, đạt 29,8% so với kế hoạch Nhà nước giao cấp qua KBNN. Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN là 85.454,1 tỷ đồng, đạt 31,3% so với kế hoạch; chi từ vốn trái phiếu Chính phủ là 1.100 tỷ đồng, đạt 10,9% kế hoạch; vốn chương trình mục tiêu là 1.185,4 tỷ đồng, đạt 10,5% kế hoạch nhà nước giao. Nguồn vốn khác ước giải ngân là 9.266,7 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch KBNN nhận được. (Nguồn: KBNN) |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Giặt và bảo quản áo len đúng cách
- ·Mỗi giao dịch ATM, ngân hàng mất 9.000 đồng
- ·3 đồ sơ sinh lãng phí nhất không nên mua
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Thực phẩm đông lạnh tiện mà không lợi
- ·Đại ca giang hồ bị truy nã vẫn đèo bòng người đẹp
- ·Bị tố hành hung sinh viên: Công ty Thiên Ngọc Minh Uy nói gì?
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Tiếp tục hé lộ nguyên nhân dân đập phá nhà cán bộ, bắt trói công an
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Ăn đồ nướng an toàn trong mùa lạnh
- ·Cách chọn, cất giữ ủng đi mưa bền đẹp
- ·Vụ nữ sinh bị làm nhục treo biển 'tôi là ăn trộm': Công an lên tiếng
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Sống khổ ở chung cư học viện hậu cần
- ·Vì sao Công ty Net2e liên tục lỡ hẹn trả lời game thủ?
- ·Đường Trường Chinh bị bẻ cong: Người trong cuộc lên tiếng!
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Mẹo mua túi xách công sở cho các quý cô