【kết quả bóng đá hàn quốc hôm nay】Chủ động ứng phó với xâm nhập mặn
Hiện tại,ủđộngứngphvớixmnhậpmặkết quả bóng đá hàn quốc hôm nay nước mặn đã xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Dù nồng độ mặn còn thấp, nhưng các địa phương đã chủ động ứng phó để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân.
Ông Hồ Văn Đô đang gia cố bờ bao đề phòng nước mặn xâm nhập. Ảnh: NHẬT CƯỜNG
Bảo vệ cây trồng
Năm 2016, tuy không bị ảnh hưởng nhiều như các địa phương khác trong tỉnh, nhưng huyện Phụng Hiệp vẫn có hàng ngàn héc-ta đất sản xuất bị nước mặn đe dọa. Năm nay, theo dự báo của ngành chuyên môn, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và diễn biến khó lường. Tại Phụng Hiệp khả năng sẽ có khoảng 5.000ha đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng. Chính vì thế mà thời gian qua, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với tình trạng này.
Năm 2015, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp bất ngờ bị nước mặn xâm nhập, với nồng độ 0,9%o. Do nước mặn xâm nhập bất thường, không có thiết bị nhận biết nên làm gần 20ha cam của người dân bị ảnh hưởng, năng suất giảm khoảng 50%. Tháng 3-2016, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cấp cho huyện một thiết bị đo mặn EC300A trị giá gần 20 triệu đồng. Anh Lê Tuấn, cán bộ kỹ thuật Trạm Thủy lợi huyện Phụng Hiệp, cho biết: Sau khi huyện được hỗ trợ máy đo mặn thì công tác kiểm tra nước mặn đã chủ động hơn, không còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Chi cục Thủy lợi tỉnh như trước kia. Hiện nay, huyện đã xác định được 6 điểm đo mặn là kênh Xẻo Xu, kênh Ranh, kênh Đức Bà của xã Phương Phú; kênh xáng Búng Tàu, kênh Lái Hiếu của thị trấn Cây Dương và kênh Hậu Giang 3 của xã Hiệp Hưng. Tại những điểm này sẽ được đo định kỳ hàng ngày vào buổi sáng và chiều lúc thủy triều lên và thủy triều xuống. Khi phát hiện có nước mặn xâm nhập sẽ kịp thời thông báo cho bà con để có cách ứng phó kịp thời.
Còn tại thành phố Vị Thanh, nhằm đối phó với tình trạng hạn mặn được dự báo diễn biến phức tạp trong năm 2017, 30 hộ dân dọc đoạn dôi sông Nước Đục, thuộc ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến liên tục bồi đất, gia cố bờ bao tạm, bảo vệ gần 40ha đất trồng khóm, cây có múi và lúa. Đây cũng là vùng đất phèn, địa bàn ảnh hưởng sớm nhất của hạn mặn. Như ông Hồ Văn Đô, có 13 công đất trồng khóm gần 1 năm tuổi đã hoàn thành đoạn đê chạy dài theo đường nông thôn không cho nước mặn xâm nhập, chuẩn bị cho việc để trái khóm của gia đình. Ông Đô cho biết: “Tuy đã có lộ xi măng, nhưng mỗi khi nước lớn sẽ bị tràn qua đường làm ngập vườn cho nên mình vẫn tu sửa, đắp, xảm mọi. Vì vùng này là đất phân nên phải đắp đê vững chắc mới bảo vệ được cây trồng”.
Không riêng những nơi thường xuyên bị ảnh hưởng mặn, mà nhiều nông dân ở các phường cũng chủ động đối phó với dự báo biến đổi khí hậu bằng biện pháp tiết kiệm nguồn nước. Như trường hợp ông Trần Văn Hải, ở khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh đã lắp đặt xong hệ thống tưới nhỏ giọt cho 6.000m2 đất trồng cây ăn trái với kinh phí gần 25 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn tiến hành gia cố hệ thống cống, đập và nạo vét các mương trữ nhiều nước ngọt nhằm đảm bảo lượng nước tưới cho cây. Ông Hải cho hay: “Nghe báo, đài thông tin về tình hình biến đổi khí hậu, nhất là dự báo nắng hạn sẽ nhiều, đôi khi nước mặn lên bất thường nên mình phải chủ động trước. Tôi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt này thấy có lợi rất nhiều vì tiết kiệm được nước”.
Thực hiện giải pháp công trình
Bên cạnh đo độ mặn thường xuyên, thời gian qua, bằng mọi nguồn lực, huyện Phụng Hiệp được đầu tư hàng chục công trình ứng phó xâm nhập mặn. Khi thiết bị đo độ mặn nhận dạng được nước mặn tràn với nồng độ vượt ngưỡng 2%o thì hệ thống cống sẽ được đóng lại, góp phần trữ nước ngọt cho người dân sinh hoạt và sản xuất.
