【chicago fire – inter miami】Việt Nam có thể giảm được 25 nhà máy nhiệt điện than
Tại hội thảo “Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững ở Việt Nam” do GreenID phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tổ chức ngày 5/6, tại Hà Nội, bà Nguỵ Thị Khanh cho biết, quy hoạch điện 7 điều chỉnh đã cắt giảm khoảng 20.000 MW điện than, nhưng nguồn điện này vẫn chiễm khoảng 43% cơ cấu nguồn vào năm 2030. Hiện tại, giá nhiệt điện than được cho là rẻ hơn năng lượng tái tạo vì chưa bao gồm chi phí ngoại biên (là chi phí môi trường, xã hội, sức khoẻ…).
Bà Khanh nhấn mạnh: "Nếu Quy hoạch điện 7 xem xét chi phí ngoại biên thì ngay tại thời điểm nghiên cứu năm 2017, tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo đều có thể cạnh tranh hơn về chi phí so với các công nghệ nhiệt điện than”.
Tại hội thảo, GreenID đã đưa ra nghiên cứu với 5 kịch bản để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao của Việt Nam. Các kịch bản được xây dựng theo hướng tiếp cận tối ưu hoá chi phí, xem xét các chi phí ngoại biên từ tác động ô nhiễm không khí và phát thải cácbon. So với Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, Bản thiết kế này đề xuất đến năm 2030 tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo từ khoảng 21% lên 30%; tăng tỉ trọng nhiệt điện khí từ 14,7% lên 22,8% và giảm tỉ trọng của nhiệt điện than từ 42,6% xuống chỉ còn 24,4%.
Bà Nguỵ Thị Khanh cho rằng, kịch bản đưa ra sẽ giúp Việt Nam tăng cường an ninh năng lượng do giảm tỉ lệ nhập khẩu than, giảm xây dựng các nhà máy điện mới, giảm áp lực huy động khoảng 60 tỷ USD vốn đầu tư cho những dự án nhiệt điện than này. Đặc biệt, phương án cũng sẽ giảm phát thải khoảng 116 triệu tấn CO2, giảm ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Cũng theo ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, chuyển dịch sang năng lượng xanh rất quan trọng và cần thiết. Bởi Việt Nam là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Hơn nữa, phát triển xanh là hướng đi thông minh cho Việt Nam, một quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào, đặc biệt là năng lượng mặt trời và gió. Phát triển năng lượng tái tạo cũng là một hướng đi hợp lý để Việt Nam tránh phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Tại hội thảo các chuyên gia cũng cho rằng, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả không chỉ bằng khuyến khích mà phải hướng tới bắt buộc, như sử dụng năng lượng mặt trời tại các toà nhà, mái nhà. Đồng thời, xem xét đến các công nghệ mới trong năng lượng tái tạo. Ngoài ra, thực hiện quy hoạch điện 7 cũng cần tham vấn rộng rãi với các bên liên quan; linh hoạt, rà soát và cập nhật quy hoạch điện để bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ.
(责任编辑:La liga)
- ·Bị phụ tình...bà già đâm đơn kiện 'phi công trẻ'
- ·Đảm bảo an ninh trật tự tại doanh nghiệp
- ·Quan tâm thanh niên hoàn lương tiến bộ tái hòa nhập cộng đồng
- ·Bảng xếp hạng Serie A 2022
- ·Những cổ phiếu đáng chú ý ngày 27/11
- ·Tuyên dương các câu lạc bộ, đội, nhóm thanh niên tiêu biểu
- ·Thanh bảo kiếm kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng
- ·Cùng với vĩ mô và định giá, chứng khoán Việt còn nguyên vẹn yếu tố hấp dẫn vốn ngoại
- ·Nhớ tình xưa, bế tắc trong tình mới
- ·Lợi nhuận VPI tăng trưởng 646% qua 6 tháng, hoàn thành 63,2% kế hoạch năm 2022
- ·Địa chỉ in ruy băng theo yêu cầu chất lượng cao hiện nay
- ·Công ty Bất động sản Thế Kỷ bị phạt do công bố thông tin không đầy đủ
- ·Huyền thoại MU tức giận phê phán học trò Ten Hag
- ·Quân khu 4 thăm và tặng quà người dân vùng lũ
- ·Dự án Khu công nghiệp Lộc Giang được thông qua quy hoạch 1/2.000
- ·Xác định giải pháp trọng tâm, đột phá hoàn thành các mục tiêu năm 2023
- ·Hà Nội: Phá đường dây tín dụng đen lãi suất “cắt cổ” 182%/năm
- ·Cần sửa đổi Nghị định 50 về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
- ·Lãnh đạo Hyosung làm Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc
- ·Khám xét khẩn cấp, thu giữ hơn 2.300 viên ma túy