会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lyon đấu với rennes】Dưa hấu bị tiêm hóa chất là tin đồn nguy hại!

【lyon đấu với rennes】Dưa hấu bị tiêm hóa chất là tin đồn nguy hại

时间:2024-12-27 11:51:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:598次

Hơn một tuần nay,ưahấubịtiêmhóachấtlàtinđồnnguyhạlyon đấu với rennes thông tin dưa hấu ngọt và màu đỏ đẹp bởi được tiêm hoá chất rộ lên trên nhiều trang Facebook, được chia sẻ rầm rộ, gây nghi ngại cho nhiều người. Liệu có đúng như vậy?

Chuyện cũ tận bên... Tàu

Trang Facebook TGGĐ được coi là phát xuất của thông tin trên với hai bức ảnh, trong đó người đàn ông trung niên đang dùng kim tiêm vào trái dưa hấu. Kèm theo, là nội dung mang tính cảnh báo: “Các bạn hãy cẩn thận trước khi ăn dưa hấu nhá… Hiện nay có rất nhiều người đã sử dụng tiêm hoá chất vào quả dưa hấu… Chỉ cần tiêm một lượng nhỏ hoá chất vào chúng sẽ dần lan ra toàn bộ quả dưa giúp chúng có màu đỏ sẫm nhìn trong rất bắt mắt… Nên các bạn phải chú ý khi mua dưa không phải trái nào ruột càng đỏ là ngon là tốt đâu nhá...” Cùng với đó là lời nhắn “hãy share (chia sẻ) cho mọi người cũng biết và phòng tránh”. Hình ảnh và thông tin này thu hút gần 30.000 lượt chia sẻ. Thực ra, thông tin này được đăng tải từ tháng 4.2013 nhưng trong vòng hơn một tuần nay, các trang mạng xã hội cá nhân vẫn liên tục chia sẻ, kèm theo là lời lên án việc “tiêm dưa”, thậm chí tẩy chay loại trái cây này.

Nhiều người đồn thổi ác ý, dưa hấu bị tiêm thuốc tạo mầu. Ảnh minh họa

Những kết quả tìm kiếm về dưa tiêm hoá chất thu được rất ít kết quả ở các trang tin tiếng Việt, tuy nhiên nếu dùng từ khoá “dưa hấu tiêm hoá chất” bằng tiếng Trung Quốc, sẽ cho hơn 500.000 kết quả, đặc biệt có cả hình ảnh như trang Facebook trên đã đăng tải. Rõ ràng, vụ việc dưa hấu tiêm hoá chất trên xuất phát từ một trang mạng Trung Quốc. Nội dung các trang tin này còn phản ánh cả tình trạng “bom dưa”, dưa hấu tự nổ, nứt đôi xảy ra ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) hồi tháng 5.2011 bởi dùng quá nhiều forchlorfenuron (thuốc kích thích tăng trưởng thực vật). Những bài viết về tình trạng “tiêm dưa hấu” xuất hiện muộn hơn, với nội dung vạch trần cách làm, chỉ ra loại “thần dược trái cây” là đường hoá học và thuốc nhuộm. Bài viết trên trang songshuhui.net cách nay chưa lâu, mô tả tiêm cyclamate và carmine vào dưa hấu, phân tích tác dụng và thời gian bảo quản (48 giờ), cùng lời khuyên mọi người cảnh giác với những trái dưa bất thường nhưng không vơ đũa cả nắm, làm thiệt hại nông dân vô tội…

Chưa phát hiện ở Việt Nam

Chúng tôi gửi thông tin “tiêm dưa” cho nhiều chuyên gia lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch và nhận được phản hồi là chưa ghi nhận tình trạng này ở Việt Nam, mặc dù việc tiêm nước để tăng trọng lượng cho dưa là có, đặc biệt là hoá chất để thúc trái cây lớn nhanh, chín đều.

TS Nguyễn Văn Phong, viện Cây ăn quả miền Nam, cho biết để thúc đẩy quá trình chín và cải thiện màu sắc của rau quả, người ta sử dụng dung dịch ethephon bằng cách nhúng hay phun. Chất này được nhiều nước cho phép áp dụng trên một số loại rau quả và luôn có sự giám sát. Theo ông Phong: “Vấn đề là ngoài thành phần ethephon, các thành phần khác/chất độn giúp nó ổn định là những chất gì? Có thực sự an toàn không?” Ở một số nước như Mỹ, ethephon được sản xuất với tên thương mại là ethred chứa 10 – 20% ethephon và một số thành phần thuốc trừ nấm, được dùng cho giai đoạn trước thu hoạch. Với dưa hấu, chất kích thích tăng trưởng từng được ghi nhận là forchlorfenuron.

“Những thông tin ở nước ngoài, chưa được kiểm chứng rõ thì không nên phát tán, phóng đại gây hoang mang cho người dân, đặc biệt là thiệt hại cho người nông dân”, PGS.TS Nguyễn Minh Châu, viện trưởng viện Cây ăn quả miền Nam.

