【lịch thi đấu vđqg đức】Làn sóng mua cổ phần doanh nghiệp Việt đến từ Nhật Bản
Làn sóng mạnh mẽ
TheànsóngmuacổphầndoanhnghiệpViệtđếntừNhậtBảlịch thi đấu vđqg đứco số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam tính đến 20/11, Nhật Bản đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 8,94 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư với hơn 3.200 dự án. Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên 19 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh và đang tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước…
Theo đó, một số dự án tiêu biểu được cấp phép trong năm 2017 đến từ nhà đầu tư Nhật Bản như: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn… đều có số vốn lên tới hàng tỷ USD. Hơn nữa, trong hoạt động của DN, nhiều thương vụ mua bán cổ phần, sáp nhập giữa DN Nhật Bản và DN Việt Nam đã và đang lên kế hoạch thực hiện.
Mới đây, một hãng thời trang có thương hiệu khá “nổi” của Việt Nam đã lên tiếng xác nhận thông tin về thương vụ mua cổ phần từ một DN bán lẻ thời trang của Nhật Bản. Trước đó, Công ty TNHH Hóa chất Sekisui của Nhật Bản đã mua lại 15% số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong; Công ty Tokyo Gas, hãng phân phối gas lớn nhất Nhật Bản đã mua 24,9% cổ phần của Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam; Công ty sản xuất truyền thông AOI Tyo Holdings đã mua lại 36% cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư VF; Công ty C.P.R International (Nhật Bản) đã mua 15% cổ phần của Tập đoàn Sara Việt Nam với số tiền trả ban đầu 2 triệu USD…
Theo số liệu thống kê về mua bán, sáp nhập (M&A) của RECOF, năm 2016 Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước ASEAN về số lượng các thương vụ M&A từ Nhật Bản với 22 thương vụ, giá trị giao dịch khoảng 239 triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2017 đã có 10 thương vụ M&A giữa doanh nghiệp hai nước, giá trị khoảng 82 triệu USD. Điều này đã phần nào cho thấy, sự hợp tác, kết nối giữa DN Việt Nam và Nhật Bản rất lớn, nguyên nhân không chỉ xuất phát từ nhu cầu mở rộng của các DN Nhật Bản mà còn từ tiềm năng kinh tế của thị trường Việt Nam.
Để hợp tác cùng có lợi
Theo báo cáo khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài trong năm tài khóa 2016 của Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), số lượng DN Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam tăng từ 32,4% lên 34,1%. Việt Nam còn là điểm đầu tư mà các DN Nhật Bản có xu hướng tăng cường các chức năng cơ bản phục vụ cho hoạt động bán hàng và sản xuất. Theo đại diện JETRO, các DN Nhật Bản nhận thấy Việt Nam có nhiều thuận lợi để tăng cường hợp tác khi có nền chính trị và xã hội ổn định; thị trường quy mô và có tiềm năng tăng trưởng; và chi phí nhân công rẻ.
Về phía DN, ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và phát triển Takumi Việt Nam cho hay, gần đây các DN Nhật Bản quan tâm đầu tư tới các DN Việt Nam nhiều hơn do có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Mặc dù DN chỉ có 10% vốn đến từ Nhật Bản, nhưng theo ông Bình, DN không chỉ đón nhận thêm nguồn vốn mà còn có cơ hội làm việc với người Nhật, học hỏi kinh nghiệm về quản trị cũng như cách thức làm việc chuyên nghiệp, hướng hoạt động của DN đạt hiệu quả tốt hơn.
Các chuyên gia đánh giá, làn sóng DN Nhật đổ bộ vào thị trường Việt Nam không phải là mới nhưng vẫn có sự tăng lên về quy mô và số lượng, điều này cho thấy sức hấp dẫn lớn của thị trường Viêt Nam. Tuy nhiên, để việc kết nối này thực sự đạt được hiệu quả, các DN và các cơ quan quản lý nước ta vẫn còn nhiều việc để làm, bởi với nguồn lực còn hạn chế, các DN Việt Nam rất dễ bị lép vế và chịu thiệt khi được DN nước ngoài mua bán cổ phần, thêm vốn đầu tư.
Về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Việt Nam có một số điểm yếu như tính minh bạch, chất lượng dịch vụ công, hạ tầng còn thấp làm hạn chế sự lan tỏa; ngoài ra, sự liên kết còn yếu do về phía DN nội chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ công nghệ và khả năng hấp thụ công nghệ của DN Việt còn hạn chế. Chính vì thế, DN và các chuyên gia đều mong muốn Nhà nước bên cạnh chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài cần có chính sách giúp các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa nâng cao năng lực để có thể hợp tác “đôi bên cùng có lợi” với các DN nước ngoài.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quản lý thị trường xử phạt hành chính online
- ·Phát triển du lịch đêm
- ·Hùng tráng tiếng kèn đồng trong Ngày Độc lập
- ·Điều ý nghĩa nhất cuộc đời tôi!
- ·Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
- ·Chơn Thành: Tưng bừng ngày hội đại đoàn kết tại khu dân cư ấp 1
- ·Tấm lòng của mẹ
- ·Yêu thương mẹ thật nhiều!
- ·Cần có quy định hạn chế hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- ·Phụ nữ Việt Nam trung hậu
- ·Nguy cơ cao xảy ra tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn ở khu vực Trung Bộ
- ·Ấn tượng Hoa hậu Thế giới Việt Nam năm 2019 Lương Thùy Linh tại Bình Phước
- ·Xuất hiện ổ dịch dại trên chó tại huyện Ngọc Hiển
- ·Ngọt ngào Tài tử phương Nam
- ·Giá vàng trong nước giảm về dưới mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Khai mạc Hội trại “Chung dòng sông Bé” lần thứ VI
- ·Em kể anh nghe
- ·Phát triển du lịch cộng đồng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch Xanh
- ·Thủ tướng nêu 5 đề xuất để thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế số
- ·Hướng dẫn chuyển đổi số đồng bộ trong ngành du lịch