【lịch sử đối đầu arsenal】Cha mẹ hãy là người đồng hành, thay vì lấy mật khẩu của con
Học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) tham dự buổi giao lưu,ẹhãylàngườiđồnghànhthayvìlấymậtkhẩucủlịch sử đối đầu arsenal chia sẻ kiến thức an toàn trên không gian mạng. |
Buổi tham vấn ý kiến trẻ em cho việc xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025 do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức đã diễn ra tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) sáng ngày 27/6.
Tại buổi tham vấn, các em học sinh đã hăng hái chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc mà các em gặp phải khi sử dụng Internet để học tập, giải trí, đặc biệt là khi tham gia vào các mạng xã hội.
Những kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cũng được các chuyên gia cung cấp tới các em dưới dạng các câu chuyện gần gũi, các game show vui vẻ, hay phần hỏi đáp sôi nổi.
Một số tình huống quen thuộc trẻ thường gặp trên không gian mạng cũng được đưa ra cùng với các hướng dẫn giải quyết tình huống cụ thể.
Em Tô Hoàng Vi Anh (học sinh lớp 6A1) chia sẻ, buổi giao lưu đã mang lại những thông tin rất hữu ích với bản thân em. “Mỗi ngày em sử dụng Internet từ 15 đến 30 phút, trong đó có cả mạng xã hội. Có rất nhiều mối nguy hiểm trên đó mà chúng em không biết trước được”.
Chia sẻ về mục tiêu có một không gian mạng lành mạnh hơn cho trẻ em, Vi Anh bày tỏ mong muốn luật pháp sẽ có những hình phạt mạnh tay, đủ sức răn đe những kẻ xấu có ý định gây tổn hại tới thể chất, tinh thần của trẻ em qua không gian mạng. Bên cạnh đó, nữ sinh lớp 6 cũng mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các công cụ có thể hỗ trợ ngăn chặn các thông tin xấu độc, giúp cảnh báo và phát hiện những thông tin gây hại tới trẻ em.
Các em mạnh dạn chia sẻ ý kiến trong buổi tham vấn. |
Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện tới từ Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD đã có bài chia sẻ hướng dẫn phụ huynh, thầy cô đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Bà Nguyễn Phương Linh - đại diện MSD chia sẻ, khác hẳn với thế hệ phụ huynh hầu như biết đến Internet khi đã trưởng thành, trẻ em ngày nay là những công dân sinh ra trong thời đại công nghệ số. Internet ngấm vào tất cả các hoạt động hằng ngày tương tác trong cuộc sống của các em. Vì thế, có một thực tế là các em hiểu biết và sử dụng thành thạo Internet hơn cả bố mẹ. Thậm chí, không ít trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng từ khi ở tuổi mầm non.
“Chính vì thế, nếu người lớn cố áp đặt, kiểm soát hay dạy bảo về Internet cho trẻ em, thì đây là việc thực sự khó vì trẻ còn giỏi hơn chúng ta về công nghệ”.
Tuy vậy, bà Nguyễn Phương Linh nhắn nhủ tới các em rằng: Chính vì các con đang được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, khi các con chưa đủ khả năng nhận biết những mối nguy hại trên không gian mạng, nên người lớn vẫn đang cố gắng bảo vệ các con mỗi ngày. Các biện pháp bảo vệ của người lớn không chỉ để giúp các con tránh những rủi ro đáng tiếc mà còn để các con được tận hưởng tối đa các lợi ích của Internet.
“Vì thế mà các con cũng nên tôn trọng sự lo lắng của cha mẹ để cùng nhau hợp tác”.
Bà Nguyễn Phương Linh (Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD) chia sẻ hướng dẫn đồng hành cùng con trên môi trường mạng. |
Ngược lại, các bậc phụ huynh cần hiểu và làm theo một số nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của trẻ.
Thứ hai, bố mẹ/ thầy cô cần đồng hành với con càng sớm càng tốt, thậm chí là từ tuổi mẫu giáo. Ở mỗi độ tuổi, bố mẹ cần hiểu tâm sinh lý và có cách thức đồng hành với con phù hợp.
“Một trong những nguyên tắc quan trọng là bố mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ - tức là trẻ có thể không cho bố mẹ biết mật khẩu của mình, có thể thoả thuận với bố mẹ về thời gian mình muốn sử dụng Internet”.
Cuối cùng, cha mẹ/ thầy cô cần hướng dẫn trẻ nên tìm sự trợ giúp từ đâu khi gặp rắc rối hoặc những tình huống đáng nghi trên không gian mạng.
Để làm được điều đó, bà Linh gợi ý cha mẹ có thể đặt những câu hỏi sau đây với con: Hôm nay con học được gì, có gì thú vị trên Internet?; Con cùng chơi/ dạy bố mẹ… được không?; Mình cũng nghĩ cách giải quyết nhé…
Đặc biệt, bà nhấn mạnh: Cha mẹ tuyệt đối không kiểm soát, theo dõi, giám sát con, mà chỉ là người đồng hành, hỗ trợ con. Đó là yếu tố giúp tạo nên cảm giác tin tưởng của trẻ với bố mẹ, từ đó khiến các em tìm đến cha mẹ khi gặp vấn đề trong cuộc sống riêng.
Tại buổi tham vấn, các em cũng được nghe các câu chuyện, được tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trên không gian mạng. |
'Mọi giải pháp đều phải lấy trẻ em làm trung tâm'
Đó là khẳng định của đại diện UNICEF tại Việt Nam về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thị trường kiểm tra tâm lý trước vùng hỗ trợ VN
- ·Lập Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực
- ·Tỷ giá Won hôm nay ngày 2/10/2023: Giá đồng tiền Won đầu tuần giảm, VCB mua vào 15,55 VND/KRW
- ·Đào tạo cử nhân sư phạm toán bằng tiếng Anh
- ·Xây dựng lối sống mới cho sinh viên
- ·Mỹ nói quân Nga tổn thất lớn, Slovakia tặng 'rồng lửa' cho Ukraine
- ·Đại học Huế dự kiến tuyển hơn 13.100 chỉ tiêu
- ·Sân bay Damascus mở cửa trở lại: Tín hiệu hồi sinh sau khi chế độ Assad sụp đổ
- ·DANAGO tổ chức hội nghị 550 khách tại Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana
- ·Giá mít Thái hôm nay ngày 4/10/2023: Đi ngang so với ngày hôm qua
- ·Có nên đưa tin theo từng gót chân người đẹp?
- ·Hai phương án tính chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
- ·NXB Giáo dục cập nhật cổng luyện thi THPT Quốc gia
- ·Siết chặt các quy định về dạy thêm, học thêm
- ·Bắc Giang: Bảo tồn cây dã hương ngàn năm quí hiếm
- ·Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối
- ·Đề thi thử nghiệm môn Toán: Đã quét hết được toàn bộ chương trình
- ·Đổi mới phương pháp dạy môn giáo dục công dân ở THPT
- ·10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2022 do TTXVN bình chọn
- ·Rút bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động mất nhiều quyền lợi