ThS Lê Thanh Hải, trưởng phòng thí nghiệm hoá sinh – vi sinh đại học Hùng Vương, TP.HCM cho biết về bản chất có thể tiêm đường hoá học như saccharin, cyclamate và dưa hấu để tăng độ ngọt hay phẩm màu rodamin B, sunset yellow… vào dưa hấu như các trang tin Trung Quốc đăng tải. Chuyên gia công nghệ sau thu hoạch này phân tích: “Hócmôn tăng trưởng phun lên trái, làm cho quá trình chuyển hoá trái cây diễn ra nhanh (ví dụ thay vì một tháng thu hoạch thì thúc xuống còn năm ngày là thu hoạch được). Khi tăng trưởng như vậy, cây không kịp hút chất dinh dưỡng chuyển hoá vào trái, ruột trái xốp. Có thể vì vậy người phải nạp bổ sung nước, đường hoá học, phẩm màu…” Xitokinin, gibberellin, auxin là những chất kích thích thực vật được dùng phổ biến: “Về lý thuyết thì chúng không nguy hại gì nhiều, điều đó phụ thuộc dư lượng sót lại (bám vào mô bào cây), nếu nhiều có thể làm rối loạn quá trình tiêu hoá trong cơ thể”. Ông Hải cho biết thêm, nếu bơm thuốc nhuộm rodamin B, sunset yellow… như họ phản ánh thì rõ ràng là độc vì đây là phẩm màu công nghiệp. Còn saccharin, cyclamate là những loại đường hoá học không có giá trị dinh dưỡng: “Tôi từng gặp tình trạng người ta bơm nước vào dưa để tăng trọng lượng, bán kiếm lời nhưng bơm đường hoá học và phẩm màu thì chưa. Với cách làm ấy, lúc cắt sơ bên ngoài nhìn vẫn đỏ đẹp nhưng không ăn được vì độc và bảo quản không được lâu. Dịp tết cần lưu ý khi chọn dưa, thấy trái to, đẹp mà giá rẻ bất ngờ thì nên nghi ngờ”.

PGS.TS Nguyễn Minh Châu, viện trưởng viện Cây ăn quả miền Nam, cũng cho biết từng ghi nhận tình trạng ngâm, xịt thuốc để trái cây chín nhanh chứ chưa ghi nhận vụ “tiêm dưa” nào: “Nếu dùng thuốc làm cho trái không bị thối là agriphos hay tiêm nước để tăng trọng lượng thì nghe còn có lý, chứ không thể bỏ thời gian tiêm từng trái bởi một ký dưa hấu giá 3.000 – 4.000 đồng mua tại gốc, rẻ quá ai làm làm gì”, ông Châu nhận định.

Theo PGS Châu, những thông tin ở nước ngoài, chưa được kiểm chứng rõ thì không nên phát tán, phóng đại gây hoang mang cho người dân, đặc biệt là thiệt hại cho người nông dân: “Hiện nay, với kỹ thuật canh tác, giống mới thì việc trồng dưa ở ta cho năng suất cao và chất lượng tốt. Còn về phía người tiêu dùng, nên lựa chọn những loại trái cây có bao bì nhãn mác rõ ràng, thông tin chi tiết và địa chỉ tin cậy như siêu thị, những nơi có chứng nhận VietGAP càng tốt bởi đó là dưa được chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn”.

Theo SGTT

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Vô lăng bị lệch ẩn chứa nhiều nguy cơ tai nạn tài xế nên biết nguyên nhân
  • 3 cầu thủ ngoại không được đá, CLB Thanh Hóa thiệt quân ở trận khai mạc V.League
  • Haaland nhận danh hiệu cá nhân đầu tiên của mùa giải
  • Haaland nhận danh hiệu cá nhân đầu tiên của mùa giải
  • Tài xế mất mạng bất cứ lúc nào nếu lái xe không giữ khoảng cách an toàn
  • CLB TP.HCM đặt mục tiêu cao ở V.League 2024
  • HLV Hoàng Anh Tuấn nói về ngoại binh mới: Bạn của Neymar cũng chỉ là điểm cộng
  • CLB TP.HCM đặt mục tiêu cao ở V.League 2024
推荐内容
  • FDA cảnh báo bệnh nhân không sử dụng thuốc của công ty Herbal Doctor Remedies
  • HLV Hàn Quốc hết hợp đồng, buồn bã về nước: Cục TDTT lục tục gửi thư mời gia hạn
  • HLV Hàn Quốc hết hợp đồng, buồn bã về nước: Cục TDTT lục tục gửi thư mời gia hạn
  • Thêm một tuyển thủ Việt Nam xuống chơi ở giải hạng Nhất 2024/2025
  • Nghi vấn viên uống G
  • SVĐ mất điện, trận đấu Thanh Hóa