【tỉ số hiệp 1】Gia tăng lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế qua internet
Cảnh báo gấp doanh nghiệp UAE lừa đảo,ănglừađảotronggiaodịchthươngmạiquốctếtỉ số hiệp 1 gian lận thương mại | |
Thương mại điện tử qua biên giới sẽ vào “quỹ đạo” khi có nghị định quản lý | |
Khó quản lý hàng giao dịch qua thương mại điện tử | |
Hải quan Hà Nội: Tăng cường chống buôn lậu qua thương mại điện tử |
Doanh nghiệp luôn phải cẩn trọng trong mọi giao dịch với đối tác nước ngoài. Ảnh: ST |
Lừa đảo có hệ thống
Thời gian qua, đại dịch Covid-19 khiến giao dịch thương mại trên toàn cầu bị tác động, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) liên tục tiếp nhận, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhận được lời mời chào bán, mua hàng, ký kết hợp đồng giao dịch thương mại có dấu hiệu lừa đảo, gian lận từ một số doanh nghiệp có trụ sở tại UAE. Cơ quan này đã “điểm mặt” một số doanh nghiệp như: Green Light Foodstuff Trading LLC, Climax General Trading LLC, Loyalpur General Trading LLC, Choice Global FZC/Vital Fresh General Trading LLC, International Dragon Food Trading LLC (IDP)…
Theo cơ quan này, một số hình thức gian lận thương mại mà các doanh nghiệp nêu trên sử dụng như: giao hàng không trả tiền; làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng, cài người lấy chứng từ xuất khẩu; sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của 2 bên doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi tiến trình đàm phàn, khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì "hack" email hoặc tạo tài khoản email giả mạo để gửi thông tin tài khoản, khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất.
Đặc biệt, các doanh nghiệp này còn lợi dụng sự bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong nước, như không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác, không có người của phía Việt Nam sang để làm việc… để chuyển hàng không giá trị, không đúng hợp đồng, hoặc thông báo hàng hỏng, kém chất lượng để ép giá, trừ nợ hoặc đòi bồi thường…
Thương vụ tại Hà Lan cũng đã đưa ra lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam trong giao dịch với những công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên Internet.
Trước đó, vào giữa tháng 12/2020, Thương vụ tại Hà Lan nhận được một đề nghị của doanh nghiệp Việt Nam nhờ kiểm tra một doanh nghiệp Hà Lan trước tiến hành giao dịch kinh doanh nhập khẩu đồ uống và thực phẩm với tên gọi là AFF BV. Khi truy cập website thấy quảng bá về các sản phảm liên quan đến đồ uống và thực phẩm, hình thức website tương đối bắt mắt, số điện thoại liên hệ và hình ảnh người liên hệ đầy đủ. Tuy nhiên, khi Thương vụ gọi đến số điện thoại di động đăng ký trên KVK thì được biết, công ty này đã phá sản và không có bất kỳ một giao dịch nào, công ty đang bị một số người lấy cắp thông tin để thực hiện hành vi lừa đảo.
Cách đây không lâu, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản XNK Đệ Khang Phú Thành cho biết đã bị tổ chức nước ngoài lừa đảo trong giao dịch nhập khẩu hàng hóa dù đã tìm hiểu theo đúng tên căn cứ vào danh sách các công ty được phép nhập khẩu vào Viêt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có giao dịch qua Hải quan Việt Nam. Nhưng trong quá trình giao dịch, đối tác liên tục thay đổi điều khoản thanh toán, trong đó yêu cầu giao dịch trả đủ 100% tiền mới giao hàng về Việt Nam. Công ty Đệ Khang Phú Thành đã trả cho công này 9.800 USD. Nhưng sau quá trình tìm hiểu của đối tác khác và ngân hàng trung gian nhận tiền Bank of American, doanh nghiệp mới biết là đã bị lừa, không thể lấy lại tiền. Đại diện doanh nghiệp này khẳng định, đây là tổ chức lừa đảo qua mạng xã hội, có hệ thống và rất có kinh nghiệm giao dịch quốc tế và am hiểu kỹ về xuất nhập khẩu của ngành thủy sản.
Doanh nghiệp phải cẩn trọng
Theo lý giải của đại diện Thương vụ UAE, mặc dù đã có các cảnh báo, lưu ý đối với các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, lợi nhuận cao, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế, cũng như tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến việc đi lại, gặp gỡ làm việc trực tiếp hoặc kiểm tra hàng hóa… bị gián đoạn, phải chuyển hướng sang hình thức giao thương online, nên vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị lừa, thiệt hại nặng nề trong giao dịch.
Do vậy, theo các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cần chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật của nguồn nhân lực làm công tác ngoại thương, phát triển thị trường của doanh nghiệp mình.
Chia sẻ về kinh nghiệm của doanh nghiệp, theo đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ BigPhone Việt Nam, để hạn chế rủi ro khi thanh toán với đối tác quốc tế, các doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Doanh nghiệp cũng phải đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thức của L/C trước khi giao chứng từ. Vị này cũng cho hay, khi làm việc với đối tác, doanh nghiệp hạn chế thanh toán đặt cọc trước cho đối tác, không chấp nhận các điều khoản thanh toán bất lợi như D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ), D/P (giao tiền thì giao chứng từ) hoặc cho khách hàng nợ tiền hàng…
Ngoài ra, các cơ quan quản lý thuộc Bộ Công Thương cũng lưu ý, các doanh nghiệp cần thực hiện việc xác minh, thẩm định đối tác, đặc biệt là các đối tác mới lần đầu giao dịch, đề nghị cung cấp các giấy tờ cụ thể như giấy phép kinh doanh, ID của người chủ doanh nghiệp…. Đối với các đơn hàng ký kết lần đầu, qua hình thức trực tuyến hoặc có nghi ngờ về tính xác thực, doanh nghiệp nên liên hệ với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để được hỗ trợ và cung cấp thông tin cần thiết.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Nguyễn Xuân Phúc
- ·Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm, chúc mừng các cơ sở y tế ở TP.HCM
- ·Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương
- ·Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2.9
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không có việc điều hành giá điện bất cập, gây thua lỗ
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Cựu binh Mỹ cảm động trước câu nói: 'Chào mừng các ông đến Việt Nam'
- ·Đẩy mạnh truyền thông tạo cầu nối thu hút hợp tác, đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn
- ·Phối hợp với cảnh sát kinh tế trong đôn đốc, thu nợ về bảo hiểm
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Lý do miễn nhiệm chức Phó Thủ tướng với các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam
- ·Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang được bầu vào Bộ Chính trị
- ·Các bác sỹ thực hiện gần 7.300 ca phẫu thuật cấp cứu trong 3 ngày nghỉ Tết
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·“Làm lại cuộc đời”