【ket qua vong loai wc】Hỗ trợ vốn làm ăn: Đòn bẩy thoát nghèo
Hơn 3 năm nay, ngày nắng cũng như mưa, hàng xóm, láng giềng thấy chị cứ quần quật ngoài đồng từ sáng sớm đến tối mịt. Do cha mẹ nghèo khổ, chị không được học hành đến nơi đến chốn, đổi lại chị có sức khoẻ dẻo dai và tính tình hay lam hay làm, cực khổ đến mấy cũng không kêu than, chỉ âm thầm cần mẫn làm lụng.
Hơn 3 năm nay, ngày nắng cũng như mưa, hàng xóm, láng giềng thấy chị cứ quần quật ngoài đồng từ sáng sớm đến tối mịt. Do cha mẹ nghèo khổ, chị không được học hành đến nơi đến chốn, đổi lại chị có sức khoẻ dẻo dai và tính tình hay lam hay làm, cực khổ đến mấy cũng không kêu than, chỉ âm thầm cần mẫn làm lụng.
Nhờ thế mà 4 công đất nhà chị lúc nào cũng xanh um cây trái, đồng ruộng tốt tươi, heo, gà, vịt lớn nhanh. Từ đó, cuộc sống của gia đình chị cũng dần ổn định. Do vậy, khi nhắc đến chị Nguyễn Bạch Tuyết (43 tuổi, ngụ Khóm 6, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời), hàng xóm láng giềng dành cho chị sự yêu mến, nể phục.
Nhờ chịu khó, cần cù, hăng say lao động mà cuộc sống gia đình chị Nguyễn Bạch Tuyết đã vươn lên thoát nghèo. |
Ðôi bàn tay chị Tuyết chai sần, nổi lên những cọng gân xanh chằng chịt như mạng nhện do lao động vất vả. Ðôi tay thô kệch trái hẳn với gương mặt tươi tắn, phúc hậu, nụ cười làm cho người đối diện cảm thấy ấm áp, thân thiện.
Cuộc đời của chị Tuyết trong quá khứ chỉ gói gọn một chữ "khổ". "Khổ" vì cuộc sống mưu sinh, "khổ" vì đường tình duyên trắc trở. 34 tuổi chị kết hôn lần thứ hai khi đã có 2 đứa con với người chồng đầu tiên. Chồng chị Tuyết (anh Nguyễn Văn Không) làm nghề đi biển, chị Tuyết ở nhà nuôi 2 đứa con nhỏ trong căn nhà thuê lụp sụp ở cửa biển Sông Ðốc. Rồi chị sinh cho chồng 3 đứa con. Tính luôn cả 2 đứa con riêng, gia đình 7 thành viên chỉ dựa vào nguồn thu nhập từ nghề đi biển của anh Không.
Công việc đánh bắt ngày càng khó khăn, thu nhập bấp bênh, không thể xoay xở đủ các khoản chi phí trong gia đình như: tiền ăn, tiền sữa cho con, tiền nhà, tiền điện, nước hằng tháng, chị Tuyết đành phải gởi 2 đứa con riêng về sống với bà ngoại. Vợ chồng chị Tuyết cùng 3 đứa con nhỏ thì dắt díu nhau về Khóm 6, thị trấn Trần Văn Thời sinh sống đến nay.
Khởi nghiệp của vợ chồng chị Tuyết là 4 công đất của mẹ chồng để lại. Kể lại câu chuyện đời mình, chị Tuyết bảo như là giấc mơ.
Chị nhớ lại: “Khi mới dọn về đây, lúc đó, ngay mùa cấy nên tôi đi cấy mướn, chồng tôi đi biển. Không có tiền cất nhà nên vợ chồng tôi chỉ che chòi bằng bạt cao su ở tạm. Không có tiền mua gạo, mấy mẹ con tôi chỉ ăn mì gói cầm cự qua ngày. Ðợi chủ đất trả tiền công cấy mới dám mua gạo và ít đồ ăn bồi bổ cho 3 đứa nhỏ”.
Vất vả là vậy, nhưng vốn là người phụ nữ đảm đang, chị Tuyết không đầu hàng trước số phận. Chị bàn với chồng lên kế hoạch tăng gia sản xuất, không để đất trống, trồng hoa màu phù hợp với mùa vụ… Ðến mùa lúa, anh Không ở nhà phụ giúp việc ruộng nương, hết mùa lại tiếp tục đi biển. Chị Tuyết ở nhà vừa chăm con vừa tranh thủ trồng hoa màu kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống tuy còn bấp bênh nhưng các con là niềm động viên lớn nhất thôi thúc anh chị vượt qua khó khăn.
Thời gian trôi qua, khi các con lớn dần, đứa lớn biết chăm sóc đứa nhỏ cũng là lúc chị Tuyết tập trung vào công việc nhiều hơn.
Chị kể: “Cách nay khoảng 4 năm, tôi vay 10 triệu đồng bên Chi hội Phụ nữ Khóm 6 để chăn nuôi. Ðang lúc xây chuồng heo, con tôi bệnh nên số tiền dành để mua heo giống đem lo thuốc thang cho con. Xây chuồng xong, không có tiền mua heo nên để chuồng trống vậy cả năm trời. Có đứa em hàng xóm nó thấy mình khổ quá nên chủ động gợi ý cho mượn tiền mua heo. Nhờ vậy tui mới nuôi tới giờ”.
