【kết quả bóng đá concacaf】Bầu cử ở IRAN: Phép thử mới
Đương kim Tổng thống Rouhani hiện thân cho đường lối cải cách và mở cửa,ầucửởIRANPhépthửmớkết quả bóng đá concacaf ôn hòa về tôn giáo và gắn kết với thế giới bên ngoài. Trong 4 năm cầm quyền của ông, hầu hết các điều kiện kinh tế Iran được cải thiện đáng kể so với 8 năm của người tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad.
Chính phủ của ông Rouhani đã thành công trong kế hoạch giành lại thị phần đã mất trên thị trường dầu mỏ toàn cầu với sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô hiện ở mức tương đương và cao hơn các mức trước thời điểm bị trừng phạt. Kinh tế Iran đang hội nhập trở lại nền kinh tế toàn cầu một cách tích cực với nhiều thỏa thuận thương mại, tài chính, năng lượng được ký kết với một số đối tác ở châu Âu, Nga, các nền kinh tế có tiềm lực mạnh ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khoảng 9,5 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong năm 2016 là kết quả cụ thể của chính sách mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài mà quốc gia Trung Đông này đang tích cực triển khai. Cùng với đó, lạm phát đã giảm mạnh từ khoảng 40% năm 2013 xuống còn 7,5% năm 2016, trong khi tăng trưởng kinh tế đạt 7%.
Đáng kể hơn là việc Iran dần thoát khỏi sự cô lập với vị thế ngày càng được nâng cao, quan hệ với phương Tây cũng đang dần được cải thiện. Do đó, nếu ông Rouhani tái đắc cử, quá trình cải cách, mở cửa và hội nhập sẽ có cơ hội được tiếp tục, ngược lại, các thành tựu kinh tế của Iran có nguy cơ bị đảo ngược và nước này rất có thể rơi trở lại tình trạng cô lập như trước đây.
Iran hiện đang đứng trước tình trạng chia rẽ nội bộ sâu sắc giữa những người theo đường lối cứng rắn, bảo thủ và những người ôn hòa, chủ trương cải cách. Phe bảo thủ luôn chỉ trích các chính sách điều hành đất nước của chính quyền Rouhani, cho rằng việc từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân theo thỏa thuận đạt được với các cường quốc thế giới hồi tháng 7/2015 là "đầu hàng kẻ thù" và tạo ra các nguy cơ đối với an ninh quốc gia.
Họ cũng cho rằng tình hình kinh tế không được cải thiện như mong đợi do tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, đời sống của người dân chưa được nâng lên rõ rệt và vấn nạn tham nhũng chưa được giải quyết triệt để.
Trong khi đó, Trung Đông vẫn chìm trong bất ổn với nhiều cuộc khủng hoảng chưa có lối thoát, nhiều nước trong khu vực hình thành một liên minh không chính thức đối phó với Iran, quan hệ giữa Iran và Mỹ xuất hiệu hững dấu hiệu căng thẳng trở lại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố xem xét lại thỏa thuận hạt nhân và áp dụng một số lệnh trừng phạt mới.
Tới nay, sau hơn một năm thỏa thuận hạt nhân có hiệu lực, Mỹ vẫn duy trì một số hạn chế liên quan đến lĩnh vực ngân hàng và tài chính, gây khó khăn cho Iran trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tất cả những điều này đang đẩy Iran đối mặt với những thách thức mới, và khả năng ông Rouhani có thể vượt qua các đối thủ còn lại để có thể tiếp nối chính sách này trong nhiệm kỳ thứ 2 hay không vẫn còn là ẩn số.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Tổng thống Rouhani là ông Ebrahim Raisi, một giáo sĩ bảo thủ hiện quản lý một trong những đền thờ linh thiêng nhất của Iran. Ông Raisi là nhân vật đang giành nhiều lợi thế khi nhận được sự ủng hộ của lãnh tụ tinh thần tối cao, Đại giáo chủ Ali Khamenei.
Ông đã đưa ra khẩu hiệu “Đưa Iran vĩ đại trở lại” - gợi nhớ đến chính sách mang tính dân túy của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều ứng cử viên tổng thống ở các nước phương Tây, như một "lá bài" thu hút cử tri.
Những lời hứa tăng gấp 3 lần trợ cấp cho người nghèo và tạo thêm 1,5 triệu việc làm, đồng thời thúc đẩy một lập trường cứng rắn hơn với phương Tây, nhận được sự ủng hộ của lực lượng bảo thủ cứng rắn ở Iran. Hạn chế của ứng cử viên Raisi là ông chưa có nhiều kinh nghiệm chính trị, trong khi Iran cần một nhà lãnh đạo có đủ khả năng và bản lĩnh xử lý các tình huống khó khăn giữa lúc nước này đang đối mặt với những thách thức trong nội bộ cũng như ở khu vực và quốc tế.
Lịch sử cho thấy bầu cử tổng thống ở Iran luôn căng thẳng đến phút chót. Thành công của các ứng cử viên sẽ phụ thuộc vào số lượng cử tri đi bỏ phiếu. Số lượng cử tri đi bầu cao sẽ đem lại lợi thế cho ông Rouhani và tạo cơ hội cho vị tổng thống sắp mãn nhiệm có thể tiếp tục theo đuổi các quyết sách cũng như mục tiêu còn dang dở của mình. Dù diễn ra định kỳ song có thể nói cuộc bầu cử năm nay sẽ là "phép thử" quyết định vận mệnh tương lai của Iran trong những năm tới.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Con gái Mỹ Linh livestream kêu gọi ủng hộ phụ nữ miền Trung
- ·“Mái nhà chung” của thanh niên công nhân
- ·Độ khó Dự án nhân ái của hoa hậu Lương Thùy Linh mang đến Miss World?
- ·Khơi dậy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ
- ·Con dâu có được hưởng thừa kế của bố chồng?
- ·Ban Văn hóa
- ·Khu phố 5, phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một: Sôi nổi ngày hội đại đoàn kết toàn dân
- ·TP.Dĩ An: Bộ Chỉ số 766 liên tục đứng thứ hạng đầu của tỉnh trong năm 2024
- ·NGÀY ANH ĐI
- ·Sẽ tiếp tục nghiên cứu cơ chế tự thoả thuận về đất cho nhà ở thương mại
- ·Thừa kế tài sản riêng của mẹ có cần bố đồng ý?
- ·Hoa hậu Tiểu Vy trao 2000 phần quà cho trẻ em nghèo hiếu học
- ·Khảo sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri TP.Thủ Dầu Một
- ·Top 45 Miss Universe Vietnam 2019 dự thi trình diễn váy dạ hội
- ·Cô gái dân tộc La Ha bị ung thư xương được lắp chân giả
- ·Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
- ·Hành trình của Nguyễn Huỳnh Kim Duyên tại HHHV Việt Nam 2019
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy hoạch tổng thể quốc gia phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược
- ·Mẹ nghèo khẩn cầu xin giúp con trai được 'về đích'
- ·Sau H'Hen Niê, Hoàng Thùy 'gây bão' với fan sắc đẹp tại Thái Lan