【laliga có bao nhiêu vòng đấu】Quảng Ninh: Hơn 94,4% người dân hài lòng về sự phục vụ của cơ quan nhà nước
Kết quả tổng hợp điều tra xã hội học năm 2021 cho thấy,ảngNinhHơnngườidânhàilòngvềsựphụcvụcủacơquannhànướlaliga có bao nhiêu vòng đấu tỷ lệ đánh giá hài lòng trung bình chung trong toàn tỉnh đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh (SIPAS) là 94,44%, cao hơn so với năm 2020 là 0,38%
Trong đó, tỷ lệ trung bình đánh giá hài lòng đối với khối cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đạt cao nhất, đạt 96,11%; khối huyện, thị xã, thành phố có tỷ lệ hài lòng trung bình đạt 94,55%; khối sở, ban, ngành có tỷ lệ hài lòng trung bình đạt 93,3%.
Tỷ lệ đánh giá hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước năm 2021 của các khối trong tỉnh. |
Đối với Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành năm 2021 (PAR INDEX ), có 5/20 sở, ban, ngành đạt điểm xuất sắc từ 90 điểm trở lên. Ban Quản lý khu kinh tếtỉnh là đơn vị đạt điểm cao nhất, trung bình đạt 91,71 điểm. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đạt điểm thấp nhất, đạt 81,96 điểm.
Kết quả Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành năm 2021. |
Khối 13 địa phương, điểm trung bình đạt 89,4 điểm, thấp hơn 0,5 điểm so với năm 2020. Thị xã Đông Triều đạt điểm cao nhất (92,7 điểm); huyện Cô Tôlà địa phương đứng cuối bảng xếp hạng (85,8 điểm). Khoảng cách giữa đơn vị đạt điểm cao nhất và đơn vị có điểm thấp nhất là 6,9 điểm.
Chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện (DGI) của các huyện, thị xã, thành phố năm 2021, điểm trung bình đạt được là 72,78 điểm, đạt giá trị trung bình 90,97%, cao hơn 3,91 điểm so với năm 2020.
Trong đó, có 12/13 địa phương nằm trong nhóm đạt điểm xuất sắc và 1 địa phương nằm trong nhóm đạt điểm tốt. Có 7/8 trục nội dung có điểm trung bình tăng và 1 trục nội dung giảm điểm so với năm 2020. Thành phố Uông Bí là đơn vị đạt điểm cao nhất với (75,24 điểm); huyện Cô Tô đạt điểm thấp nhất (69,77 điểm).
Đối với Chỉ số mức độ Chính quyền điện tử (ICT) năm 2021, Khối các sở, ban, ngành, điểm trung bình đạt được là 88 điểm, cao hơn 12 điểm so với năm 2020. Đây cũng là điểm trung bình mức độ Chính quyền điện tử đạt được cao nhất từ trước đến nay. Sở Kế hoạch và Đầu tư đứng đầu trong chỉ số này với 111 điểm.
Đối với các huyện, thị xã, thành phố, điểm trung bình đạt 138 điểm/190 điểm, đạt 76% so với yêu cầu của Bộ tiêu chí; cao hơn 8 điểm và tăng 5% so với điểm trung bình năm 2020. UBND thành phố Uông Bí đứng ở vị trí đầu tiên với 157,77 điểm.
Đối với đơn vị cấp xã, mức độ Chính quyền điện tử lần đầu tiên đạt mức khá, đạt điểm trung bình 71,33 điểm, tăng 7 điểm so với năm 2020. Xã Hồng Phong (TX. Đông Triều) đứng đầu bảng xếp hạng khối này với 90,80 điểm.
Nhân dịp này, 34 tập thể, 30 cá nhân có thành tích xuất sắc đã được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Ảnh: Thu Lê. |
Tuy nhiên, nhiều hạn chế bất cập cũng được chỉ ra tại Hội nghị. Điển hình như trong năm 2021, qua kết quả kiểm tra đột xuất việc giải quyết thủ tục hành chính tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn để xảy ra tình trạng “tồn đọng” hồ sơ, có địa phương tỷ lệ hồ sơ bị quá hạn lên đến hơn 90% trong tổng số hồ sơ được kiểm tra, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, xây dựng…
Theo đánh giá của bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, chất lượng chuyển biến trong một chỉ số thành phần chưa thực sự vững chắc, còn nhiều dư địa để cải cách; có nơi có chỗ có dấu hiệu chững lại, có hiện tượng chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được.
Kết quả chỉ số cải cách hành chính chỉ ra rằng, điểm trung bình của cấp huyện năm 2021 không có sự cải thiện, thậm chí còn thấp hơn năm 2020 là 0,51 điểm. Qua điều tra sự hài lòng của người dân tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2021 cho thấy, tỷ lệ người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính là 4,27%, tăng lên so với các năm trước, còn 0,59% ý kiến nhận định công chức gây phiền hà sách nhiễu và 0,25% công chức gợi ý thêm ngoài tiền phí, lệ phí....
Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh với cấp huyện trong tháo gỡ các điểm nghẽn, xử lý những vấn đề khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính chưa kịp thời, chưa triệt để, còn có hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Với những hạn chế đã được chỉ ra, bà Thanh yêu cầu, cần phải nâng cao đạo đức, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Rèn luyện và thực hành phong cách làm việc khoa học, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân... Hiệu quả đo lường được với tinh thần “5 thật”: nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân và doanh nghiệpđược thụ hưởng thật.
Nhân dịp này, 34 tập thể, 30 cá nhân có thành tích xuất sắc và đóng góp tích cực vào việc nâng cao chỉ số cải cách hành chính, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị, chỉ số sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và xây dựng chính quyền điện tử đã vinh dự được nhận Bằng khen của UBND tỉnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Mongolian Parliament Chairman to pay official visit to Việt Nam
- ·PM welcomes former US Secretary of State
- ·Prime Minister leaves for ASEAN
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·VN, Cambodia to fortify security coordination
- ·VN calls for increased investment from UK
- ·Deputy PM Minh hosts reception for diplomatic corps
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Home affairs to boost personnel management
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·President greets Mongolian top legislator
- ·NA leader visits mountainous border guard soldiers
- ·NA Chairwoman visits Hà Tĩnh
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Việt Nam, India target better trade ties
- ·Deputy PM Minh hosts reception for diplomatic corps
- ·PM calls for increased Mekong co
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Corruption fight to be sped up: Party chief