会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trực tiếp bóng đá u16 hôm nay】Thế hệ tự sướng!

【trực tiếp bóng đá u16 hôm nay】Thế hệ tự sướng

时间:2025-01-09 21:53:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:225次

Thế hệ tự sướng, tự sướng, biểu tình, tham gia chính trị, giới trẻ, đời sống xã hội

Sinh viên Úc biểu tình hồi tháng 5 phản đối việc chính phủ bãi bỏ chính sách học phí để cho phép các trường tự đưa ra mức phí

Theo những quan sát và nghiên cứu mới nhất, giới trẻ hiện nay vẫn bị định kiến là những người thờ ơ với chính trị, một thế hệ “tự sướng” (selfies generation). Tuy nhiên, một khảo sát mới công bố hồi tháng 9 của Đại học Canberra (Úc) cho thấy giới trẻ quan tâm chính trị không hề ít hơn thế hệ trước.

Theo đó, 25% những người dưới 35 tuổi có tham gia các hoạt động chính trị, so với 20% trong nhóm trên 35 tuổi và 24% từ trên 50 tuổi. Họ chỉ xếp sau những người nghỉ hưu chút xíu (27%). 

Thế nào là tham gia chính trị?

Hồi tháng 5, hàng ngàn sinh viên khắp nước Úc xuống đường biểu tình phản đối việc bãi bỏ chính sách học phí của chính phủ từ năm 2016, cho phép các trường tự đưa ra mức phí. Cuộc biểu tình đã khiến Thủ tướng Tony Abbott và Bộ trưởng Giáo dục Christopher Pyne phải hủy chuyến thăm một cơ sở của Đại học Deakin tại Geelong. 

Trong một phóng sự mới đây phỏng vấn các sinh viên đại học ở Sydney về chủ đề này, phóng viên Margot O’Neill của Đài ABC (Úc) nói: “Vấn đề là chúng ta định nghĩa việc tham gia chính trị như thế nào. Nếu xét trên những cách thức truyền thống như tham gia vào đảng chính trị, hay viết thư kiến nghị gửi cho quốc hội thì giới trẻ dường như chẳng bao giờ làm.

Nhưng nếu tính cả những hoạt động trên mạng như gia nhập các nhóm có cùng mối quan tâm hay tham dự các chương trình, các thảo luận bằng việc chia sẻ và bình luận trên Facebook, YouTube hoặc Twitter thì giới trẻ là những người tích cực hơn hết”.

Một trong những sinh viên tham gia phỏng vấn - Ariadne Vromen cũng cho rằng giới trẻ không thích thứ chính trị tranh cãi đảng phái trên các mặt báo và không muốn lặp lại những chuyện đó trên trang mạng xã hội của mình. Đây là sự thay đổi về thảo luận chính trị hiện nay.

Những sinh viên biểu tình ở Hong Kong cũng tiết lộ họ thường sử dụng mạng xã hội để thu thập và chia sẻ thông tin cho nhau hơn là đọc báo chính thống. 

Văn hóa tham gia

Ý thức tham gia chính trị là một biểu hiện cao nhất của văn hóa tham gia (participatory culture), một khái niệm để chỉ sự chủ động của công dân trong việc tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội.

Các cá nhân trong nền văn hóa tham gia không đơn thuần là những người nhận thông điệp hay sản phẩm, mà bản thân họ cũng chính là những người sản xuất và phân phối, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông, văn hóa. 

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ nền văn hóa tham gia của giới trẻ: từ những sản phẩm, thông điệp hằng ngày trên mạng xã hội, blog, YouTube, Flickr, Instagram, Vlog... cho đến các dự án dài hơi hơn.

Nhiều nghiên cứu cũng ủng hộ thực tế phần đông giới trẻ là những công dân tiên tiến, có tinh thần phê phán và không nhất thiết luôn tuân thủ.

Khả năng nắm bắt công nghệ cộng với sự chủ động, sáng tạo của giới trẻ giúp họ tạo dựng nên một thế giới đời sống riêng, không những không tách biệt và không thể xem là “tiểu văn hóa”, mà trái lại đã và đang tác động ngược trở lại các thiết chế xã hội truyền thống.

Chẳng hạn, trong cuộc biểu tình vẫn đang diễn ra ở Hong Kong, những sinh viên trẻ tuổi được coi là thế hệ của công nghệ thông tin đã phát huy tối đa tiện ích của các phương tiện liên lạc phục vụ cho cuộc xuống đường của họ. 

Theo Hãng nghiên cứu Webcertain Group, châu Á hiện có gần 1 tỉ người sử dụng mạng xã hội, gấp năm lần so với Bắc Mỹ. Châu lục đông dân nhất thế giới là nơi hứa hẹn cho những thay đổi xã hội với động lực của công nghệ thông tin và những ứng dụng truyền thông hiện đại. 

Đối với chính trị, giới quan sát phải thừa nhận rằng đã đến lúc chính trị gia phải tìm đến giới trẻ, qua mạng xã hội, thay vì tiếp cận theo lối từ trên xuống như trước tới giờ. 

Chủ động hay thụ động?

Mặc dù cùng thừa nhận vai trò của công nghệ và các phương tiện thông tin đối với sự thay đổi diện mạo và tính chất nền văn hóa tham gia, nhưng hiện có hai lập trường trái ngược nhau: bi quan và lạc quan.

Giáo sư chính trị Jodi Dean (Mỹ), một học giả tiêu biểu của phía bi quan, cho rằng chính các phương tiện lấy đi năng lượng của chúng ta và lái sự quan tâm chính trị vào những vấn đề không cơ bản.

Bà viết: “Chúng ta không trả tiền trực tiếp cho Gmail, YouTube, Facebook, Twitter, nhưng chúng ta tốn thời gian. Ta mất thời gian đăng tải và viết, thời gian đọc và trả lời (nhận xét). Chúng ta phải trả bằng sự quan tâm. Và giá của nó là sự tập trung”.

Theo bà, mặt trái của việc cá nhân hóa phương tiện trong nền văn hóa tham gia ngoài việc bị truy dấu thông tin, tính riêng tư, bị theo dõi, còn là việc tự thúc ép bản thân phải luôn tìm kiếm và chia sẻ quan điểm, phải phụ thuộc vào sự trao đổi và phản hồi từ người khác, phó thác sự chủ động cho những cú click, like.

Đây chính là quan điểm về tính liên thụ động (interpassivity) mà Jodi Dean chịu ảnh hưởng từ nhà triết học Slavọj Žižek (Slovenia). 

Trong khi đó, giáo sư Henry Jenkins (Mỹ), một nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hóa tham gia, tỏ ra hoàn toàn lạc quan và tin tưởng vào giới trẻ. Ông phê phán các học giả bi quan thường có xu hướng phóng đại nguy cơ “nạn nhân hóa” công chúng của truyền thông hiện đại.

Theo ông Jenkins, đó là sự đánh giá thấp tính chủ động của công chúng, nhất là giới trẻ, trong việc sử dụng công nghệ. Henry Jenkins nhấn mạnh tính tích cực của công nghệ truyền thông trong việc trao quyền (empower) và thúc đẩy văn hóa tham gia.

Theo ông, động lực của những phong trào xã hội là khi “người dân bắt đầu cảm thấy được trao quyền nhiều hơn, chứ không phải khi họ cảm thấy mình yếu đuối nhất”.

Nói về mối liên quan giữa văn hóa tham gia và ý thức chính trị, Jenkins lạc quan nêu ví dụ về mạng lưới “Harry Potter Alliance”, do một bạn trẻ lập ra và thu hút hơn 100.000 thành viên.

Xuất phát từ sự hâm mộ đối với đội quân Dumbledore, họ muốn góp phần đấu tranh vì sự công bằng, bình đẳng và quyền con người với vũ khí là tình yêu, như lời khẳng định trên trang web của mạng lưới: “The weapon we have is love” (Vũ khí chúng tôi có là tình yêu).

Lạc quan hay bi quan thực chất là hai lối tiếp cận cơ bản về mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông và công chúng: truyền thông tác động tới cá nhân như thế nào, và ngược lại cá nhân sử dụng truyền thông ra sao.

Tiếp cận thứ nhất đề cao sức mạnh của truyền thông (thường là theo hướng tiêu cực). Tiếp cận thứ hai nhấn mạnh tính chủ động của chủ thể. 

Một thế hệ ưa “tự sướng” và thờ ơ, hay một giới trẻ tích cực tham gia vào đời sống chính trị, xã hội, tận dụng sức mạnh của công nghệ trao quyền cho họ? Những quan sát khác nhau cho ra những diễn dịch khác nhau.