Như cống ngăn mặn kết hợp với trạm bơm của ấp Phương An A được đưa vào sử dụng cách nay hơn 1 năm và là một trong 10 cống hở được đầu tư trên địa bàn xã Phương Phú trong thời gian qua. Khi có thông báo mặn, nắp cống sẽ được đóng lại đảm bảo sản xuất cho hơn 200ha vườn cây ăn trái ở khu vực này. Ông Nguyễn Văn Hiện, ở ấp Phương An A, cho biết: “Gia đình canh tác gần 5 công bưởi da xanh. Những năm trước, mùa mưa về vườn cây bị ngập úng, còn mùa khô thì vất vả trong việc giữ nước ngọt và ngăn nước mặn xâm nhập. Nhưng hiện nay, hệ thống thủy lợi được đầu tư hoàn chỉnh thì sản xuất của người dân nơi đây đã ổn định hơn, không còn lo lắng như những năm trước”.
Để ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, 2 năm qua, huyện Phụng Hiệp đã đầu tư xây dựng 23 công trình, trong đó có 17 cống hở, 2 trạm bơm, 3 công trình thủy lợi tạo nguồn ở các địa phương như Phương Bình, Phương Phú, Hòa Mỹ… với tổng kinh phí trên 25 tỉ đồng. Tiến độ thực hiện các công trình đạt trên 99%, khi hoàn thành sẽ bảo vệ cho hơn 5.500ha đất sản xuất. Ông Trần Không Dận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Để ứng phó với nước mặn xâm nhập, chỉ tính riêng trong năm qua, huyện đã phối hợp với Chi cục Thủy lợi tỉnh xây dựng 10 cống hở trên địa bàn xã Phương Phú, Phương Bình và làm 57 nắp cống trên tuyến quản lộ Phụng Hiệp. Với những công trình này, kết hợp với đê bao vùng mía nguyên liệu sẽ tạo nên hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh. Khi có mặn xâm nhập thì các công trình sẽ phát huy hiệu quả ngăn nước mặn tràn vào nội đồng”.
Tại thành phố Vị Thanh, cũng có 4 tuyến đê bao chính với 105 cống hở và ngầm, cơ bản đáp ứng nhu cầu ngăn mặn, đảm bảo việc sản xuất, sinh hoạt cho những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng. Ngoài ra, thành phố đã gia cố xong 21 cống nội đồng, 9 đập thời vụ ở xã Hỏa Tiến, Tân Tiến và Vị Tân để sẵn sàng đóng đập thời vụ khi nồng độ mặn tăng đến 2%o. Thành phố cũng vừa thi công xong 8 công trình thủy lợi và chuẩn bị triển khai tiếp 9 công trình bức xúc phục vụ cho công tác phòng chống hạn, mặn. Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, cho biết: Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các công trình, kiểm tra hệ thống cống, còn chỉ đạo phòng kinh tế, trạm thủy lợi quan trắc mặn hàng ngày. Khi độ mặn tăng lên cao sẽ tuyên truyền, vận động người dân hiểu và đắp các đập thời vụ cũng như các mương để trữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Với những phương án chủ động của ngành chức năng và các bước chuẩn bị của người dân, tin rằng công tác phòng chống hạn, nước mặn xâm nhập năm 2017 sẽ đạt được hiệu quả cao, góp phần giảm thiệt hại cho người dân.
DUY KHÁNH - NHẬT CƯỜNG
(责任编辑:Thể thao)
- ·Doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng bằng các giải pháp sáng tạo
- ·Quy hoạch khu Chợ đêm bảo đảm nhu cầu giao thương và mỹ quan thành phố
- ·Bao giờ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2022?
- ·Suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ
- ·Gạo Việt tăng giá, Philippines xem xét giảm thuế nhập khẩu gạo
- ·Trở lại Mũi Chùi
- ·Quy định về BHYT học sinh
- ·Người dân đất mỏ tiếp “lửa” cho tuyển nữ Việt Nam
- ·Két nước xe nâng – Cấu tạo chức năng và dấu hiệu nhận biết các lỗi thường gặp
- ·Xây dựng khu tái định cư tập trung từ sự đồng thuận của Nhân dân
- ·Giá xăng dầu hôm nay (12/3): Tuần lao dốc
- ·Khó khăn khi áp dụng Thông tư 04/2022
- ·Dân liệu... sẽ xong
- ·Chủ động phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em
- ·Giá vàng hôm nay, 13/2: Vàng thế giới tiếp nối đà giảm
- ·Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
- ·Góc nhìn thẳng: Khẳng định vị thế!
- ·Tuổi trẻ huyện Trần Văn Thời: Xung kích làm theo gương Bác
- ·Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện PCI
- ·Tiện lợi khi đăng ký, cấp biển số xe tại cơ sở