【xem cup c1】Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ: Sự thôi thúc từ lương tâm
(CMO) Chiến tranh đã lùi xa nhiều thập kỷ nhưng nỗi đau, mất mát vẫn mãi còn day dứt. Vì còn đó hàng vạn người mẹ ngóng tin con, vợ ngóng tin chồng, con ngóng tin cha… với mong ước nhỏ nhoi là đưa những nắm xương còn vùi lấp dưới vùng đất lạnh hay trong các nghĩa trang về cải táng tại quê hương.
Đã 59 năm kể từ khi biết tin chú là Thượng sĩ Võ Văn Đàng, đơn vị Tiểu đoàn U Minh 2 (D2), Quân khu 9 hy sinh, gia đình ông Võ Văn Nhu, Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau vẫn luôn mong ngóng một ngày tìm được hài cốt chú mình.
Kể về hành trình đi tìm mộ chú, ông Võ Văn Nhu cho biết, ngày chú đi theo cách mạng, gia đình không ai biết nên khi chú hy sinh gia đình cũng không ai hay. Mãi sau này, nhờ người đồng đội cùng đơn vị là ông Lư Văn Ấu cho hay ông mới biết chú mình hy sinh ngày 19/9/1960 và an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đập Đá, tỉnh Kiên Giang.
Khi đó, cha của liệt sĩ Võ Văn Đàng là ông Võ Văn Sửu già yếu. Trước khi mất, ông Sửu trăng trối muốn gia đình tìm kiếm hài cốt ông Đàng về an táng tại gia đình. Nhớ lời trăng trối của ông nội (tức là ông Sửu), năm 2009, lần theo thông tin ông Nhu tìm thì hài cốt chú mình đã được quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Ngày chú tham gia kháng chiến, ông Nhu vẫn còn rất nhỏ. Qua lời kể của người thân trong gia đình, chú sống tình cảm, khí khái hơn người, tánh bộc trực, ăn nói dứt khoát. Mặc dù ký ức về người chú rất đỗi mơ hồ, nhưng tình huyết thống luôn nung nấu trong ông niềm mong mỏi tìm hài cốt người thân.
Mặc dù tìm kiếm nhiều lần nhưng gia đình ông Võ Văn Nhu, xã An Xuyên vẫn không thể tìm được hài cốt của chú là liệt sĩ Võ Văn Đàng. |
Năm 2015, một số người quen đi làm ăn tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang tiếp tục cho gia đình hay, tại nghĩa trang liệt sĩ huyện có ngôi mộ liệt sĩ tuy không có quê quán nhưng trùng thông tin mà gia đình ông Võ Văn Nhu đang tìm kiếm.
Vì trân quý người chú chồng đã hy sinh vì nước, vì dân nên bà Lý Thị Hồng Cẩm, vợ ông Võ Văn Nhu, cùng người cháu trai vượt hàng trăm cây số đến Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Vĩnh Thuận tìm mộ liệt sĩ Võ Văn Đàng, nhưng kết quả chỉ trùng chữ lót và tên.
Mỗi khi nhắc đến công tác tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ, Phó chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội đồng chính sách xã An Xuyên Nguyễn Văn Nhanh vô cùng xót xa, bởi dù rất cố gắng nhưng hiện nay xã vẫn còn 44 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt. Đồng nghĩa còn 44 dòng tộc, thân nhân của 44 liệt sĩ vẫn ngày đêm mong ngóng, chờ đợi thông tin và họ không thôi hy vọng.
Không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ngay cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, vẫn còn rất nhiều liệt sĩ đã tìm thấy hài cốt, nhưng tên tuổi vẫn mịt mờ hoặc hài cốt còn nằm lại trên đất bạn.
Có giấy báo tử nhưng ông Phạm Văn Nãi, xã Lý Văn Lâm vẫn không xác định được hài cốt của chú là liệt sĩ Phạm Văn Thắng. |
Sau một thời gian dài đi tìm và gặp những người cùng đơn vị Tiểu đoàn thông tin (D42), Cục Hậu cần Quân khu 9 khi đó, gia đình bà Nguyễn Thị Ảnh có được 2 thông tin về nơi hy sinh của em mình là liệt sĩ Nguyễn Văn Hiếu. Liệt sĩ Hiếu có thể được chôn tại Sân bay quốc tế Pochentong hoặc Nghĩa trang Ba Chanh, Campuchia.
Thông tin đã có, nhưng do gia đình thuộc diện khó khăn nên nhiều năm nay bà Nguyễn Thị Ảnh (Ấp 6, xã An Xuyên) vẫn chưa thể đi tìm hài cốt người em.
Bà Ảnh kể lại, cũng như hàng vạn chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, giúp Nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt vong của chế độ Pol Pot đã nằm lại trên đất bạn. Ngày Hiếu ra đi vẫn là thanh niên độc thân, điển trai, vui vẻ, sống hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với anh chị em nên ai cũng quý mến.
Ngót nghét đã hơn 30 năm, nhưng mỗi lần nhắc lại Hiếu, mắt bà Ảnh đỏ hoe. Chạm tay vào di ảnh, giọng bà Ảnh chùng xuống như đang thủ thỉ với người em trai xấu số của mình: "Thằng Hiếu nó đẹp trai, trắng trẻo. Tánh tình ngoan hiền nên mẹ rất thương".
Ngày gia đình nhận giấy báo tử (nay đã thất lạc) gửi về, báo là Hiếu đã hy sinh vào ngày 25/6/1983, bà Tô Thị Bồng, mẹ liệt sĩ đã quỵ ngã. Niềm thương nhớ, ký ức về Hiếu khiến bà Bồng khóc nhiều và những năm cuối đời mắt bà đã nhạt nhoà. Năm 1985, bà Bồng bệnh rồi mất. Trước khi mất bà vẫn thều thào cùng con gái: “Ảnh, hãy thay mẹ tìm thằng út, mẹ chết mẹ cũng đi tìm cho gặp nó”.
Bà Ảnh, chị liệt sĩ Nguyễn Văn Hiếu vẫn mong một ngày tìm được hài cốt em theo di nguyện của mẹ. |
Trong căn nhà 3 gian rộng rãi, tấm bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Phạm Văn Thắng, hy sinh năm 1948, được ông Phạm Văn Nãi, ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm đặt ngay ngắn trên bàn thờ, sạch sẽ, tinh tươm, hàng năm cúng giỗ đều đặn.
Giấy chứng nhận báo tử của chú được ông Nãi cất giữ cẩn thận. Là lớp con cháu sau này nên ông Nãi cũng chỉ biết thông tin về chú qua lời kể của ông bà lúc còn sống.
Ông Phạm Văn Thắng, sinh năm 1928, trong gia đình rất nghèo. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông cùng với bạn bè trang lứa xin tham gia du kích xã để tự vệ chiến đấu. Trong một lần tham gia đánh bót Thầy Giàu (nay thuộc Phường 1, TP Cà Mau), ông bị địch phục kích bắt sống rồi đem ra chợ bắn chết, vùi xác vào ngày 22/7/1948. Mãi đến năm 1979, gia đình ông Nãi mới nhận được giấy báo tử, phối hợp cùng chính quyền xã đi tìm, nhưng do địa hình địa vật thay đổi nên không xác định được vị trí có hài cốt.
Kết thúc cuộc chiến, hàng vạn người con Cà Mau đã anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường. Bên cạnh những gia đình may mắn tìm gặp hài cốt thân nhân thì còn rất nhiều gia đình vẫn bặt tin. Không ít gia đình đang gặp khó khăn ngay từ việc giải mã phiên hiệu ghi trong giấy báo tử để biết được liệt sĩ thuộc đơn vị nào, hy sinh và an táng ở đâu, đến việc giám định ADN...
"Hiện nay, cách tìm mộ liệt sĩ hiệu quả nhất là căn cứ vào thông tin trên giấy báo tử. Từ giấy báo tử, gia đình có thể liên hệ với bộ chỉ huy quân sự địa phương để xin hồ sơ, trích lục quân nhân. Khó khăn của hầu hết các đội quy tập, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ là nhiều khu vực mai táng liệt sĩ, các dấu tích đã biến dạng theo thời gian…", Thượng tá Nguyễn Thanh Phong, Phó chính uỷ Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, nhận định.
"Với phương châm còn thông tin về liệt sĩ, còn tổ chức tìm kiếm, quy tập. Hơn nữa đây là vấn đề đạo lý và lương tâm "uống nước nhớ nguồn" nên dù khó khăn hay tốn kém cũng phải làm", Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau Triệu Tấn Phát nhấn mạnh./.
Bích Lệ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hô biến thực phẩm chức năng giả thành hàng thật bằng những chiếc tem giả
- ·Phát triển kinh tế hộ gia đình
- ·Sửa gấp Nghị định 20 để cởi trói cho doanh nghiệp
- ·ĐBSCL: Tôm chết, giá giảm khiến người nuôi khốn đốn
- ·25 trang thông tin điện tử có dấu hiệu vi phạm pháp luật cung cấp trò chơi điện tử, cá cược
- ·Khoảng 10.000 hộ dân được Casuco ký hợp đồng mua mía
- ·Nghị quyết phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu quả và kỳ vọng
- ·Dịch tả heo châu Phi lan nhanh
- ·Đồng Tháp: Xử lý cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không chấp hành đúng quy định
- ·Chỉ thị 40
- ·Sân bay quốc tế Vân Đồn đạt chứng nhận Airport Health Accreditation (AHA)
- ·Có khoảng 250 gian hàng tham gia Ngày hội tam nông
- ·Xuất khẩu lâm sản tăng gần 18%
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu hóa đơn điện tử
- ·Không bỏ phí bất kỳ liều vaccine COVID
- ·Giá cát tăng, nạn khai thác cát trái phép tràn lan
- ·Xây dựng được 6.844ha mô hình nhân giống lúa chất lượng cao
- ·Xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành A: Thành quả và kỳ vọng
- ·Tăng hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế
- ·Châu Thành tăng cường phòng, chống dịch tả heo châu Phi