【ket qua bong y】Hải quan Đồng Nai: Nắm chắc tình hình doanh nghiệp, thiết lập giải pháp hỗ trợ hiệu quả
Hàng hoá làm thủ tục tại Hải quan Đồng Nai giảm hàng tỷ USD | |
Hải quan Đồng Nai đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh | |
Hải quan Đồng Nai: Nhận diện nguy cơ,ảiquanĐồngNaiNắmchắctìnhhìnhdoanhnghiệpthiếtlậpgiảipháphỗtrợhiệuquảket qua bong y thủ đoạn gian lận | |
Hải quan Đồng Nai hoàn thành toàn diện các mặt công tác |
Công chức Chi cục Hải quan Nhơn Trạch hướng dẫn thủ tục cho DN xuất nhập khẩu. Ảnh: N.H |
Xuất nhập khẩu giảm sâu
Sự ảm đạm trong hoạt động xuất nhập khẩu của các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục kéo dài. Điều này đã được thể hiện qua số liệu của Cục Hải quan Đồng Nai với lượng tờ khai đăng ký làm thủ tục tại đơn vị tính đến ngày 18/3 chỉ đạt 243.547 tờ khai, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Kéo theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng giảm 23%, xuống mức 8,3 tỷ USD.
Mới đây, khi có mặt tại Chi cục Hải quan Long Bình Tân, chúng tôi càng cảm nhận rõ nét hơn sự sụt giảm khốc liệt này khi toàn bộ khu vực sân bãi của ICD Tân Cảng Long Bình đều ở trong tình trạng trống vắng. Điều này hoàn toàn trái ngược với cảnh tượng tấp nập hàng hóa, container xếp kín bãi trong năm 2022.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Long Bình Tân cho biết, ước tính trong quý 1/2023, lượng tờ khai làm thủ tục tại chi cục giảm tới 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tờ khai xuất khẩu giảm mạnh trên 55% và tờ khai nhập khẩu có mức giảm gần 28%. Kéo theo đó, kim ngạch nhập khẩu xuất nhập khẩu cũng giảm theo. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu giảm gần 57%, chỉ đạt 134 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu giảm 3,3%, đạt gần 71 triệu USD.
Tại Chi cục Hải quan Nhơn Trạch, tình hình cũng ảm đạm tương tự. Tính đến hết tháng 2, lượng tờ khai làm thủ tục tại đây chỉ bằng 81% so với cùng kỳ năm 2022 và kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ bằng 74%, ở mức 2 tỷ USD.
Ông Nguyễn Văn Đức, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Nhơn Trạch cho biết, qua nắm bắt tình hình, hầu hết các DN đều đang rất khó khăn và phải hoạt động dưới công suất, đặc biệt trong ngành dệt may và gỗ. “Có DN đã nhập khẩu nguyên phụ liệu về để sản xuất nhưng do không có đơn hàng nên buộc phải tái xuất trở lại, trong khi DN khác thì lại không nhập được nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất” – ông Đức cho biết. Theo đó, nhiều DN dự báo phải đến quý 3, thậm chí là qua đầu quý 4/2023, tình hình mới bắt đầu “sáng” dần lên.
Ở góc độ DN, ông Nguyễn Văn Ban, Phó Tổng giám đốc Công ty CP cảng Đồng Nai cho biết, lượng hàng hóa thông qua cảng đã bắt đầu giảm từ khoảng tháng 10,11/2022 và đến thời điểm hiện tại vẫn tiếp tục giảm. Hiện tại dù đã gần hết quý 1/2023 nhưng tình hình sản lượng khai thác và doanh thu của cảng Đồng Nai vẫn ở mức thấp và nhiều khả năng sẽ không đạt kế hoạch đề ra. “Nhiều khách hàng của công ty hiện chỉ hoạt động bằng 1/3 năm ngoái. Lượng hàng xuất nhập khẩu quá ít khiến nhiều hãng tàu quốc tế đã đi thẳng, không cập các cảng tại khu vực phía Nam để lấy hàng do không đủ chi phí cho tàu ra vào cảng” – ông Ban nói.
Đồng hành để DN thực sự là đối tác của Hải quan
Trước tình hình khó khăn của DN, Cục Hải quan Đồng Nai xác định cải cách hành chính, phát triển mối quan hệ đối tác Hải quan - DN là nhiệm vụ trọng tâm để đồng hành cùng DN, giúp DN vượt qua những khó khăn, nắm bắt được cơ hội hồi phục. Theo đó, để các DN thực sự là đối tác của Cục Hải quan Đồng Nai, ông Lê Thành Vân, Phó cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, đơn vị đã đề ra mục tiêu là phải hỗ trợ DN nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật mới về hải quan, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho DN làm thủ tục Hải quan.
Theo ông Lê Thành Vân, phương án mang lại hiệu quả nhất mà Cục Hải quan Đồng Nai đã triển khai chính là nắm chắc đối tượng DN quản lý trên địa bàn; phân loại theo nhóm đối tượng để từ đó xác định mức độ cần hỗ trợ, thiết lập ra hệ thống, giải pháp kết nối phù hợp, hiệu quả nhất.
Cụ thể, việc kết nối giữa Hải quan và DN được thực hiện thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, đồng bộ ở cả ba cấp: Cục - chi cục - tổ, đội, CBCC Hải quan. Qua đó đã tạo được môi trường bình đẳng, công khai, minh bạch để Hải quan và DN cùng trao đổi thông tin hai chiều; giám sát thực thi pháp luật trên cơ sở bộ tiêu chí đánh giá của DN về sự phục vụ của cơ quan Hải quan.
Trên thực tế, từ nhiều năm qua, Cục Hải quan Đồng Nai luôn chủ động tiếp cận và hỗ trợ hiệu quả cho các DN. Không chỉ các DN đã làm thủ tục tại đơn vị mà qua nguồn tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý các khu công nghiệp và các DN hạ tầng, Cục Hải quan Đồng Nai đã chủ động nắm thông tin về các DN chuẩn bị có dự án đầu tư trên địa bàn để nắm bắt nhu cầu và đưa ra có phương án hỗ trợ hiệu quả cho các DN ngay từ ban đầu. Trong thời gian khó khăn vừa qua, các chi cục cũng đã tổ chức hàng chục chuyến công tác tới các DN để nắm bắt tình hình, động viên DN cũng như tìm giải pháp để cùng nhau khôi phục hoạt động.
Đánh giá về công tác cải cách hành chính, hỗ trợ DN của Cục Hải quan Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Ban cho hay, mỗi khi DN có vướng mắc, các CBCC đều rất tích cực, đi sâu đi sát để giải quyết triệt để vấn đề. Theo ông Ban, trước đây dù cảng Đồng Nai là cảng quốc tế, nhưng về tổ chức bộ máy Hải quan thì tại đây mới chỉ là cấp đội. Sau khi thành lập Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đồng Nai, lượng hàng hóa thông qua cảng đã tăng lên đáng kể, giúp hoạt động của công ty phát triển hơn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ, Cục Hải quan cũng đã đề xuất Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trang bị ngay tại Công ty cổ phần cảng Đồng Nai một máy soi container di động để soi chiếu hàng hóa. Qua đó đã giúp tăng công suất khai thác cho cảng, tăng tính chủ động cho khách hàng, giảm sức lao động của con người và tăng hiệu quả về mặt logistics nói chung cũng như chi phí của doanh nghiệp nói riêng.
Bà Đặng Thị Bích Loan, Giám đốc Công ty TNHH Kho vận Mekong cũng đánh giá rất cao công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin của Cục Hải quan Đồng Nai nói riêng cũng như ngành Hải quan nói chung. “Việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào quy trình thủ tục hải quan và tự động hóa hải quan đã giúp cho các DN logistics cũng như các DN xuất nhập khẩu giảm được chi phí lưu trữ hàng hóa tại các kho bãi, cảng, cửa khẩu, cũng như chi phí về nhân sự trong quá trình vận hành hoạt động doanh nghiệp” – bà Loan cho biết.
(责任编辑:La liga)
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Ứng dụng biogas xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh
- ·Kết nối giao thương giữa DN Cà Mau và DN TP. HCM
- ·35% người lao động Việt Nam đang tìm kiếm việc làm mới
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Thách thức trong quản lý trật tự xây dựng
- ·Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Tết Nguyên đán 2024?
- ·130 phần quà nâng bước em tới trường
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Trao 250 phần quà cho phụ nữ khó khăn
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Quan tâm, chăm lo cho người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau
- ·Hỗ trợ tích cực cho người nộp thuế
- ·GDP bình quân của người Việt Nam tăng lên 2.385 USD
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Không lơ là, chủ quan với sốt xuất huyết
- ·Sức vươn của xã vùng ven
- ·400 phần quà đến với ngư dân, học sinh khó khăn tỉnh Trà Vinh
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Thiết thực chăm lo đời sống người lao động