【nhận định afc cup hôm nay】Quảng Bình mở cánh cửa đầu tư từ tầm nhìn quy hoạch: Hành trình vươn ra biển lớn
Quảng Bình hứa hẹn sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn với các nhà đầu tưtrong và ngoài nước. |
Điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế
Sẽ có 17 nhà đầu tư tại 18 dự ánvới tổng vốn đăng ký hơn 32.600 tỷ đồng dự kiến được tỉnh Quảng Bình trao biên bản hợp tác đầu tư,ảngBìnhmởcánhcửađầutưtừtầmnhìnquyhoạchHànhtrìnhvươnrabiểnlớnhận định afc cup hôm nay ghi nhớ đầu tư tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Bình và xúc tiến đầu tư năm 2023 diễn ra cuối tuần này (ngày 25/6). Các dự án này thuộc lĩnh vực bất động sản, khoảng sản, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục và hạ tầng, trong đó 14 dự án bất động sản có tổng vốn 19.307 tỷ đồng, 3 dự án hạ tầng với vốn đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng.
Đây có thể xem là những thành quả đầu tiên, sau khi Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt hồi tháng 4 vừa qua. Cần nhắc lại, Quảng Bình đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho bản quy hoạch này, khi là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước tiến hành thẩm định quy hoạch (tháng 1/2022).
Theo Báo cáo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình, đến năm 2030, tỉnh phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung. Tỉnh sẽ bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.
Cùng với đó, tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, siết chặt kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả; tập trung phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Bình sẽ là một nền kinh tế phát triển năng động của miền Trung và cả nước, là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây (hướng ra biển). Phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là các giá trị độc đáo nổi bật toàn cầu của di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, định vị Quảng Bình là điểm đến du lịch hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với hệ thống hang động hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng, các giá trị văn hóa phong phú, điểm đến nghỉ dưỡng và giải trí thể thao cao cấp hàng đầu của Việt Nam gắn với lợi ích cộng đồng và phát triển du lịch bền vững.
Vì vậy, các dự án được tỉnh Quảng Bình ưu tiên thu hút đầu tư trong thời kỳ này sẽ bao gồm các dự án phù hợp với các chiến lược phát triển quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quốc gia trên địa bàn tỉnh; phù hợp với các định hướng lớn của cả nước, của vùng được quy định trong Quy hoạch phát triển quốc gia. Các dự án có hiệu quả kinh tế xã hội, lan tỏa sâu rộng giữa các vùng miền…; phù hợp cân đối tổng thể về nguồn lực tài chính, con người, đất đai, khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, đất đai, con người của tỉnh.
Các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, không có tác động xấu tới môi trường, phù hợp và kết nối đồng bộ được với các dự án đã được quy hoạch ở cấp cao hơn và phải được thực hiện bởi các nhà đầu tư có năng lực.
Tỉnh cũng ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với các doanh nghiệpcó thương hiệu toàn cầu, có năng lực tài chính lớn, đầu tư ổn định và lâu dài, có tính liên kết và thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Không thu hút đầu tư các dự án đầu tư sử dụng lao động quá lớn với công nghệ đơn giản có thể làm xáo trộn cung - cầu lao động. Đối với các dự án đầu tư trong nước, Quảng Bình ưu tiên thu hút đầu tư các tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính, các doanh nghiệp thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, logistics…
Thống kê cho thấy, Quảng Bình đang là một trong những địa phương thu vốn đầu tư mạnh ở Bắc Trung bộ với nhiều tiềm năng phát triển. Năm 2022, ước tính tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) đạt hơn 27.720 tỷ đồng, tăng 7,96% so với năm 2021. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,54%, đóng góp 6,18%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,41%, dịch vụ tăng 8,57%. Quy mô GRDP năm 2022 (theo giá hiện hành) đạt trên 50.100 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 54,8 triệu đồng.
Nhiều giải pháp đồng bộ thu hút đầu tư
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đã nhiều lần khẳng định, quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và địa phương nói riêng, là cơ hội sắp xếp lại không gian phát triển để làm sao khơi thông, giải phóng các nguồn lực để có thể tăng tốc nhanh, bền vững, tạo động lực mới cho địa phương phát triển bứt phá.
“Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy hoạch tích hợp, theo phương pháp tiếp cận tổng hợp, đa hướng, đa lĩnh vực. Kết quả của quy hoạch tỉnh sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để sắp xếp tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị, nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường và xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển các ngành trên địa bàn tỉnh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.
Theo báo cáo Quy hoạch, Quảng Bình dự kiến thu hút thêm 135.000 - 140.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025 và 200.000 - 300.000 tỷ đồng giai đoạn 2026 - 2030. Trong đó, vốn từ hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân sẽ tiếp tục là hai nguồn đầu tư chính, đóng góp tổng cộng khoảng 81% tổng nhu cầu vốn.
Để thu hút được các nguồn đầu tư trong thời kỳ 2021 - 2030, Quảng Bình sẽ huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh và Trung ương, thực hiện cơ chế công tư kết hợp (PPP) dưới nhiều hình thức, huy động nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, đón các làn sóng chuyển dịch đầu tư thời kỳ hậu Covid-19…
Theo các chuyên gia kinh tế, tác động của đại dịch Covid-19 là cơ hội để chủ động thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới chọn lọc hơn, hướng tới việc lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá chủ yếu.
Tỉnh Quảng Bình xác định, đầu tư PPP cũng là một giải pháp quan trọng đối với tỉnh trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn của tỉnh trong điều kiện ngân sách trung ương và địa phương còn gặp khó khăn. Các lĩnh vực dự kiến ưu tiên thực hiện hình thức PPP bao gồm: giao thông vận tải; lưới điện; thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; y tế; giáo dục - đào tạo; hạ tầng công nghệ thông tin.
Theo đánh giá của lãnh đạo các doanh nghiệp và kết quả Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và các chỉ số khác, tỉnh Quảng Bình có cơ hội để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Vì vậy, tỉnh sẽ cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách chính quyền minh bạch, linh hoạt và chủ động hơn.
Cụ thể, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính bằng việc đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh theo hướng chặt chẽ, khoa học, hiện đại, chuyên nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
Cùng với đó, cải cách chế độ công vụ, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; xây dựng kho dữ liệu để lưu trữ dữ liệu điện tử của công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước.
Theo TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh Quảng Bình, để thực hiện mong muốn trở thành nơi giàu đẹp, Quảng Bình cần chú trọng hơn nữa công tác thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh cần chuẩn bị sẵn sàng để đón đầu, đưa du lịch trở thành mũi nhọn phát triển của địa phương.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khởi nghiệp với món cơm cháy chà bông
- ·Năm 2017, Minh Lập phấn đấu bê tông hóa 18 tuyến đường
- ·Thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế xã đạt nông thôn mới
- ·Tăng cường tuyên truyền, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS
- ·Túi Vải Thành Tiến
- ·Trao giải cuộc thi vẽ tranh bảo vệ đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bù Gia Mập
- ·Niềm vui cho người khuyết tật
- ·150 phần quà tặng trẻ em nghèo huyện Lộc Ninh
- ·Điều gì đang đón chờ doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024?
- ·Ôtô và xe máy đấu đầu, 2 người thương vong
- ·QuickPack
- ·Chị Lê Song Tùng: Tận tâm với công tác dân số
- ·Dồn sức cho kỳ thi THPT quốc gia
- ·Chơn Thành: 116 hộ được trợ giúp thoát nghèo bền vững
- ·Đảng bộ cơ sở Agribank Chi nhánh tỉnh Long An triển khai nhiệm vụ năm 2023
- ·43.997 lượt người nghèo, nạn nhân chất độc da cam được hỗ trợ
- ·Thiện Hưng mới hoàn thành 10/19 tiêu chí NTM
- ·Phú Riềng kỷ niệm 56 năm Ngày thảm họa da cam ở Việt Nam
- ·5 công tắc cảm ứng tốt năm 2023
- ·Lớp học hè đặc biệt