【soi kèo inter】Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao nói gì về việc thu hồi tài sản tham nhũng?
Tổng Thanh tra Chính phủ: Ưu tiên xử lý kinh tế để thu hồi tài sản tham nhũng Kiểm soát quyền lực,ộtrưởngBộTưphápChánhánTANDtốicaonóigìvềviệcthuhồitàisảnthamnhũsoi kèo inter phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm Chủ tịch Quốc hội: Ngành tòa án, kiểm sát góp phần tích cực vào phòng chống tham nhũng |
Thu được 40% số tài sản đã tham nhũng
Chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình tại phiên họp thứ 21 ngày 20/3, đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Tháp nêu, trong những vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng cho Nhà nước đã có tiến bộ.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn |
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thu hồi tài sản vẫn còn ít, chưa đạt kỳ vọng theo mong muốn của Quốc hội và của người dân. Vậy sắp tới Chánh án phối hợp với các cơ quan có liên quan ra sao để thu hồi tài sản tham nhũng được nhiều hơn và đạt được theo kỳ vọng của người dân.
Cũng chất vấn về vấn đề này, đại biểu Bùi Mạnh Khoa - đoàn Thanh Hoá cho rằng, thu hồi tài sản trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay một số vụ việc người phải thi hành án có nhiều tài sản và đã được kê biên để đảm bảo thi hành án, nhưng việc thu hồi tài sản vẫn chậm. Nguyên nhân do vướng mắc trong xử lý tài sản chung, tài sản riêng.
“Đây được coi là một điểm nghẽn”- đại biểu đoàn Thanh Hóa nói, đồng thời đề nghị Chánh án cho biết, quan điểm và hướng xử lý của ngành tòa án về vấn đề này. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng chia sẻ quan điểm và hướng xử lý của Chính phủ, Bộ Tư pháp về vấn đề trên.
Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết, trên thế giới cũng như nước ta, việc thu hồi tài sản tham nhũng khó được triệt để. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, các cơ quan thi hành tố tụng đã phối hợp rất tốt, cho nên đã thu được 40% số tài sản tham nhũng. Đây là một con số đáng ghi nhận, biểu dương của các cơ quan thi hành tố tụng.
Vấn đề đặt ra hiện nay, đó là làm cách nào để thu hồi được nhiều hơn nữa. Theo ông Nguyễn Hòa Bình, pháp luật quy định, chỉ thu hồi được những tài sản tham nhũng nếu như quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, công an, viện kiểm sát, tòa án chứng minh được tài sản đó có nguồn gốc từ tội phạm tham nhũng, mới thu hồi được.
“Do đó, muốn thu hồi được, việc chứng minh của cơ quan điều tra phải rất chất lượng, khẳng định được tài sản này có được từ nguồn tham nhũng, từ tội phạm, từ vi phạm pháp luật. Còn trường hợp không chứng minh được tài sản tham nhũng này sẽ rất khó” - Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.
Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng phải nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử và kịp thời phong tỏa những tài sản có dấu hiệu tham nhũng.
Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, đối với thế giới, tội tham nhũng là tội đặc thù, do đó, bên cạnh nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc tham nhũng của tài sản, họ còn có một cơ chế khác là cơ chế tăng nghĩa vụ giải trình của những nghi can là tham nhũng, nghĩa là phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản. Nếu chúng ta làm được điều này, tỷ lệ thu hồi tài sản trong tương lai sẽ rất cao.
Về tài sản tham nhũng không thu hồi được do vướng tài sản chung, tài sản riêng, Chánh án Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm, trên thực tế có những vụ án mua nhà là tài sản hình thành trong hôn nhân, có của vợ, của con, của những người thân trong gia đình, cho nên khi đối tượng tham nhũng, không thể thu được nhà của họ. Đây là quy định của luật, chúng ta buộc phải tuân thủ.
Tuy nhiên, với các đối tượng tham nhũng, nếu chúng ta có được cơ chế để thu tài sản như nhiều nước đã áp dụng, tức là cơ chế phi hình sự - nghĩa là phải giải trình về tài sản đó đã được hình thành như thế nào...
