【bongdanet.mobi】Được nhờ trông cháu, mẹ chồng ra 3 điều kiện, nàng dâu tức giận đòi ly hôn
Một bà mẹ chồng sống ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã nghỉ hưu. Lương hưu tổng cộng của hai ông bà cũng được một khoản kha khá nên họ không phải nghĩ ngợi gì. Tuổi già vui thú điền viên,Đượcnhờtrôngcháumẹchồngrađiềukiệnnàngdâutứcgiậnđòilyhôbongdanet.mobi cuộc sống tuổi hưu rất tốt khi họ được cùng nhau đi du lịch, ăn uống, thưởng ngoạn cảnh đẹp quê hương, nói chung rất thoải mái. Nhưng từ khi con trai lấy vợ thì mâu thuẫn ập đến.
Đôi vợ chồng già không hài lòng lắm về cô con dâu mà con trai họ tìm được, chủ yếu là do điều kiện gia đình bên kia không tốt. Ông bà thông gia hầu như không có thu nhập, con dâu họ còn có một người em trai. Nhưng con trai quyết lấy nên hai ông bà cũng đành nhượng bộ.
Một năm sau, con dâu có thai và sinh được một bé trai. Dù có không ưng con dâu thế nào đi chăng nữa nhưng đã có cháu thì ông bà cũng không thể không thương. Vì vậy, khi có cháu, ông bà nội đã cho cháu một khoản tiền và thường xuyên đến phụ giúp. Con dâu gần đến thời gian nghỉ sinh, sắp đi làm trở lại nên ngỏ ý muốn nhờ ông bà chăm sóc cháu.
Mẹ chồng là người rất hiện đại, bà thích cháu nhưng không muốn ôm đồm chăm cháu vì như vậy tuổi già của ông bà lại trở nên vất vả. Ngại nảy sinh mâu thuẫn với các con vì cháu, nên mẹ chồng đưa ra 3 điều kiện với con dâu, bà sẽ đến giúp chăm cháu ngay lập tức nếu con dâu đồng ý:
- Tiền sinh hoạt gia đình hàng tháng khoảng 4.000 tệ (hơn 14 triệu VND), bố mẹ chồng sẽ góp với con dâu 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng), và con dâu sẽ trả 2.000 nhân dân tệ. Vì tiền của con trai phải trả nợ thế chấp, mua xe nên 2.000 tệ này con dâu phải trả từ tiền lương của mình chứ không phải tiền của chồng.
- Cuối tuần nào hai ông bà cũng cần được nghỉ ngơi, vào thứ Bảy, Chủ nhật.
- Bố mẹ ở đây để giúp chăm cháu chứ không phải người trông trẻ nhận lương, nên cơm ba bữa cho gia đình ông bà có thể lo, song nếu con dâu tan làm sớm hoặc không đi làm thì nên chủ động giúp việc nhà, đừng xem bố mẹ chồng như người giúp việc.
Con dâu vừa nghe mặt đã đổi sắc. Cô ấy hét lên: "Bố mẹ đừng đi quá xa!".
Con dâu đưa ra lý do là lương hưu của bố mẹ chồng hàng tháng không hề nhỏ, ông bà lại có cả tiền tiết kiệm. Tiền không thiếu mà về già có tiêu được bao nhiêu. Trong khi cô đi làm mỗi tháng chỉ có 7.000 tệ (khoảng 25 triệu đồng), cần được bù cho chứ sao lại phải chi ra 2000 tệ?
Ngoài điểm không thể chấp nhận nhất này, con dâu cũng cho biết cô đã rất mệt mỏi sau khi đi làm 7 ngày trong tuần. Việc cô phải trông con tiếp 2 ngày cuối tuần để cho ông bà nghỉ ngơi, thư giãn có phải là phản khoa học hay không!
Thấy con dâu không đồng ý, mẹ chồng đưa ra gợi ý khác là ông bà sẽ bỏ tiền thuê bảo mẫu giúp trông cháu cho đến khi cháu đi học, nhưng bảo mẫu do ông bà tìm, ông bà quản lý và trả lương. Kế hoạch này có vẻ tốt cho tất cả mọi người: Em bé được chăm sóc, ông bà không quá vất vả, con dâu cũng không cần lấy tiền nữa.
