【kết quả u19 italia】Hạnh phúc của những tổ ấm quân nhân hiếm muộn
BP - Môi trường làm việc của cán bộ,ạnhphuacuteccủanhữngtổấmquacircnnhacircnhiếmmuộkết quả u19 italia chiến sĩ bộ đội biên phòng thường ở vùng sâu, xa, điều kiện khắc nghiệt, nhất là với những người công tác ở đồn biên phòng nằm sâu trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Sống chung với muỗi, vắt, uống nước suối, đối mặt với sốt rét rừng là chuyện không hiếm gặp. Thêm vào đó, thời gian họ được gần gũi vợ rất ít. Đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng hiếm muộn, vô sinh ở lực lượng bộ đội biên phòng đang ngày càng tăng. Vì thế, quỹ hiếm muộn do cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh đóng góp đã tiếp thêm sức mạnh cho chặng đường “tìm con” của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hạnh phúc vỡ òa
Cuối tháng 4, tôi nhận được tin vui từ gia đình Đại úy Đỗ Ngọc Tuấn, Phó đồn trưởng nghiệp vụ Đồn biên phòng Đắk Quýt rằng vợ anh đã sinh con trai kháu khỉnh. Đây là kết quả sau hơn 9 tháng thai được thực hiện bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Trò chuyện với tôi, anh Tuấn không giấu nổi xúc động khi “lên chức” ba, được chăm bẵm, nâng niu đứa con bé bỏng trên chính đôi tay của mình.
Tổ ấm của Đại úy Đoàn Minh Tân hạnh phúc hơn khi có tiếng cười trẻ thơ
Anh Tuấn kể, anh và vợ về chung một nhà từ năm 2011. Sau hơn 1 năm chờ đợi nhưng không có thai, hai vợ chồng bắt đầu lo lắng và cùng nhau đi khám. Kết quả đáng buồn là cả hai đều khó có khả năng có con. Được sự động viên của gia đình hai bên cũng như anh em trong đơn vị, năm 2013, anh chị bắt đầu điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) bằng phương pháp bơm tinh trùng. Thế nhưng miệt mài 2 năm sau vẫn không có kết quả. Năm 2016, sau khi vay mượn và được hỗ trợ từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh có số tiền hơn 100 triệu đồng, vợ chồng anh tiếp tục khăn gói xuống Bệnh viện Mỹ Đức (TP. Hồ Chí Minh) điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Anh Tuấn cho biết: Sau nhiều lần thất bại khiến chuyến đi này của vợ chồng tôi đầy lo lắng xen lẫn hồi hộp. Nhưng rồi phương pháp kích trứng để thụ tinh trong ống nghiệm đã thành công mỹ mãn khi tháng 7-2016 vợ tôi mang thai.
Đang kể dở câu chuyện thì tiếng cậu bé hơn tháng tuổi ngủ dậy khóc, anh vội chạy vào vỗ về và bế con ra khoe với tôi. Anh nhìn con cười: “Có con mệt lắm nhưng chẳng có niềm hạnh phúc nào lớn hơn. Có tiếng đứa trẻ đã làm căn nhà chúng tôi trở nên ấm áp. Bé không chỉ là kết quả tình yêu của vợ chồng tôi mà còn là sự hy vọng, yêu thương của gia đình nội ngoại, của đồng chí, đồng đội. Con sẽ là niềm động lực lớn nhất để vợ chồng tôi tiếp tục cố gắng”.
Cùng chung niềm vui đón “thiên thần nhỏ” như gia đình anh Tuấn là gia đình Đại úy Đoàn Minh Tân, nhân viên kiểm soát hành chính tại Đồn biên phòng cửa khẩu Tà Vát. “Cuộc chiến” để tìm con với vợ chồng anh Tân còn dai dẳng và vất vả hơn nhiều. Kết hôn từ năm 2009, mong mãi nhưng chẳng có “tin vui”, sau khi khám sức khỏe biết có “trục trặc” về đường con cái nên ai mách gì vợ chồng anh đều làm theo, thuốc bắc, tây và nam có đủ, chạy chữa khắp nơi nhưng không kết quả. Vợ chồng anh được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh hỗ trợ 80 triệu đồng. Từ nguồn hỗ trợ này, anh chị tiếp tục xuống Bệnh viện Từ Dũ để thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và đã thành công. Tháng 7-2015, vợ anh sinh bé gái nặng 2,6kg. Đến nay, bé Đoàn Thu Hiền được 23 tháng, nặng hơn 10kg, khỏe mạnh, chơi ngoan. Chị Phạm Thị Hạnh (vợ anh Tân) vui vẻ nói: Bé quấn ba lắm. Ba đi đơn vị thì không sao, chứ về nhà là bé không đoái hoài đến mẹ nữa. Ăn, uống, ngủ, chơi đều đòi ba...”.
Tiếp thêm niềm hy vọng
“Việc làm này không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ quân nhân đang công tác trong đơn vị hiếm muộn về con cái mà cao hơn là tính nhân văn, tình đồng chí, đồng đội luôn sát cánh bên nhau trên tất cả lĩnh vực. Qua đó giúp đồng đội yên tâm công tác, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Tổ quốc”. Đại tá Nguyễn Văn Phương |
Đại tá Nguyễn Văn Phương, Bí thư đảng ủy, Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh cho biết: Bằng sự quan tâm, chia sẻ và nghĩa tình đồng chí, đồng đội sâu sắc mà quỹ hiếm muộn được cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị nhiệt tình ủng hộ. Bởi đây là nghĩa cử nhân văn, đem lại hiệu quả thiết thực. Số tiền hỗ trợ tuy không nhiều nhưng tiếp thêm sức mạnh cả vật chất và tinh thần cho những gia đình quân nhân hiếm muộn.
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những quân nhân hiếm muộn, đơn vị đã chủ động luân chuyển vùng công tác từ nơi điều kiện khó khăn về nơi thuận lợi hơn. Trong quá trình công tác, đơn vị không giao các công việc quá nặng nhọc, cũng như có chính sách ưu tiên cho nghỉ phép năm, tranh thủ được dài hơn so với quy định để các đồng chí có thời gian đi điều trị hiếm muộn. Đơn vị cũng chủ động vận động nhà hảo tâm hỗ trợ để quỹ hiếm muộn phát huy hiệu quả.
Từ những chính sách thiết thực của Bộ đội biên phòng tỉnh, đến nay đã có 2/9 gia đình quân nhân hiếm muộn được toại nguyện. Đây thực sự là niềm vui, niềm hạnh phúc không chỉ riêng với gia đình quân nhân hiếm muộn mà còn là niềm vui của toàn đơn vị.
Hồng Ánh
(责任编辑:World Cup)
- ·Khó xử vì anh chồng tương lai nói lời yêu
- ·Hậu Giang mong muốn hợp tác, liên kết với tỉnh Kanagawa, Nhật Bản
- ·Tập huấn cung cấp kiến thức, thông tin công tác dân số
- ·Bổ nhiệm các chức danh ngành kiểm sát
- ·Vì nghèo, tôi không dám yêu em
- ·Giai đoạn 2020
- ·Trao quyết định nghỉ hưu cho ông Võ Hoàng Khải
- ·Rà soát việc cập nhật liên quan đến quy hoạch
- ·Hồ Đầm Hồng (Hà Nội) sẽ được cứu
- ·Xem xét sửa đổi, bổ sung bộ tiêu chí NTM cho phù hợp thực tế
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 12/2012 (Lần 2)
- ·Nhiều lợi ích trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP
- ·Gắn kết tôn giáo, thắm tình quân
- ·Gắn kết tôn giáo, thắm tình quân
- ·Trinh tiết giữ cho chồng không phải… người yêu
- ·22 tác phẩm đoạt Giải báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long
- ·‘Thủ lĩnh áo xanh’ hết mình vì phong trào Đoàn
- ·Cấp điện mùa nắng nóng rất khó khăn, cần đẩy mạnh tiết kiệm điện
- ·Tình cũ “nhớ” là họ mò tới…
- ·Nhật Bản trao huân chương cao quý cho nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân