会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【liịch bóng đá hôm nay】Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập vào Việt Nam!

【liịch bóng đá hôm nay】Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập vào Việt Nam

时间:2024-12-27 20:09:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:771次

Bộ NN-PTNT cho hay,áthiệngầntấnthịtnhiễmSalmonellatrướckhinhậpvàoViệliịch bóng đá hôm nay hết tháng 9 năm nay, nước ta đã chi 1,24 tỷ USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng mạnh 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm mặt hàng này được nhập chủ yếu từ Ấn Độ, Mỹ, Nga, Đức và Hàn Quốc.

Đáng lưu ý, tính từ ngày Thông tư số 04 có hiệu lực (16/5/2024) đến ngày 25/9, đã phát hiện 55 lô hàng nhập khẩu dương tính với Salmonella (vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, sốt... ) trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella, chiếm gần 1%.

Nếu không xét nghiệm Salmonella, đã có gần 1.320 tấn thịt bị nhiễm Salmonella được nhập khẩu vào Việt Nam, nguy cơ rất cao gây ra dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng - Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.

Theo Bộ NN-PTNT, việc kiểm dịch nhập khẩu đối với những lô âm tính thực hiện trong vòng 1-3 ngày; chỉ có khoảng 1% số lô sản phẩm động vật dương tính, cần nuôi cấy phân lập để khẳng định, mất 5-6 ngày làm việc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Liên quan đến Thông tư 04, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã họp trao đổi với tham tán nông nghiệp và cán bộ của đại sứ quán các nước Úc, New Zealand, Anh, Canada. Các quốc gia này đều khẳng định không có vấn đề gì lớn.

Việt Nam chi nhiều tỷ USD để nhập khẩu thịt nhưng đã phát hiện nhiều mẫu thịt nhiễm Salmonella. Ảnh: VietNamnet

Một số tham tán nông nghiệp các nước Mỹ, Brazil, Singapore, Pháp, Hàn Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Hà Lan,... bày tỏ quan ngại về việc ban hành Thông tư số 04 sẽ gây khó cho việc nhập khẩu thịt của các nước và đề nghị trao đổi, làm rõ quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Tuy nhiên, Cục Thú y khẳng định, việc ban hành Thông tư 04 đã tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong thời gian vừa qua.

Theo Cục Thú y, các nước cũng có quy định rất chặt chẽ khi nhập khẩu các sản phẩm thịt, trứng, sữa của Việt Nam. Đơn cử, EU quy định không được có Salmonella spp trong 25g thịt; E.coli tổng số không vượt quá 102 đến 5.102 tùy loại sản phẩm. Anh yêu cầu Việt Nam phải có chương trình quốc gia giám sát Salmonella spp đối với các sản phẩm gà chế biến đang được đàm phán xuất khẩu sang nước này.

Hàn Quốc cũng có yêu cầu tương tự về kiểm soát Salmonella spp. Nhật Bản, Nga và các nước Liên minh Á - Âu đã yêu cầu Việt Nam phải tổ chức kiểm soát Salmonella spp khi đàm phán, xuất khẩu thịt gà chế biến chín sang thị trường các quốc gia thành viên. Trung Quốc yêu cầu phải tổ chức giám sát, xét nghiệm chỉ tiêu Salmonella spp khi xuất khẩu sữa sang thị trường này.

Trong nước, các doanh nghiệp, hiệp hội cũng nhiều lần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT về kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu để bảo vệ chăn nuôi trong nước, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Salmonella là một loại vi khuẩn có thể gây bệnh. Ở Mỹ, Salmonella là tác nhân lây nhiễm cho khoảng 1,35 triệu người mỗi năm. Salmonella có tác động nghiêm trọng hơn đối với những người già, trẻ nhỏ hoặc đã bị bệnh. Căn bệnh này đưa hàng nghìn người đến bệnh viện mỗi năm, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

Salmonella không gây bệnh cho tất cả những ai bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Trẻ em dưới 5 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh này nhất và khoảng 1/3 số trường hợp xảy ra ở trẻ em từ 4 tuổi trở xuống. Trẻ không được bú sữa mẹ có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. Một số loại thuốc làm giảm axit dạ dày cũng có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng.

Thông thường bị nhiễm khuẩn Salmonella khi ăn hoặc uống thứ gì đó có vi khuẩn trong đó. Salmonella phổ biến hơn trong thực phẩm từ động vật, như trứng, thịt bò và gia cầm. Nhưng đất hoặc nước cũng có thể làm ô nhiễm trái cây và rau quả. Ngoài ra, Salmonella có thể được lây nhiễm từ thực phẩm này sang thực phẩm khác bằng tay hoặc dao, thớt, đĩa và các dụng cụ nhà bếp khác. Không những thế, bạn có thể bị nhiễm trùng nếu không nấu chín một số loại thức ăn đủ kỹ.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7046:2019 thịt tươi

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố nhằm áp dụng cho thịt tươi được dùng làm thực phẩm. Yêu cầu chung đối với thịt gia súc, gia cầm, chim, thú nuôi đưa vào giết mổ và cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến thịt tươi phải đáp ứng các quy định hiện hành về kiểm soát giết mổ, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Yêu cầu cảm quan đối với thịt tươi được quy định luôn ở trạng thái khô, sạch, không dính lông hay tạp chất, mặt cắt mịn, có độ đàn hồi. Màu sắc đặc trưng, không có mùi hay vị lạ.

Bao bì, dụng cụ chứa đựng thịt tươi được làm bằng vật liệu đáp ứng các quy định hiện hành về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ghi nhãn theo quy định hiện hành. Thịt tươi được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Sản phẩm được bảo quản ở nơi sạch; nên bảo quản ở nhiệt độ từ 0 °C đến 4 °C.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • VinFast VF 8 ưu đãi tới gần 270 triệu đồng dịp cuối năm
  • Becamex Bình Dương thua trận thứ hai tại V.League 2024
  • Xây tuyến đường nối Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc
  • Đề nghị kêu gọi các dự ánxây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
  • Phòng tắm chứa hàng loạt sản phẩm độc hại
  • Công nghiệp chip bán dẫn đón gió mới từ Tây bán cầu
  • Đến năm 2050, Cụm cảng cạn Chân Mây, Thừa Thiên Huế có diện tích quy hoạch 150 ha
  • Giá xe giảm sâu
推荐内容
  • Trẻ hăm đỏ, dị ứng vì bỉm giá rẻ, không nguồn gốc
  • Thị trường ô tô rớt giá mạnh, có mẫu xe giảm gần 200 triệu đồng
  • Becamex Bình Dương kết thúc tập huấn với kết quả khả quan
  • “Mỏ neo” để hút đại gia công nghệ
  • Tự hại thân vì uống giấm giảm cân
  • Bộ GTVT làm rõ kế hoạch mở rộng cao tốc Yên Bái