Câu trả lời quan trọng nhất phụ thuộc vào việc mỗi người trẻ muốn khẳng định bản thân theo hướng nào trong một thế giới đầy biến động nhưng cũng đầy ắp những cơ hội. 

Vì sao giới trẻ Mỹ ít đi bỏ phiếu?

Năm 2010, chỉ 24% thanh thiếu niên Mỹ (18-29 tuổi) đi bỏ phiếu, so với 51% người Mỹ từ 30 tuổi trở lên. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thờ ơ với chính trị hay với những người sẽ lãnh đạo đất nước.

“Chúng tôi không thờ ơ, chỉ là quá thất vọng” - Mary Rouse, sinh viên Đại học Elon, North Carolina, nói với The Economist. Giống như một nửa những người cùng trang lứa thuộc thế hệ của mình, Rouse không coi mình là một người Cộng hòa lẫn Dân chủ, tỉ lệ cao nhất kể từ khi Trung tâm nghiên cứu Pew bắt đầu công bố dữ liệu này 25 năm trước.

Thanh niên Mỹ thật ra có quan tâm tới chính trị, thậm chí là quan tâm nhiều, chỉ có điều chính vì quan tâm nên họ thấy ghét chính trị và từ sự thất vọng đã tránh xa các hòm phiếu như một cách thể hiện thái độ chính trị của mình.

Không tới một phần ba thanh niên Mỹ nghĩ rằng vận động tranh cử là một hoạt động tử tế, theo nghiên cứu của Đại học Harvard, trong khi hai phần ba nghĩ rằng các chính trị gia chỉ tranh cử vì những mục đích ích kỷ.

Và nếu những người trẻ có đi bỏ phiếu thì thường họ sẽ ủng hộ Đảng Dân chủ: hai phần ba thanh niên 18-29 tuổi bầu cho ông Obama trong cuộc tranh cử tổng thống 2012. Nhưng họ không đơn thuần là thiên tả, họ là những người tự do về mặt xã hội nhưng bảo thủ về tài chính.

Hai phần ba thanh niên được hỏi ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, 61% muốn hợp pháp hóa phá thai và hơn một nửa tin rằng nên giảm độ tuổi cấm đồ uống có cồn, theo cuộc thăm dò của tạp chí Reason.

Nhưng 66% nghĩ sự can thiệp của chính phủ “thường không hiệu quả và gây lãng phí”, 57% cũng muốn có một chính phủ nhỏ hơn, ít dịch vụ hơn và thuế thấp hơn.

Những người trẻ cũng tạo ra cảm giác họ thờ ơ với chính trị vì họ hay đổi chỗ ở và không phải là mục tiêu tốt cho các cuộc thăm dò dữ liệu. Khoảng một phần tư thanh niên Mỹ hiện không có truyền hình cáp mà chỉ xem tivi qua Internet, nên họ cũng không phải là mục tiêu của các cuộc vận động chính trị, chủ yếu qua truyền hình.

Internet, với phần quan trọng là mạng xã hội, chiếm phần lớn thời gian của họ hiện nay và đó mới là nơi những người trẻ bày tỏ quan điểm chính trị của họ nhiều nhất. Thế nên, rất có thể không phải người trẻ thờ ơ với chính trị, mà các đảng chính trị chưa quan tâm đủ tới họ mà thôi.

Theo Tuổi trẻ

Nhân viên Walmart biểu tình yêu cầu tăng lương

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
  • Giá vàng hôm nay 5/1/2016 tăng mạnh do căng thẳng Trung Đông
  • Mặt hàng tết năm 2015 sôi động giữa hàng trong nước và Thái Lan
  • Chọn mua đèn sưởi nhà tắm 'chuẩn không cần chỉnh'
  • Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
  • Giá vàng hôm nay ngày 29/12/2015: Giá vàng SJC lao dốc bất thường
  • Lâm Đồng: Hơn 1 triệu đồng/cành địa lan Đà Lạt chơi Tết
  • Thương lái Trung Quốc bị xử lý vì buôn cua trái phép tại Cà Mau
推荐内容
  • Chương trình ‘Bánh chưng xanh
  • Vịt trời giúp người nông dân Hà Tĩnh nâng cao thu nhập
  • Giá vàng hôm nay ngày 13/3/2016: Dự đoán giá vàng tuần tới
  • Mặt hàng tết năm 2015 sôi động giữa hàng trong nước và Thái Lan
  • Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
  • So sánh ô tô bán tải Toyota Tacoma và Ford Ranger