【đội hình getafe gặp rayo vallecano】Phòng, chống dịch phải đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội
(CMO) “Cà Mau tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh Covid-19, không để lây lan sâu trong cộng đồng; tăng cường tiêm chủng vắc-xin, năng lực về y tế; quyết liệt và quyết đoán trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Phòng, chống dịch phải đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội”, ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ LĐ-TB&XH, nhấn mạnh tại buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau, sáng ngày 8/9.
Theo báo cáo, từ đợt dịch thứ 4 (ngày 27/4) đến ngày 7/9, Cà Mau có 205 ca bệnh Covid-19 (1 ca nhập cảnh), đã chữa khỏi bệnh 89 ca, tử vong 2 ca, đang điều trị 114 ca. Toàn tỉnh có 18 khu vực cách ly y tế với tổng số 2.713 hộ/10.409 khẩu, gồm: TP Cà Mau 11 khu vực, huyện Đầm Dơi 4 khu vực, huyện Thới Bình 1 khu vực, huyện Trần Văn Thời 1 khu vực và huyện Ngọc Hiển 1 khu vực.
Tỉnh đã bố trí lực lượng và xây dựng kế hoạch ngăn chặn người từ ngoài tỉnh vào theo 3 vòng khép kín, với 108 chốt kiểm soát người từ ngoài tỉnh vào, 45 Tổ tuần tra, kiểm soát của Công an tỉnh và 38 Tổ phát động phong trào phòng, chống Covid-19 ở xã; cùng 5.861 Tổ Covid cộng đồng với 17.874 người, phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.
Hiện tỉnh có 790 giường điều trị cho bệnh nhân Covid-19, có 90 giường điều trị bệnh nhân nặng (dự phòng mở rộng thêm 200 giường tại Bệnh viện Lao - Bệnh phổi). Cách ly điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện là 240 giường (có 40 giường điều trị bệnh nặng).
Tỉnh thành lập thêm 4 bệnh viện dã chiến, quy mô 550 giường (có 50 giường điều trị bệnh nhân nặng). Bệnh viện dã chiến tại Bệnh viện Y học cổ truyền quy mô 150 giường, đang điều trị các bệnh nhân không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.
Ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh nêu quyết tâm của Cà Mau trong công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Kịp thời thực hiện các chính sách an sinh
Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết, thực hiện chính sách an sinh xã hội theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 6/9, tổng số người đã phê duyệt hỗ trợ là 51.480 người, số tiền trên 37,5 tỷ đồng. Kết quả thực chi 45.429 người, số tiền trên 27,2 tỷ đồng, đạt 72,52%. Còn 4 nhóm (nhóm 2, 3, 5, 6) chưa phát sinh hồ sơ.
Đối với nhóm 12, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định mở rộng đối tượng, lần 1 dự kiến hỗ trợ 11.909 người với tổng kinh phí khoảng 18 tỷ đồng; lần 2 dự kiến hỗ trợ khoảng 85.000 người với tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng.
Cà Mau được phân bổ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 2.862 tấn gạo, hỗ trợ cho 190.882 các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội do ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ tạm cấp đợt 1 là 985 tấn gạo. Đến nay các huyện, thành phố đã cấp phát đến đối tượng thụ hưởng đạt 100%.
Tỉnh đã tổ chức rước công dân Cà Mau gặp khó khăn đang lưu trú tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh phía Nam đợt 1 vào ngày 13&14/8 với 94 công dân. Đợt 2 dự kiến vào ngày 9/9, rước 288 công dân gồm đối tượng phụ nữ mang thai trên 30 tuần, người nhà và trẻ em nhỏ đi cùng. Ngoài ra, Ban Liên lạc đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại TP Hồ Chí Minh vận động xã hội hóa tổ chức đón công dân về Cà Mau với số lượng 24 người.
Tỉnh hỗ trợ cho người dân Cà Mau đang học tập, lao động và sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh phía Nam 12 tấn tôm, cá khô, chả cá cùng trên 48 tấn gạo để hỗ trợ cho 5.000 lượt người, với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng; đã hỗ trợ cho 6.374 người tổng số tiền trên 4,3 tỷ đồng, trong đó có 2.000 sinh viên.
Ngoài ra, hỗ trợ cho người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn với trên 30.000 suất/6 đợt, tổng trị giá 9,5 tỷ đồng, đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ gạo và nhu yếu phẩm thiết yếu.
Nhiều kiến nghị, đề xuất
Tại buổi làm việc, tỉnh Cà Mau có nhiều kiến nghị, đề xuất với Tổ công tác Bộ LĐ-TB&XH. Cụ thể, đối với nhóm 12 (lao động tự do không có giao kết hợp đồng lao động) do Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ tình hình điều kiện và khả năng ngân sách của địa phương xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng và mức hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay ngân sách địa phương Cà Mau và một số tỉnh đang gặp khó khăn, vì vậy kiến nghị Chính phủ tăng thêm tỷ lệ hỗ trợ bổ sung ngân sách cho địa phương 60% đối với nhóm này.
Kiến nghị Chính phủ mở rộng thêm đối tượng nhóm người có công như Nghị quyết 42/NQ-CP đã thực hiện năm 2020; đồng thời hỗ trợ tiền ăn đối với những đối tượng về từ vùng dịch, đi cách ly tập trung nhưng không phải là F1.
Bên cạnh đó, tỉnh kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung điều kiện hỗ trợ quy định tại “nhóm 4” thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày trở lên, bỏ cụm từ “liên tục” hoặc hỗ trợ thêm 50.000 đồng/ngày/người.
Sớm tổ chức đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Phát biểu với Tổ công tác Bộ LĐ-TB&XH, ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nêu quyết tâm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội: “Cà Mau quyết liệt trong thực hiện Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ. Các hồ sơ đều được xem xét, giải quyết dứt điểm trong ngày. Tỉnh đã cơ bản hoàn thành 8/12 nhóm chính sách, đã giải ngân hơn 72%, do điều kiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên thực hiện còn chậm. Hiện tỉnh đã nới lỏng giãn cách và sẽ đẩy nhanh tiến độ, kịp thời giúp người dân vượt qua khó khăn”.
Ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ LĐ-TB&XH, phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau.
Biểu dương công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Cà Mau, cũng như việc triển khai thực hiện nhanh chóng Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND tỉnh sớm tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng, chống dịch Covid-19 phải sát sao, chặt chẽ. Cố gắng thay đổi phương thức chi trả, hỗ trợ chính sách các đối tượng không dùng tiền mặt; quan tâm hỗ trợ đối với lao động tạm ngưng, mất việc làm, không có việc làm.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đồng thời thống nhất với các kiến nghị, đề xuất của Cà Mau, sẽ chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, giải quyết./.
Mộng Thường
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Khoa học và công nghệ góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới
- ·Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
- ·Top những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa mưa
- ·Giá vàng hôm nay 2/11: Trong nước và thế giới cùng giảm nhẹ
- ·Hiệp định EVFTA: Cơ hội 'vàng' cho ngành da giày Việt Nam
- ·Đã tạm ứng hơn 434 tỷ đồng bồi thường cho khách hàng thiệt hại do bão Yagi
- ·Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm
- ·Giá xăng dầu hôm nay 3/11: Tuần giảm 3
- ·Phải khắc phục tình trạng 'cắt giấy phép mẹ, đẻ giấy phép con'
- ·Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản trên Sông Đà ở Hoà Bình
- ·Mưa lũ ở miền núi phía Bắc: Thêm những thống kê tang thương về số người chết và mất tích
- ·Ai dẫn đầu trong cuộc chiến sàn thương mại điện tử ở Việt Nam?
- ·Giá vàng hôm nay 4/11: USD mạnh lên, vàng tiếp đà đi xuống
- ·Hơn 1 triệu đồng một kg hồng chocolate Nhật Bản
- ·Cảnh giác lừa đảo trên Zalo, giả mạo người quen để mượn tiền
- ·Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
- ·Các ‘ông lớn’ bất động sản đang kinh doanh ra sao?
- ·Hơn 1 triệu đồng một kg hồng chocolate Nhật Bản
- ·5 món ăn sáng giúp giảm cân cấp tốc
- ·Lãi kép: Con dao hai lưỡi?