Không ngờ, con dâu nghe xong vẫn không hài lòng. Thì ra con dâu có kế hoạch riêng. Cô ấy không muốn chi ra 2000 tệ vì vẫn lén đưa mẹ mỗi tháng 2500 tệ (gần 9 triệu VND) để dành dụm cho em trai mua nhà. Nếu phải chi tiền thì cô ấy không còn tiền đưa về cho em trai nữa. Phương án ông bà thuê giúp việc, ông bà quản lý và trả lương thẳng cho giúp việc cũng không được vì cô ấy không được cầm tiền, lại vẫn phải lo sinh hoạt phí cho cả nhà.
Câu hỏi đặt ra là, lo lắng cho gia đình, người thân của mình là việc tốt nên làm, nhưng như con dâu trong câu chuyện thì liệu có ổn không? Cộng đồng mạng sau khi đọc hết câu chuyện của bà mẹ chồng Thượng Hải thì đã cho rằng con dâu chưa hợp lý.
Thứ nhất, lương hưu của bố mẹ chồng cao đến đâu không cần biết, nhưng đó là tiền của họ, họ có quyền chi tiêu vào chỗ nào họ muốn, hoặc giữ lại cũng là quyền của họ. Thật vô lý khi đôi vợ chồng già đã vất vả gần hết cuộc đời lại phải dành tiền tiết kiệm của mình lo cho tổ ấm nhỏ của con trai và con dâu.
Người Á Đông thường lo nghĩ nặng gánh cho gia đình, coi hạnh phúc gia đình cao hơn hạnh phúc riêng, nhưng chính tinh thần "hy sinh quên mình" này đã nuôi dạy ra những đứa trẻ vô ơn, không biết đền đáp cha mẹ. Người trẻ cần hiểu, tiền của bố mẹ là của bố mẹ, nếu bạn có bố mẹ sẵn sàng đưa tiền của họ ra cứu giúp, hỗ trợ những lúc bạn khó khăn thì đó là cái phước bạn đã gieo trồng trong kiếp trước. Còn nếu bố mẹ không muốn phải rút ruột lo lắng tiếp cho bạn khi họ đã già, thì bạn cũng không thể trách cứ, vì họ không có trách nhiệm này.
Đối với gia đình nhà ngoại, cô ấy có thể giúp đỡ nhưng phải vừa theo sức của mình và không ảnh hưởng đến khả năng nuôi con, chăm lo cho gia đình riêng của cô ấy. Nếu là một người chị tốt, cô ấy nên khuyến khích em trai mình tự lực cánh sinh, tự phấn đấu mua nhà mới, chứ không nên trông chờ hoàn toàn vào bố mẹ và chị để có được tài sản của riêng mình.
Theo Dân trí
Mẹ chồng nàng dâu giằng co trong đám cưới, lý do ai cũng ngán ngẩm
Sợ con trai đi sau vợ thì sau này sẽ không được làm chủ gia đình, người mẹ cầm tay cô dâu kéo lại đồng thời đẩy mạnh chú rể về phía trước.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phá 1.500m2 rừng đặc dụng: xử phạt hành chính?
- ·Không có trẻ mang quốc tịch nước ngoài gặp vướng khi nhập học
- ·Chuyển đổi sang kinh tế xanh là chủ trương phát triển xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam
- ·Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm dịp nghỉ lễ dài ngày
- ·Sau phẫu thuật, giới tính mới xác định thế nào?
- ·Bộ trưởng Công Thương: Chưa thể xóa quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận
- ·Đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản Việt Nam
- ·Công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- ·Xin đồng đội cứu người cựu binh nhiễm chất độc da cam, con thần kinh
- ·Thủ tướng phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức Chủ tịch Hà Nội với ông Chu Ngọc Anh
- ·Gặp tai nạn nghiêm trọng, đôi vợ chồng trẻ lâm vào ngõ cụt
- ·Kiểm tra công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng ở Đồng Nai
- ·Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là 1 trong những đối tác quan trọng hàng đầu
- ·Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị cấm tiếp xúc người bị bạo lực
- ·'Biệt phái viên chức' có được hưởng phụ cấp?
- ·Khánh thành cầu Như Nguyệt giai đoạn 2: Tháo gỡ nút thắt nhiều năm với tinh thần tự lực, tự cường
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp xúc với chính giới Hoa Kỳ
- ·Bài 2: Quân báo trinh sát
- ·Tự khúc mùa Xuân
- ·Thủ tướng Australia Anthony Albanese đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam