【lich bong da anh tay ban nha c1】Cân đối ngân sách: Nỗ lực "chạy đua” tăng thu giảm chi
Cân đối khó khăn
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã có nhiều cải thiện trong những tháng gần đây,ânđốingânsáchNỗlựcampquotchạyđuatăngthugiảlich bong da anh tay ban nha c1 nhờ các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn theo Nghị quyết số 60/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016. Tính đến hết tháng 10, lũy kế vốn đầu tư nguồn NSNN cho các dự án khoảng 161,6 nghìn tỷ đồng, đạt 64% dự toán; vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân đạt khoảng 44,1% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. |
Phân tích nguyên nhân, ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết: Trước tiên bởi số thu từ dầu thô và XNK - những nguồn thu điều tiết 100% về NSTƯ - có xu hướng giảm rất nhanh do giá dầu giảm, sản lượng khai thác dầu giảm và thuế XNK cũng giảm do thực hiện các cam kết hội nhập. Cụ thể, thu ngân sách từ dầu thô 10 tháng chỉ đạt 32,46 nghìn tỷ đồng, bằng 59,6% dự toán, giảm 42,4% so cùng kỳ năm 2015 trong khi sản lượng dầu thanh toán từ đầu năm 2016 đến nay đã đạt tới 90,3% kế hoạch năm. Giá dầu thanh toán bình quân 10 tháng qua là 42,7 USD/thùng, giảm 17,3 USD/thùng so với giá tính dự toán. Kim ngạch XNK ngay trong tháng 10-2016 cũng tăng 4,1% so với tháng trước; trong đó, riêng kim ngạch NK của một số mặt hàng chủ yếu có đóng góp số thu lớn cho NSNN đều tăng như xăng, dầu các loại tăng 13,2%; nguyên liệu dệt, may, da, giày tăng 10,5%; sản phẩm hóa chất tăng 7,7%... Cộng lại 10 tháng, sau khi hoàn thuế GTGT theo chế độ tổng số thu NSNN từ hoạt động XNK đạt 122,26 nghìn tỷ đồng, bằng 71,1% dự toán, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2015. Nếu như giai đoạn 2006-2010, tỷ trọng 2 khoản thu này chiếm 40% tổng thu NSNN thì đến năm 2015, tỷ trọng này chỉ còn dưới 25%. Dự kiến đến thời điểm cuối năm 2020, con số ấy chỉ duy trì được ở khoảng 14%.
Một nguyên nhân nữa gây khó cho thu NSTƯ là phần thu điều tiết của các địa phương trọng điểm. Phần thu này tăng theo tốc độ tăng thu NSNN nội địa nói chung. Trong giai đoạn 2006-2010, có 11 địa phương có số thu điều tiết về Trung ương. Giai đoạn 2011-2016 có 13 địa phương, trong đó có 3-4 địa phương có tỷ lệ điều tiết trên 50%. Còn lại, cơ bản vẫn còn 50 địa phương đang nhận trợ cấp từ Trung ương. ”Trong điều kiện không thể nâng tỷ lệ bội chi lên được nữa, trần nợ công cũng đã được Quốc hội quy định là 65% GDP, giải pháp tối ưu là phải cơ cấu để thu nội địa tăng lên, trám vào số giảm thu từ dầu thô và XNK” - ông Hưng nói.
Thu nội địa đang khả quan
Tuy tăng thu nội địa thực sự là một thách thức lớn, song, thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã triển khai hướng đi này khá tốt. Số thu nội địa 10 tháng đạt 663 nghìn tỷ đồng, bằng 84,5% dự toán, tăng 13,3% so cùng kỳ năm 2015. Có 11/16 khoản thu, sắc thuế đạt khá, trong đó có một số khoản thu lớn như: Khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh 89,9%; khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài 84,9%; thuế Thu nhập cá nhân 87,9%; thuế Bảo vệ môi trường 91,1%; lệ phí trước bạ 96%. Các khoản thu liên quan đến đất đai cũng đạt cao như: Thu tiền sử dụng đất 127,8%; tiền thuê đất 141,5%; thu tiền bán nhà 308,8%; thuế sử dụng đất nông nghiệp 165,6%; thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 91,8%...
Đặc biệt, trong 63 tỉnh, thành phố, hầu hết đều có tăng trưởng thu, chỉ còn cá biệt 4 địa phương thu thấp hơn kế hoạch. Có 39 địa phương đảm bảo tiến độ thực hiện dự toán (thu đạt trên 83,3%), trong đó có 21 địa phương tiến độ thu đạt trên 90% là: Quảng Nam, Thái Nguyên, Thái Bình, Hậu Giang, Ninh Bình, Bạc Liêu, Hà Nam, Kiên Giang, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Tiền Giang, Khánh Hòa, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Thanh Hoá, An Giang, Đồng Tháp.
Để bù đắp số hụt thu từ dầu thô và XNK từ nay đến cuối năm, ngành Thuế cũng đã có những kế hoạch cụ thể để tiếp tục tăng thu, trong đó chú trọng các hoạt động nhằm chống thất thu ngân sách như tăng cường thanh tra, kiểm tra; theo dõi chặt chẽ tình hình quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế và tiến độ thu hồi nợ thuế của các Cục Thuế; đôn đốc cưỡng chế nợ đối với các DN nợ thuế lớn do Tổng cục Thuế đã thông báo.
Nhìn xa hơn trong cả giai đoạn tới, theo ông Võ Thành Hưng, Bộ Tài chính đã định ra 3 hướng đi lớn để tăng thu nội địa. Giải pháp đầu tiên và cũng là căn cơ cho lâu dài đó là tập trung cải thiện môi trường đầu tư để phát triển DN. Thứ hai là rà soát để điều chỉnh hợp lý các sắc thu kể cả trực thu và gián thu theo hướng mở rộng đối tượng thu để nghĩa vụ thuế trên từng DN trên từng mặt hàng, sản phẩm không tăng nhưng đối tượng nộp thuế sẽ mở rộng ra. Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý để hạn chế thất thu, có thêm nguồn thu.
Phải tiết kiệm chi
Công tác phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2016 khá thuận lợi, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán. Đến hết ngày 24-10-2016, đã phát hành được 268,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán. |
Trong điều kiện thu NSNN gặp nhiều khó khăn còn nhu cầu chi lại tăng cao, trong thời gian tới, Bộ Tài chính đặt yêu cầu tiết kiệm chi nghiêm ngặt lên hàng đầu, đúng như phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trước Quốc hội trong kỳ họp thứ 2 vừa qua: “Cần phải thay đổi văn hóa trong thực hành tiết kiệm của từng cán bộ, công chức và trong toàn xã hội. Cần phải quản lý chặt chẽ chi tiêu NSNN, mua sắm và sử dụng tài sản công, xe ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước”. Một trong yêu cầu trước mắt là các bộ, cơ quan Trung ương phải tự sắp xếp để điều chỉnh lương từ ngày 1-7-2017 trong dự toán được giao mà không được bổ sung thêm. Để làm được, các đơn vị sẽ buộc phải tiết kiệm các khoản chi khác để đảm bảo cho quỹ lương tăng lên.
Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu chi NSNN sẽ được thực hiện theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, từng bước đưa tỷ trọng này vào năm 2017 lên tới 25,7% tổng chi NSNN. Đối với khu vực sự nghiệp, Chính phủ đã có cơ chế và đang yêu cầu các đơn vị này tăng tính tự chủ trên cơ sở cho phép điều chỉnh giá, phí dịch vụ công theo lộ trình. Bộ Tài chính đã tính toán giảm chi của bộ phận các Bộ, cơ quan Trung ương và đơn vị sự nghiệp trong năm tới khoảng gần 1.000 tỷ đồng, bao gồm cả y tế, giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, số kinh phí rút ra đợt này không phải để dùng vào việc khác mà chỉ được cơ cấu lại, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị thì chuyển sang hỗ trợ cho đối tượng chính sách và đầu tư trở lại một phần cho chính các lĩnh vực đó.
Với nỗ lực tăng thu hiệu quả và các giải pháp điều tiết ngân sách như vậy, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ - tài chính ngân sách 2016 cũng như đảm bảo cân đối tốt NSNN trong giai đoạn tới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tình yêu bắt đầu từ tham vọng mong manh
- ·Xã An Tây: Tình hình an ninh trật tự chuyển biến tích cực
- ·Việt Nam sẽ hết sức mình cùng với Campuchia tiếp tục vun đắp quan hệ hai nước
- ·Thị trấn Phước Vĩnh: Tăng cường quản lý trật tự đô thị
- ·Khánh thành nhà máy Baliogo 2 tại Long An
- ·Giảm tầng nấc trung gian
- ·Thực hiện Đề án 06: Góp phần cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân
- ·Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Dĩ An: Duy trì hiệu quả “Làm theo gương Bác”
- ·Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Long An thăm, chúc mừng Giáng sinh các cơ sở tôn giáo
- ·Phường Phú Cường: Tăng cường quản lý, bảo đảm trật tự đô thị
- ·Cần giải pháp để người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm sạch
- ·Nông thôn ngày một khởi sắc, mạnh giàu
- ·Xử lý tài xế xe tải chở khoáng sản không phủ bạt
- ·Tạo đột phá về cải cách hành chính
- ·Công tác tổ chức xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả nổi bật
- ·Xã Đất Cuốc: “Điểm sáng” trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- ·Rà soát công tác chuẩn bị hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh
- ·Nghiệp đoàn xe ôm phường Thới Hòa: “Mái nhà” chung cho những lao động khó khăn
- ·Chiến công oanh liệt trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc
- ·Tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp