【c1 tứ kết】Đề nghị có luật ngân sách hàng năm để tăng kỷ cương tài chính
Kiểm soát chặt việc phát sinh nhu cầu ngân sách
TheĐềnghịcóluậtngânsáchhàngnămđểtăngkỷcươngtàichíc1 tứ kếto ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn), với việc dự thảo bổ sung, cụ thể hoá những nguyên tắc trong quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) như tính thống nhất, công bằng, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, hạch toán ngân sách trung hạn… sẽ từng bước khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong quản lý, bảo đảm việc thực hiện NSNN, góp phần quan trọng làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.
Đóng góp ý kiến về tăng cường kỷ cương tài chính, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nêu lên vấn đề trong khi chúng ta đang cố gắng siết lại kỷ luật ngân sách thì có nhiều phát sinh làm tăng nhu cầu ngân sách mà Quốc hội không kiểm soát được. ĐB nêu ví dụ như việc tăng số lượng đơn vị hành chính hàng năm khiến ngân sách phải đáp ứng nhu cầu. Hay hiện tượng các bộ, ngành, địa phương làm dự toán, xây dựng dự án… với số vốn rất lớn trong trung và dài hạn, từ đó tính ra kế hoạch 5 năm, hàng năm.
“Tỉnh nào, ngành nào cũng kêu nhu cầu quá cao, từ đó tạo ra tâm lý cần 10 đồng mà cho 3 thì quá ít nên lại tăng lên 5 đồng, khiến cho nhu cầu ngân sách bành trướng, không kiểm soát được”, ĐB Trương Trọng Nghĩa nói.
Ngoài ra, ĐB cũng nêu việc có tâm lý nếu không tiêu hết tiền đã cấp thì năm sau có thể bị giảm nguồn nên dẫn đến tình trạng cố tiêu hết tiền vào cuối năm để năm sau có thể xin tăng thêm. Do vậy, Luật NSNN lần này cần có quy định, chế tài để loại bỏ hiện tượng này.
ĐB cho rằng hầu như không có nước nào mà ngân sách luôn luôn đủ cho nhu cầu, vì vậy cần có các quy định kiểm soát các hiện tượng làm tăng nhu cầu ngân sách.
Đề nghị có Luật Ngân sách hàng năm thay cho Nghị quyết
ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) đánh giá việc quản lý tài chính ngân sách những năm gần đây đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, kỷ luật tài chính còn chưa nghiêm, vẫn còn có nơi sử dụng kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát. Vì vậy, đề nghị Quốc hội ban hành Luật Ngân sách thường niên thay cho Nghị quyết ngân sách hàng năm để nâng cao tính pháp lý và tăng kỷ luật tài chính.
Đây cũng là ý kiến mà ĐB Trần Quốc Khánh (Hà Nội) tán thành ý kiến để từng bước tăng cường kỷ cương trong sử dụng NSNN và phù hợp thông lệ quốc tế.
Cùng với đó, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM), ĐB Bùi Đức Thụ đề nghị xem xét quyết định ngân sách vào 2 lần trong năm để đảm bảo thực quyền cho Quốc hội. Lần thứ nhất, vào kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ quyết định khung ngân sách, sẽ xem xét tổng thu, tổng chi, định hướng ưu tiên một số ngành, lĩnh vực, cuối năm. Trên cơ sở đó, cuối năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội dự toán thu chi chính thức và phương án phân bổ ngân sách trung ương cụ thể để Quốc hội quyết định. “Nếu làm được như vậy sẽ từng bước minh bạch hoá, khuyến khích các địa phương chủ động tăng thu ngân sách”, ĐB Trần Du Lịch nhấn mạnh.
ĐB Bùi Đức Thụ cũng nêu rõ ý kiến ủng hộ với nhiều quy định mới trong dự thảo. Về nội dung chi NSNN, ĐB tán thành việc loại bỏ chi trả nợ gốc để tránh hạch toán trùng giữa các năm, đồng tình với việc đưa chi từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia vào cân đối để phản ánh đúng thực chi, tính toán chính xác bội chi.
Về phạm vi thu NSNN, theo ĐB, việc sửa đổi lần này phản ánh đúng thực thu của NSNN, theo đó thu xổ số và thu sử dụng đất phải hạch toán vào thu cân đối ngân sách, không sử dụng hai nguồn thu này để tính tỷ lệ điều tiết và thu bổ sung.
Công khai những vấn đề xã hội quan tâm
Về quy định tổng mức hỗ trợ hàng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương, ĐB Vũ Chí Thực (Quảng Ninh) băn khoăn khuôn khổ chi ngân sách này có thể bị phá vỡ trên thực tế do việc ngân sách trung ương phải trợ cấp cân đối cho các địa phương vẫn là chủ yếu, chỉ có 15/63 tỉnh,thành phố tự cân đối được ngân sách. Vì vậy, ĐB đề nghị nên giao quyền định hướng xây dựng ngân sách này cho Chính phủ để quyết định ngân sách phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Về nội dung công khai NSNN và giám sát NSNN, ĐB Nguyễn Lâm Thành góp ý đây là yêu cầu tất yếu, nhằm đảm bảo tính minh bạch, tuy nhiên cũng phải lựa chọn những nội dung phù hợp, vấn đề cần thiết. Cụ thể như là những vấn đề mang tính xã hội mà người dân quan tâm, còn những nội dung chuyên ngành chỉ nên công khai với những cơ quan có trách nhiệm liên quan, để tránh tính hình thức và giảm bớt chi phí, giảm rườm rà về hành chính.
ĐB cũng lưu ý luật trong nội dung phân cấp quản lý cần đảm bảo tương thích với Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương về phân cấp, thẩm quyền trong quản lý sử dụng ngân sách trung ương và địa phương.
Hoàng Yến
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tăng cường kết nối thúc đẩy năng suất chất lượng ngành, địa phương
- ·358 học sinh thi viết chữ đẹp
- ·Ngành y tế thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu được giao
- ·HCM City administrative reforms continue
- ·Học sinh tiểu học nghi ngộ độc: Phòng giáo dục quận Hoàng Mai chính thức lên tiếng
- ·Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53
- ·Kinh nghiệm hay trong xây dựng trường học đạt chuẩn
- ·Toàn tỉnh có gần 10.000 học sinh vào lớp 1
- ·Chính thức phê duyệt chương trình nâng nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp đến năm 2030
- ·Dự án của học sinh Trường THPT chuyên Vị Thanh đạt giải nhì Mastermind 2022
- ·Chuẩn hóa thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa, hoàn thiện hệ thống một cửa quốc gia
- ·Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vượt chỉ tiêu
- ·Kê đơn thuốc điện tử ở phòng khám tư nhân triển khai chậm: Do đâu ?
- ·Giáo dục và đào tạo vượt trội về chất lượng
- ·‘Bắt mạch’ nhịp thở kinh tế từ hàng hóa thông qua cảng biển
- ·Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, giáo dục thường xuyên cấp tỉnh
- ·Khảo sát tình hình thu, chi các khoản ngoài học phí tại trường học
- ·Tận tâm, nâng cao chất lượng vì bệnh nhân
- ·ISO / IEC 27009: Bảo mật thông tin an toàn cho tổ chức
- ·Hơn 1.500 sáng kiến của nhà giáo tham gia Chương trình 1 triệu sáng kiến