【kq almeria】Hiệp hội, DN chủ động ứng phó với những tác động khó khăn
Tại phần phát biểu của mình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) Nguyễn Văn Thụ cho biết, trong nhiều năm qua, đã nhiều lần Hiệp hội kiến nghị Chính phủ cần có biện pháp giám sát, kiểm tra, chế tài việc nhiều dự án trọng điểm quốc gia như nhiệt điện, khai khoáng, xi măng… do nhà thầu Trung Quốc thực hiện mà không tạo điều kiện cho thầu phụ Việt Nam.
“Ngay từ năm 2007 khi việc nhà thầu Trung Quốc thắng thầu một công trình xi măng ở Ninh Bình do một nhà đầu tư tư nhân mua thiết bị Trung Quốc, chúng tôi đã đề nghị cần phải có các chế tài mạnh mẽ để hạn chế việc này.
Chúng tôi luôn cho rằng phải chọn các nhà thầu có năng lực thực sự về công nghệ bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt, cơ chế quản lý tiên tiến và có cam kết sử dụng lực lượng cơ khí trong nước tham gia chế tạo lắp đặt thì khả năng và điều kiện phát triển ngành cơ khí chế tạo thiết bị đồng bộ trong nước mới có thể tiến bộ kịp với khu vực”- Ông Thụ nói.
Với mục tiêu phát triển ngành cơ khí Việt Nam ổn định, bền vững, phát huy được vai trò của ngành trong giai đoạn hiện nay, VAMI đề nghị Nhà nước xây dựng kế hoạch phát triển ngành cơ khí Việt Nam từng 5 năm, trên cơ sở phải có đầu mối Nhà nước để quản lý và phân phối nguồn lực phù hợp với tình hình thực tế hiện tại nhằm phát triển lâu dài, bền vững gắn với tinh thần tự lực, tự cường, coi phát triển ngành cơ khí như phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, là ngành công nghiệp chủ chốt, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng đất nước.
Đại diện của ngành hàng nông sản, Tổng thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam Phạm Vũ Hà nêu lên tình trạng tồn kho tinh bột sắn nội địa hiện đang tăng cao do Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu từ Thái Lan. Trước sự ảm đạm kéo dài của thị trường và lượng tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp trong nước đã phải chấp nhận bán lỗ với giá dưới 420USD/tấn cho đợt giao hàng tháng 6 vừa qua.
Không chỉ là sắn mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng khá lo lắng khi nhiều mặt hàng nông sản khác Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc với tỷ trọng cao như cao su, trái cây, gạo…
Bà Phạm Chi Lan chia sẻ: Trên thế giới, thế mạnh vẫn thuộc về bên mua, trong khi hầu hết sản phẩm của Việt Nam là mặt hàng không để lâu được nên nếu chúng ta không tự chủ, độc lập thì không bao giờ chúng ta cạnh tranh được.
Nói về tính tự chủ, tại cuộc hội thảo, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chia sẻ về câu chuyện của một doanh nghiệp Nhật Bản mà ông có cơ hội được tìm hiểu.
Doanh nghiệp đó chỉ có khoảng sáu chục công nhân và chuyên sản xuất các linh phụ kiện cho hãng Boeing. Tuy nhiên giá trị của câu chuyện nằm ở chỗ Boeing khó có thể tìm được đối tác thay thế nếu doanh nghiệp này ngừng cung cấp phụ tùng.
Vị chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về doanh nghiệp kết luận rằng, trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, độc lập là tự quyết định chứ không phải đứng một mình. Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên dần dần phải làm được như vậy.
Trước những tồn tại của doanh nghiệp từ trước tới nay và khó khăn mới do tác động của sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển nước ta gây ra, nhiều hiệp hội mong muốn được Chính phủ chọn lọc và hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với một số ngành hàng trọng điểm, nhằm xây dựng được sức cạnh tranh và sự tự chủ trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh đó mỗi ngành hàng cũng sẽ có sự chủ động tự cứu mình.
Khẳng định tại cuối buổi hội thảo, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết rằng, ngay sau cuộc họp này, VCCI sẽ gửi công văn tới các hiệp hội ngành hàng để các hiệp hội nghiên cứu và đưa ra đề xuất của mỗi ngành nghề, khoảng nửa tháng tiếp theo, VCCI sẽ ngồi lại với các hiệp hội, trao đổi, chọn ra khoảng mười ngành hàng mà nếu có sự cố trong quan hệ Việt Trung bị ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó thảo luận các phương án, tình huống, kịch bản và kế hoạch phát triển của những ngành hàng này.
Chủ tịch Vũ Tiến Lộc cho biết, theo chỉ đạo mới, hàng tháng VCCI báo cáo với Chính phủ về tình hình doanh nghiệp. Với dự kiến kế hoạch làm việc như vừa nêu trên, trong bản báo cáo Chính phủ tới, VCCI sẽ kiến nghị với Chính phủ nội dung làm việc, thảo luận giữa VCCI và các hiệp hội.
“Nếu các hiệp hội nhất trí, VCCI sẽ đề xuất với Chính phủ. Chúng tôi sẽ mời các chuyên gia đầu ngành từng lĩnh vực trao đổi các kế hoạch, phương án giúp doanh nghiệp từng ngành hàng có sự phát triển một cách chủ động. Thậm chí có thể xây dựng sự liên kết của các hiệp hội để tạo thành những “hàng rào kỹ thuật” đối với hàng hóa, dịch vụ từ Trung Quốc”- Ông Vũ Tiến Lộc nói.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Singapore dẫn đầu về đầu tư vốn FDI vào Việt Nam
- ·Trải nghiệm chương trình vận hành cùng Honda ôtô Bình Phước
- ·Tập huấn điều tra thu thập dữ liệu về công tác dân tộc
- ·Đồng Xoài: Khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho 830 nam thanh niên
- ·Cần tăng cường giải pháp tăng nhanh, bền vững người tham gia BHXH, BHYT
- ·99,26% hộ dân Chơn Thành sử dụng nước hợp vệ sinh
- ·Hội đồng đội Đồng Xoài kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung
- ·Đồng Phú cách ly tập trung 2 trường hợp về từ vùng dịch Hải Dương
- ·Áp dụng tiêu chuẩn khí thải với phương tiện giao thông đường bộ
- ·Hội viên CCB sản xuất kinh doanh giỏi, tích cực hoạt động cộng đồng
- ·Bộ Tài chính yêu cầu các tổ chức phát hành thực hiện trả nợ trái phiếu
- ·Phú Sơn phát huy hiệu quả nhà văn hóa thôn
- ·Việt Nam ghi nhận 3 ca mắc COVID
- ·Bình Long ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid
- ·7 biện pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2022
- ·Từ 17 giờ ngày 1
- ·Bắt đối tượng nhập cảnh trái phép
- ·Trao tặng nhà tình thương cho hộ gia đình khó khăn
- ·Hà Nội với mục tiêu 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào năm 2025
- ·Đội SOS 173 lan tỏa điều tử tế