Trong trường hợp không giải trình được, tính hợp lý của tài sản này sẽ không được pháp luật công nhận và vi phạm đó sẽ bị tịch thu. “Việc này phụ thuộc vào luật lệ và giải pháp căn cơ chỉ có thay đổi luật” - Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ.
Cần “nhiều mắt” để giám sát tài sản tham nhũng
Trả lời “tiếp sức” cho Chánh án Nguyễn Hoà Bình về thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ việc về tham nhũng kinh tế, ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh, đây là một trong những trọng tâm, nhiệm vụ chính trị quan trọng chúng tôi đặt ra trong ngành tư pháp nói chung và hệ thống thi hành án dân sự nói riêng. Trong thời gian qua, nhờ tổng hợp nhiều giải pháp, kết quả đạt được khá tích cực.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại phiên chất vấn |
Lấy ví dụ trong 5 tháng qua (báo cáo thi hành án dân sự được thống kê bắt đầu từ 1/10/2022), đã thu được trên 17 nghìn tỷ đồng và nếu xét về số lượng tuyệt đối đã tăng gần 12 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Số liệu này rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được và cố gắng của toàn hệ thống, còn khá nhiều vấn đề đặt ra. Nguyên nhân khách quan là do những khó khăn trong bản thân của các vụ án này. “Ví dụ, số lượng tài sản trong hầu hết các vụ án lớn nằm rải rác ở các địa phương khác nhau trên phạm vi cả nước”- Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn chứng.
Bên cạnh đó, nguồn gốc, tính pháp lý của nhiều tài sản được kê biên, đưa ra xử lý phức tạp và mất nhiều thời gian để làm rõ. Đặc biệt tài sản chung, ví dụ tài sản vợ chồng, tài sản của hộ gia đình... và của các chủ sở hữu khác nhau ở trong quá trình sản xuất, kinh doanh...
Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, sẽ tiếp tục bám sát và thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 04 của Ban Bí thư về tăng cường thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế. Đồng thời, bám sát các ý kiến kết luận của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, trong đó có cơ chế phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan điều phối ở bên Đảng, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao...
Đặc biệt, tập trung vào các vụ án lớn đang được dư luận xã hội quan tâm và sẽ thường xuyên báo cáo Chính phủ hoặc đề ra các giải pháp thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp để thực hiện tốt hơn nữa công tác này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đề nghị các cơ quan dân cử, Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định theo pháp luật tăng cường quá trình giám sát để có "nhiều mắt" tập trung vào đây, như vậy, việc tẩu tán và giấu các tài sản trong vụ án tham nhũng kinh tế sẽ giảm đi.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trung ương cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế
- ·Đà Nẵng mong muốn thúc đẩy hợp tác đầu tư với Phần Lan
- ·Mark Zuckerberg
- ·Bà Võ Thị Ánh Xuân đắc cử Phó chủ tịch nước
- ·Thủ tướng yêu cầu làm nhanh gói hỗ trợ vì 'cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn'
- ·Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT tại Hà Nội năm 2021
- ·TP.Thuận An cần quyết liệt hơn nữa trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm
- ·Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thuế giá trị gia tăng đối với phân bón
- ·Sẽ kiểm tra đột xuất nhà thuốc về thực hiện kết nối liên thông
- ·Kon Tum có thêm một Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Quảng Ninh: Đưa tinh hoàn 'lạc lối' về đúng vị trí cho bé trai 2 tuổi
- ·Tân Tổng Kiểm toán Nhà nước: Sẽ nỗ lực vượt bậc hoàn thành nhiệm vụ
- ·Sẽ trình lại Đề án Quy hoạch Điện VIII vào tháng 6/2021
- ·NGHỊ QUYẾT Về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế
- ·Nguyên TGĐ BHXH Việt Nam bị bắt tạm giam: BHXH sẽ xử lý nghiêm tập thể, cá nhân theo pháp luật
- ·Phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một: Tổ chức hội thi tuyên truyền vận động dùng hàng Việt
- ·Giá sách giáo khoa tăng cao, vì sao?
- ·Đoàn khảo sát Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ
- ·Hai sản phẩm bảo hiểm mới giúp khách hàng chủ động bảo vệ tài chính toàn diện
- ·Chung sức thực hiện khát vọng phát triển