【bảng xep hạng ý】Cổ phiếu ngân hàng năm 2018 hấp dẫn mức nào?
Khởi sắc
Cổ phiếu ngành ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng từ thông tin thị trường, có sức lan tỏa và tác động nên được đặc biệt chú ý so với các lĩnh vực khác, được coi là nhóm cổ phiếu có sức mạnh thúc đẩy thị trường. Hiện có 13/34 ngân hàng thương mại tại Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Theo diễn biến thị trường trong năm 2017, hầu hết giá cổ phiếu của các ngân hàng tăng nhiều hơn giảm, ngân hàng càng nhỏ thì mức tăng càng lớn.
Cũng trong năm 2017, thị trường chứng khoán có nhiều khởi sắc, VNIndex tăng 42%. Đóng góp cho tăng trưởng này có “công lao” không nhỏ của các cổ phiếu ngành ngân hàng khi liên tục tăng trưởng mạnh. Theo các chuyên gia, diễn biến cổ phiếu ngành này có sức tăng như vậy là hợp lý khi hoạt động ngành ngân hàng có nhiều khởi sắc. Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia ghi nhận, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng thương mại tăng lên trên 40%, thanh khoản dồi dào, tỷ giá và lãi suất ổn định, tổng tài sản hệ thống ước tăng 17,2% so với cuối năm 2016, tín dụng tăng trưởng mạnh, nợ xấu được xử lý và đã có cơ chế xử lý tích cực…
Chính vì thế, theo thống kê trên thị trường, cổ phiếu của nhiều ngân hàng có mức tăng mạnh. Tiêu biểu như, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) có mức tăng rất mạnh từ đầu năm tới nay, hiện MBB đang được giao dịch quanh thị giá 25.000 đồng/cổ phiếu, trong khi thời điểm đầu năm chỉ ở mức 13.000 đồng/cổ phiếu. Nguyên nhân do kết quả kinh doanh của ngân hàng này rất khả quan, luôn thuộc nhóm các ngân hàng có lợi nhuận cao, đặc biệt, MB được giới đầu tư đánh giá khá an toàn khi quản trị rủi ro chặt chẽ, chất lượng tài sản tốt. Ngoài ra, những cổ phiếu có giá trị cao có thể kể tới CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam…
…Nhưng bớt lạc quan
Mặc dù có sức hấp dẫn lớn khi giao dịch và kêu gọi đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng, nhưng vẫn còn nhiều ngân hàng “chần chừ” chưa muốn lên sàn chứng khoán, vì thế theo kế hoạch đặt ra là có 10 ngân hàng sẽ lên sàn trong năm 2017, nhưng đến cuối năm mới có 4 ngân hàng lên sàn UPCom và 1 ngân hàng niêm yết. Liệu rằng nguyên nhân có đến từ những lo ngại cổ phiếu ngân hàng sẽ mất vị thế “cổ phiếu vua”?
Rõ ràng, nếu xét tổng quan các cổ phiếu trên thị trường, mang tiếng là “cổ phiếu vua”, nhưng thị giá cao nhất lại không thuộc về các cổ phiếu ngành ngân hàng. Hiện nay, cổ phiếu có giá cao nhất thuộc về các DN ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo như: VNM của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (205.000 đồng/cổ phiếu), SAB của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (252.000 đồng/cổ phiếu), ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC FAROS (167.000 đồng/cổ phiếu)… Hơn nữa, đà tăng của các cổ phiếu ngân hàng đang có xu hướng chậm lại so với các lĩnh vực khác. Thậm chí, nhiều cổ phiếu của các ngân hàng vẫn đang được giao dịch dưới mệnh giá, trong đó có KLB của Ngân hàng TMCP Kiên Long (9.900 đồng/cổ phiếu), SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (9.200 đồng/cổ phiếu); NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (7.500 đồng/cổ phiếu).
Dù vị thế “cổ phiếu vua” của ngành ngân hàng đang có dấu hiệu “lung lay”, nhưng nhận định về lĩnh vực dẫn dắt thị trường chứng khoán trong năm 2018, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, trong một chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu thì tài chính, vật liệu cơ bản, dầu khí là những ngành tăng trưởng mạnh và rất hấp dẫn. Mặc dù các ngân hàng còn vướng nhiều rủi ro về thể chế quản lý và nợ xấu tồn đọng, nhưng trong năm qua, các ngân hàng đã rút ra nhiều bài học quản trị và đã có thời gian để dự phòng rủi ro nợ xấu.
Đồng quan điểm, theo chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, với việc đẩy nhanh xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, lành mạnh hoá ngân hàng theo hệ thống Basell II, cổ phiếu của một số định chế ngân hàng sẽ trở nên hấp dẫn. Trong khi đó, cổ phiếu các ngành công nghiệp chế biến chế tạo hướng đến xuất khẩu; dịch vụ, bất động sản... dù có thể phát triển nhưng khó có được đột phá như năm 2017.
Nhìn chung, với những kết quả tích cực đã, đang và sẽ đạt được của toàn hệ thống ngân hàng, giới đầu tư vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu ngành này. Tất nhiên, kết quả ra sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhất là trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới sẽ có nhiều tác động. Vì thế, giới đầu tư vẫn cần sự theo dõi chặt chẽ diễn biến để chủ động ứng phó.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Nóng trên đường: Kiểu vượt xe siêu ẩu khiến người khác gặp oan gia
- ·Hyundai Grand i10 mới: Xe ‘nhỏ mà có võ’
- ·Giá xăng tăng cao, lái xe công nghệ tính đường chuyển sang xe máy điện
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Top 5 xe đa dụng tháng 1/2022: Hyundai Tucson ngược dòng
- ·Mỹ sắp ban hành quy định mới về đèn pha thích ứng
- ·VF e34 chinh phục thử thách lội nước sâu nửa mét
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·15 trang bị cho ô tô để có một chuyến đi dã ngoại lý tưởng?
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Nóng trên đường: Nổi da gà với những 'chướng ngại vật' xuất hiện bất ngờ
- ·Người đàn ông lái ôtô con chặn đầu xe khách giữa đèo dốc để tìm vợ
- ·Phì cười với pha chạy theo giữ chiếc bán tải đang trôi dốc của nam tài xế
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Khi nào nên thay dầu cho xe số tự động?
- ·Đột ngột dừng xe giữa lúc cầu đang mở, ô tô nhận kết đắng
- ·Bộ sưu tập xe chất lừ của ngôi sao phim bom tấn 'Fast and Furious'
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Cuốn sách ảnh của Ferrari có giá bằng chiếc Toyota Camry