Nhờ "có duyên" với chăn nuôi, lứa heo đầu tiên xuất chuồng, chị Tuyết bán được 25 triệu đồng. Nhận được tiền, vợ chồng chị bắt tay vào mua cây gỗ sửa lại căn nhà cho tươm tất hơn để các con có được giấc ngủ say, không bị thức giấc bởi mưa tạt, gió lùa.
Thấy vợ chồng chị Tuyết quyết chí làm ăn nhưng hoàn cảnh vẫn còn gặp khó khăn, một lần nữa, Chi hội Phụ nữ Khóm 6 chủ động hỗ trợ cho gia đình chị 5 triệu đồng để mua sắm thêm vật dụng sinh hoạt trong gia đình.
Bà Dương Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Trần Văn Thời, nhận xét: “Chị Tuyết rất giàu nghị lực và có ý chí vươn lên, có sự sắp xếp công việc trong gia đình một cách hợp lý. Từ đức tính đó, thời gian qua, kinh tế gia đình chị Tuyết phát triển ổn định hơn trước rất nhiều”.
Nhìn cha mẹ làm lụng vất vả, Bảo Trân, con gái của chị Tuyết với anh Không, năm nay học lớp 6, đã biết san sẻ việc nhà với mẹ mình. Trân biết phụ mẹ quán xuyến từ cơm nước, dọn dẹp nhà cửa đến dạy các em học bài. Tuy vậy, em vẫn không quên dành thời gian để học tập, dù hằng ngày em phải đạp xe đến trường hàng chục cây số. Có hôm xe hư em phải dẫn bộ cả tiếng đồng hồ mới về đến nhà. Khó khăn không làm em nản lòng, Trân quyết tâm học thật giỏi cho cha mẹ vui lòng.
Trân tâm sự: “Con mong cha mẹ con bớt vất vả và các em của con khoẻ mạnh, học thật giỏi để sau này lớn lên có tương lai tươi sáng”.
Nhìn các con ngoan ngoãn, hiểu chuyện, chị Tuyết mừng rơi nước mắt. Niềm vui nhân đôi khi chị Tuyết nhắc đến 2 đứa con riêng của mình: “Dù tôi không ở gần 2 đứa nó nhưng vẫn điện thoại hỏi thăm thường xuyên. Bây giờ tụi nó lớn hết rồi. Ðứa nào cũng có công việc ổn định. Tôi mừng lắm”.
Bà Nguyễn Thị Liên, hàng xóm của chị Tuyết, nói: "Vợ chồng Tuyết chăm chỉ làm ăn lắm. Làm ngày làm đêm lo cho các con ăn học. Vợ chồng tuy không giàu có hơn ai nhưng hay giúp đỡ người khác. Tôi cũng có lúc đau ốm không có tiền mua thuốc là chạy qua nhà con Tuyết mượn tiền. Vợ chồng nó hiền, sống chan hoà với lối xóm lắm”.
Vẫn nụ cười thật hiền, ánh mắt sáng ẩn chứa nhiều nghị lực, chị Tuyết nói: "Bây giờ tôi không còn sợ khổ nữa, bởi những ngày khổ cực nhất đã qua rồi. Bây giờ mục tiêu của vợ chồng tôi là phấn đấu vươn lên và lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn”.
Trong căn nhà đơn sơ, đầy ắp tiếng cười trẻ thơ, ở đó có ý chí phấn đấu, quyết tâm vượt qua khó khăn của anh Không, chị Tuyết. Bằng việc đề ra kế hoạch sản xuất cụ thể, sử dụng thời gian hợp lý, sự đồng vợ đồng chồng đã giúp vợ chồng chị Tuyết vượt qua đói nghèo, mở ra tương lai tươi sáng.
Dù con đường phía trước vẫn còn lắm khó khăn, nhưng với những người nông dân giàu nghị lực như anh Không, chị Tuyết, cộng thêm sự tiếp sức kịp thời, đúng lúc của các ngành, đoàn thể, bà con láng giềng thì chuyện vươn lên làm giàu của đôi vợ chồng này sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa./.
Bài và ảnh: Kiều Oanh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Chip Qualcomm bị phát hiện tự động thu thập dữ liệu của người dùng
- ·Tạm ngừng nhập khẩu, sử dụng thuốc do cơ sở Arena Group S.A sản xuất
- ·Xí nghiệp dịch vụ xăng dầu T. tại Hưng Yên vi phạm quy định trong kinh doanh xăng dầu
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Hiểm họa từ việc sử dụng khăn đá để làm mát trong mùa hè nắng nóng
- ·Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển 45.000 lít dầu DO trái phép
- ·Hàng loạt mã độc đang núp bóng ChatGPT với thủ đoạn tinh vi
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Thuốc giả lại hoành hành, thủ đoạn tinh vi và những hệ lụy lâu dài
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Lạng Sơn xử lý 160 vụ vi phạm với 10.000 sản phẩm hàng hóa, thực phẩm không đảm bảo
- ·Nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế
- ·Yên Bái tiêu hủy 7.000 chân váy vải nữ đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Cảnh giác 3 chiêu trò mạo danh ngành điện lừa đảo khách hàng
- ·Cần Thơ: Phát hiện 2.600 lít xăng không đạt chất lượng
- ·Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên phối hợp các đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu 11 trẻ mồ côi
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Sữa bột giả, kém chất lượng xâm nhập thị trường khiến người dùng lo lắng